Buồn vui chuyện sinh viê

(Sóng Trẻ)- Chẳng cần phải đi đâu xa, chỉ cần nhìn vào đời sống của sinh viên người ta cũng có thể phần nào hiểu rõ được sự phân hóa về mức sống cũng như nhân cách của người Việt trẻ bây giờ. Có những bạn phải sống vất vả làm việc, chắt bóp dành dụm từng đồng để có đủ tiền trang trải cho các khoản chi phí. Nhưng cũng có những sinh viên tuy chỉ dựa trên sự chu cấp của gia đình nhưng vẫn thỏa thích ăn chơi phung phí tiền bạc một cách vô tội vạ. Hơn nữa, họ còn sa vào những tệ nạn xã hội...


Khi sinh viên thừa tiền

Đức Minh, sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Nại ngữ Hà Nội, có gia đình rất khá giả. Tuy bố mẹ Minh đã chia tay nhưng trong túi cậu bao giờ cũng rủng rỉnh tiền tiêu. Được cho riêng một căn nhà và một chiếc xe ga đời mới đắt tiền, Minh càng “khẳng định đẳng cấp” khi liên tục tụ tập bạn bè hằng đêm để lên quán bar, uống rượu tới say rồi rủ nhau đến một địa điểm bí mật để... “bay”. Ngày này qua ngày khác, cuộc sống của cậu chìm trong những cuộc vui bên “ma men” và thuốc lắc.


Và dĩ nhiên, thành tích học tập của Minh cũng theo đó mà trượt dốc: chỉ trong một học kỳ mà số buổi Minh  vắng mặt đã lên tới con số 25 và không được thầy cô giáo cho thi ở hầu hết các môn học. Nếu có đến lớp thì hôm nào cũng đến muộn và trong tình trạng lơ mơ, ngủ gục trên bàn - hậu quả của những lần “đi bay” thâu đêm suốt sáng.

Khi được hỏi lý do tại sao lại ưa thích dùng thuốc lắc đến như vậy, Minh rất hồn nhiên: thuốc lắc còn là nhẹ! Chứ như “chơi ke” và “đập đá” thì cậu cũng đã thử qua hết rồi, nhưng “nặng” quá không chơi được. “Khi “bay” người ta có cảm giác như thể chưa bao giờ từng được hạnh phúc như thế. Trong người cứ thấy lâng lâng sung sướng. Tiền bao nhiêu không quan trọng. Quan trọng nhất là thấy vui! Thế thôi!”.

Không đến nỗi tệ hại như Minh, nhưng Hùng, sinh viên năm thứ 3 Đại học Công nghiệp Hà Nội lại “vùi đời” vào chiếu bạc, lô đề. Tuy ở trong ký túc xá nhà trường nhưng hầu như không có đêm nào “hội” của Hùng lại không tụ tập trong phòng để sát phạt đỏ đen tới sáng. Ban đầu chỉ ăn thua có 5 trăm, một nghìn đồng. Nhưng khi máu thắng thua đã nổi lên, hội của Hùng đã trở thành một cái “sòng bạc” thực thụ khi chỉ chấp nhận “đặt cửa” ít nhất là 100 ngàn đồng.

Bây giờ khi nhắc đến “thần bài” Hùng, cư dân ký túc xá ĐH Công nghiệp ít ai là không biết tiếng. Thậm chí Hùng còn là “khách ruột” của các cô ghi số đề nài cổng ký túc. Nhắc đến “thành tích” hơn nửa đời sinh viên gắn bó với chiếu bạc của mình, Hùng cười nói: “Ôi dào, sinh viên thế nó mới vui chứ. Đánh có mấy chục thì buồn ngủ lắm, chả bõ công. Mà con trai bọn tớ thằng nào chả lô đề bài bạc. Thắng thua gì rủ nhau ra quán làm chai rượu là lại vui như tết ấy mà”.

Thế nhưng, cứ mỗi cuối một học kỳ, cái “vui như tết” của Hùng lại bay biến đâu mất. Thay vào đó là sự lo lắng khi cầm bảng điểm với kết quả bết bát…

Có những vất vả không gọi thành tên

Tất nhiên không phải sinh viên nào cũng có đủ tiền để trở thành những “tay chơi” như trên. Thực tế đang có rất nhiều sinh viên sau thời gian ở trên giảng đường đã phải lăn lộn kiếm từng đồng để trang trải cho cuộc sống.

Bạn Đ.Ngọc, quê ở Hải Dương, sinh viên năm thứ 3 Đại học Sư phạm Hà Nội, hàng ngày nài giờ học lại ra rửa chén bát thuê cho một quán ăn bình dân. Đó cũng là lý do Ngọc thường hay đến lớp trễ giờ, bị thầy cô giáo trách phạt. “Nhưng biết làm sao được. Nhà mình khổ lắm, lại đông anh em mà bố mẹ lại già rồi, chỉ trông vào mấy sào ruộng thì chả bao giờ đủ tiền cho mình lên đây học...” - Ngọc bùi ngùi nói.

Cũng có hoàn cảnh gia đình khó khăn, Thủy - quê ở Quảng Bình, sinh viên năm thứ ba Học viện Báo chí & Tuyên truyền lại chọn cách viết báo để kiếm tiền. Thủy không có sức khỏe tốt, nhưng bù lại rất xông xáo và không ngại khó, ngại khổ để tìm kiếm thông tin cho những bài viết của mình. Nước da đen sạm vì nắng gió, gương mặt hốc hác mệt mỏi sau những đêm thức trắng viết bài, Thủy tâm sự: có lần bạn cùng tổ sinh viên Tình nguyện của mình lên một huyện vùng cao tỉnh Quảng Bình để viết bài và trao quà cho các em nhỏ nghèo khó, suýt nữa thì mất mạng. Đi qua sườn núi, do đường trơn , chiếc xe zeep chở các bạn thiếu chút nữa thì bị lật úp xuống vực. Thế nhưng, những nguy hiểm, vất vả đó không hề làm giảm đi sự nhiệt huyết và lòng yêu nghề báo trong Thủy.

“Sống” chứ không chỉ là “tồn tại”

Sau hai năm liên tục “bay” và “lắc”, giờ nhìn vào Minh, ai cũng xót xa khi thấy bộ dạng thân tàn ma dại của cậu. Nhưng cũng may vì Minh còn tỉnh táo để nhận ra rằng “phê” quá nhiều cũng không tốt. “Lâu nay mình cũng chả “cắn thuốc” nữa. Mệt! Chỉ lễ tết hay có vụ gì đặc biệt lắm mới đi vui vui thôi”. Tuy chưa đoạn tuyệt hẳn, nhưng bây giờ có lẽ, Minh cũng đã nhận ra được những kết quả tốt đẹp kể từ khi cậu giảm “đi bay”: học kỳ này Minh không phải thi lại môn nào và cũng không bị nhà trường gửi giấy cảnh cáo như những đợt trước!

Còn anh chàng “thần bài”, sau quãng thời gian dài ăn ngủ với bài bạc, lô đề đã chính thức trở thành “con nợ” của chính “anh em” trong hội. Chẳng ai dại cho Hùng vay tiền để trả nợ vì biết cậu sẽ lại nướng hết vào chiếu bạc. Vậy là Hùng lại phải cầu viện bố mẹ giúp đỡ. Và “bản án” cậu nhận được chính là sự cắt giảm tiền trợ cấp hàng tháng từ phía gia đình.

Giờ đây, khi không còn xông xênh như trước nữa, Hùng trở lại với cuộc sống đạm bạc đúng chất sinh viên như bao bạn bè khác: “Giờ muốn làm ít ván hay “rải” ít lô cũng chả đào đâu ra tiền. Thầy u ra chỉ thị cho bọn bạn mình cấm cho mình vay tiền nữa. Nếu cho vay thì bố mẹ không trả nữa..” - Hùng ngượng ngùng nói.

Nói về đời sống của sinh viên hiện đại thì vẫn còn có rất nhiều chuyện khác nữa. Tuy nhiên, chỉ qua vài mẩu chuyện nhỏ như trên, chúng ta cũng có thể rút ra được nhiều điều. Tỉnh táo để vượt qua mọi cám dỗ và nỗ lực học tập chính là con đường để mỗi sinh viên được sống thực sự - “sống” chứ không chỉ là “tồn tại:” như một cái bóng.

Lê Na

Phát thanh K.26

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN