Vị vua đã chọn đất Thăng Long cho hàng nghìn năm sau
(Sóng Trẻ) - Trong lịch sử Việt Nam, triều đại nhà Lý (1009- 1225 ), là một trong những triều đại mở đầu cho việc xây dựng nền độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc sau hơn một ngàn năm sống trong cảnh thống trị của phong kiến Phương Bắc… Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của triều Lý chính là người đã chọn đất Thăng Long cho hàng nghìn năm sau…
Trong lịch sử Việt Nam, triều đại nhà Lý (1009- 1225 ), là một trong những triều đại mở đầu cho việc xây dựng nền độc lập tự chủ lâu dài của dân tộc sau hơn một ngàn năm sống trong cảnh thống trị của phong kiến Phương Bắc… Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của triều Lý chính là người đã chọn đất Thăng Long cho hàng nghìn năm sau…
Triều đình và thần dân triều Lý đã xây dựng một nhà nước vững mạnh, ổn định, phát triển toàn diện khẳng định vị thế dân tộc, vị thế quốc gia độc lập, tự chủ với các dân tộc khác trong khu vực- mang cái tên đầy tự hào “Quốc hiệu Đại Việt” - Kinh đô Thăng Long, rực rỡ một nền văn minh. Triều Lý là một triều đại đã mở mang cho Đại Việt những trang sử hào hùng. Cho đến ngày nay triều đại này luôn được nhân dân tôn thờ, ngưỡng mộ.
Dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (1010) để xây dựng một trung tâm văn hóa của đất nước, “vì muôn ức, đời con cháu”, ban bố Hình thư (1042), xây dựng văn miếu Quốc Tử Giám (1070), lập Quốc Tử Giám (1076), mở mang dân trí, đào tạo nhân tài cho đất nước. Triều Lý ra “Chiếu khuyến nông” đắp đê cơ xá, mở mang thương cảng Vân Đồn, quan hệ buôn bán với nước nài… Trong chúng ta ai cũng biết bài thơ “Nam Quốc Sơn Hà” của Lí Thường Kiệt làm trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1077) đã vang trên chiến tuyến, xem như bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước nhà.
Vương triều Lý bắt đầu từ năm Thuận thiên thứ nhất (1010) với vị vua khai sang Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn), kết thúc vào năm thiên chương triều đại thứ hai (1225) với Lý Chiêu Hoàng. Triều đại đã tồn tại 216 năm trải qua 9 đời vua, hai thế kỉ ấy đánh dấu mốc son “chói lọi” cho những trang sử vàng Việt Nam.
Vương triều nhà Lý đã có nhiều chủ trương, chính sách, đường lối và hành động, ghi đậm dấu ấn đậm đà cho lịch sử. Khi lên ngôi vua Lý Công Uẩn đã đánh dấu một triều đại rực rỡ bằng cuộc dời đô ra đất Đại La. Tầm nhìn của Lý Công Uẩn thấy trước được một triều đại hưng thịnh cần phải có một kinh thành rộng lớn. Lý Công Uẩn có con mắt lịch sử rất sâu xa. Ông thấy kinh đô Hoa Lư của thời tiền Lê chật hẹp không xứng là một kinh thành.
Thời nhà Đinh và tiền Lê, kinh đô trong hang động, được Lý Công Uẩn chuyển ra giữa đồng bằng sông Hồng, nơi thanh thiên bạch nhật, trên cái thế “voi quỳ hổ đứng”. Ở đó có cả hùng khí Nghĩa Lĩnh, Tam Đảo, Ba Vì, Phù Đổng Thiên Vương. Không rõ trời phật hay thánh thần, ngày rời đô được sử sách chép lại: “Có rồng vàng bay lên” và xem đó là điềm lành và vận may của đất nước. Lý Công Uẩn đặt tên cho kinh đô của mình là Thăng Long (rồng bay) và chính cái tên đó, cái tên Thăng Long thuở nào đã đi sâu trong tiềm thức mỗi con người Việt. Một địa thế mang tầm bao quát đi liền với chiến tích lịch sử, và đến bây giờ, kinh đô do Lý Công Uẩn chọn ngày càng rực rỡ hơn. Hà Nội là nơi các ngã đường của tổ quốc hội tụ về đây. Quốc kì với năm cánh xòe trên năm cửa ô.
Biết ơn người đầu tiên có sáng kiến vĩ đại này, hướng tới đại lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nhân dân Thủ đô đang chuẩn bị kỉ niệm người có công khai sáng đất kinh thành Thăng Long – đó chính là Lý Công Uẩn, vị vua đầu tiên của triều Lý.
Nguyễn Quang Thái
Lớp Giáo dục Chính trị K.28
Lớp Giáo dục Chính trị K.28
Cùng chuyên mục
Bình luận