Cảm hứng kinh doanh từ đồ handmade
(Sóng Trẻ)- Ba triệu đồng là số vốn mà Lê Thị Huyền Anh khởi nghiệp với kinh doanh đồ handmade. “Cơn sốt” các sản phẩm handmade luôn được thị trường “săn đón” bởi tính độc và lạ đã giúp cô gái trẻ này thành công bước đầu trong kinh doanh.
Cơ duyên kinh doanh đến từ một bộ phim
Huyền Anh, cô gái sinh viên năm 3 trường Đại học Luật tìm đến với đồ handmade nhờ “The Heirs” – một bộ phim thần tượng của Hàn Quốc. Dreamcatcher ( hay còn được gọi là bùa đuổi bắt giấc mơ) - một bùa được làm bằng thủ công, là chi tiết được chiếu xuyên suốt nhiều tập phim.
Dreamcatcher xuất hiện trong phim.
Đồ handmade trở thành sản phẩm được thị trường “săn lùng” bởi chất riêng của nó. Đồ handmade ngày càng được chú trọng vì là đồ thủ công, sự tỉ mỉ, chăm chút hay những ý tưởng độc, lạ của người sáng tạo luôn làm cho mọi người tò mò đến thích thú vì nó.
Lê Thị Huyền Anh chia sẻ:
Cơ duyên đến như một giấc mơ. Số vốn bỏ ra là 3 triệu đồng ít hơn nhiều so với vốn kinh doanh các loại mặt khác, 3 triệu để mua nguyên liệu và tự mày mò, sáng tạo ra nhiều đồ handmade để làm cho sản phẩm kinh doanh của mình trở nên phong phú, đa dạng.
Hiện nay, Huyền Anh bước vào “sân nhà” kinh doanh đồ handmade được hơn 2 năm, vì chưa có nhiều vốn nên cô chọn cho mình là hình thức kinh doanh online là chính, bán những sản phẩm qua Facebook, Zalo và Instagram.
Bác Trần Luyến ( mẹ của Huyền Anh ) tâm sự: “Con gái nói với gia đình là sẽ kinh doanh và làm đồ handmade, lúc đó gia đình rất ngạc nhiên và có phần ngăn cấm vì khi đó Huyền Anh mới năm nhất đại học rất nhiều khó khăn. Về sau thấy con nó biết cân bằng tốt giữa việc học và việc kinh doanh, nên gia đình cũng mừng và ủng hộ ”.
Bước đầu cái “nghề” kinh doanh của cô khá thuận lợi và đang đón nhận được rất nhiều sự ủng hộ của mọi người.
Biết cách “ biến tấu ” với sản phẩm của mình.
Kinh doanh nào cũng có khó khăn riêng. Với đồ handmade luôn đòi hỏi người làm phải có những ý tưởng “ khác người ”, luôn đặt tiêu chí “độc” và “lạ” trên cùng.
Với Huyền Anh, bế tắc nhưng không tuyệt vọng, cô luôn biết tự tạo cho sản phẩm của mình có sự khác biệt với thị trường handmade xung quanh, mang đậm phong cách riêng. Từ thay đổi chất liệu, nguyên liệu, màu sắc hay kích cỡ của sản phẩm để tránh đối đa sự “đụng hàng” với đối thủ.
Lê Thị Huyền Anh với công việc làm đồ handmade.
Khách hàng của Huyền Anh chủ yếu là học sinh – sinh viên, cô nàng đã biết cách tạo ra những sản phẩm đơn giản, dễ thương nhưng “chất ” và “độc” của riêng cô, giá thành rẻ phù hợp với người tiêu dùng. Một số mặt hàng có thể kể đến như: vòng tay, ví, móc khóa, thú bông hay nhà bằng tăm,...
Bạn Thùy Dương ( Sinh viên ĐH Luật ) – một khách hàng “ruột” của Huyền Anh chia sẻ :
Một số sản phẩm đồ handmade của Huyền Anh.
Thời kinh tế thị trường, đồ handmade thu hút rất nhiều người kinh doanh càng tạo áp lực cho người kinh doanh phải thay đổi, biến hóa để có thể cho ra nhiều sản phẩm lạ trong bộ sưu tập các sản phẩm handmade để người tiêu dùng chú ý và đón nhận.
“Mẹo” kinh doanh đồ handmade của cô sinh viên năm 3
Huyền Anh luôn tự hỏi sản phẩm của mình đã phong phú hay chưa? Phải luôn biết cách làm cho sản phẩm đẹp, mang đậm phong cách riêng của bản thân, biết cách cải tiến mẫu mã, và quan trọng chất lượng của sản phẩm để người mua cảm thấy họ mua món đồ này là xứng đáng.
Vì là kinh doanh online, nên Huyền Anh chọn cách chụp ảnh các sản phẩm một cách độc đáo chèn lo hay thiết kế những tấm thiệp riêng.
Bạn Thu Hương (Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ:
Luôn nắm bắt rõ thị trường và xu hướng của giới trẻ, đồ handmade nổi như “cồn” một phần nhờ các bộ phim thần tượng, truyện tranh hay âm nhạc. Từ đó, làm ra những sản phẩm để luôn bắt kịp trào lưu.
Hài hòa giữa kinh doanh và học tập. Không để kinh doanh chi phối làm thời gian học tập giảm xuống. Cân bằng để luôn thấy việc kinh doanh trở thành đam mê không có “ trở ngại ”.
Nguyễn Thị Vân – Nguyễn Thị Kim Dung.
Lớp : Báo chí Đa phương tiện K34A1
Cùng chuyên mục
Bình luận