Du học sinh Việt và nỗi niềm đón Tết xa quê

(Sóng trẻ) - Tết đến xuân về là dịp để mọi người quây quần, sum vầy ấm cúng. Thế nhưng, Tết đến cũng là lúc những người con đi học phương xa cồn cào nỗi nhớ gia đình, nhớ quê hương.

Những ngày này, có lẽ những người con xa nhà cũng đã có những kế hoạch về bên gia đình đón Tết, háo hức mong đến ngày quây quần cùng gia đình, ấm cúng bên mâm cơm chiều 30.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể có một cái Tết trọn vẹn bên gia đình giữa cuộc sống đầy bộn bề lo toan. Đối với nhiều du học sinh, một cái Tết Việt Nam giản dị lại là điều thật xa vời. Vì cách trở địa lý, vì việc học dang dở, vì mưu sinh mà nhiều người không thể về quê ăn Tết, thậm chí 5 - 6 năm mới được về một lần. Thiếu thốn tình cảm gia đình, thiếu không khí Tết thực sự với thịt mỡ, dưa hành, những lời chúc năm mới khiến họ không thể tránh khỏi cảm giác chạnh lòng, tủi thân.

Chỉ còn gần 20 ngày nữa thôi là đến Tết. Hãy cùng lắng nghe tâm sự của một số bạn du học sinh để xem cảm xúc đón Tết xa nhà của họ như thế nào nhé!

Hoài Nam: Tết là khoảng thời gian nhớ nhà nhất trong năm

Đây là là năm thứ hai Dương Hoài Nam – du học sinh tại Nhật Bản đón Tết xa nhà. 

Theo Nam, Nhật Bản không đón Tết âm lịch nên đối với du học sinh, Tết là khoảng thời gian nhớ nhà nhất trong năm. Ở thành phố Nam đang sống có khá ít du học sinh Việt Nam nên không có hội người Việt Nam để cùng tổ chức đón Tết. Đêm Giao thừa, Nam và vài người bạn chỉ mua đồ về cùng nấu nướng, đón năm mới cùng nhau. Tuy nhiên, Nam chia sẻ rằng năm nay do ngày Tết vào đúng tuần lễ thi nên mọi người khá bận chắc có lẽ sẽ tất niên nhỏ hơn năm nái. 

“Điều nhớ nhất ở Việt Nam dịp Tết chắc có lẽ là ngày 30 dọn dẹp nhà cửa, rồi cùng bố thịt gà để ông cúng tất niên. Còn kỷ niệm nhớ nhất chắc là 2 năm liền mình bị thủng lốp xe ngay đêm Giao thừa. Sáng hôm sau bố mình hỏi là sao xe hỏng thì coi như mình không liên quan đến cái xe đó.”

2a37a85fd_anh_1.jpg

Khánh Ngọc: Nhớ mọi thứ về Tết Việt Nam

Cũng giống như Nam, năm nay cũng là năm thứ hai Nguyễn Khánh Ngọc – du học sinh tại Đức đón Tết ở xứ người.

Theo Ngọc, đón Tết ở nước nài thực sự không có không khí như khi ở Việt Nam. Ngọc luôn hy vọng năm nào đó sẽ có điều kiện về Việt Nam ăn Tết.

“Mình nhớ mọi thứ liên quan đến Tết Việt Nam. Nhớ những hàng đào quất trải dài phố phường, nhớ đêm giao thừa dắt nhau ra ven hồ chờ xem pháo hoa nổ lộp bộp, nhớ mâm cơm tất niên và bánh chưng, đặc biệt nhớ những phong bao lì xì đỏ nữa. 

Ngọc tâm sự rằng gia đình luôn là điểm tựa và động lực để cô vượt qua những vất vả khi một mình nơi xứ người

“Dù có buồn và thủi thân , nhưng mình cũng phải tự an ủi rằng vì lệch múi giờ nên sẽ được đón giao thừa hai lần, đón giao thừa với các bạn ở Việt Nam qua mạng rồi lại đón giao thừa cùng mấy bạn ở đây.”

2a37a85fd_anh_2.jpg

Nguyễn Thúy: Đón Tết ở nước nài buồn lắm!

Nguyễn Thị Thúy – Du học sinh tại CH Séc cho biết kể từ khi đi học ở nước nài chưa lần nào được về Việt Nam đón tết cùng gia đình họ hàng, vì bên nước nài vẫn phải đi học bình thường, không được nghỉ lâu.
 
“Đón Tết ở nước nài buồn lắm vì không phải là truyền thống của người bản xứ. Thực sự là khi sang nước nài mình không còn cảm thấy có không khí Tết như hồi ở Việt Nam. Dù ngày Tết những mọi người vẫn phải bận công việc đi học, đi làm. Điều đó khiến mình rất nhớ những ngày Tết ở Việt Nam có gia đình quây quần.”

2a37a85fd_anh_3.jpg

Phương Thảo: Giao thừa vẫn phải đi làm thêm

Gần 2 năm xa nhà, Đinh Phương Thảo – Du học sinh tại Anh đã trải qua 1 cái Tết đầy nỗi nhớ nhà ở xứ người. Thảo cho biết ở London chỉ có các bạn Trung Quốc là tổ chức Tết âm lịch khá lớn, có múa lân và bắn phảo hoa tại Chinatown.

Giao thừa năm nái, Thảo đã từng khóc rất nhiều vì nhớ mẹ, nhớ gia đình.

“Cảm xúc duy nhất khi một mình đón Tết là nhớ gia đình. Giao thừa năm nái mình ở bên này vẫn phải đi làm. Khi gọi cho mẹ, mẹ đã khóc rất nhiều vì thương con gái làm mình cũng khóc theo. Lúc ấy là Giao thừa ở Việt Nam nhưng ở Anh mới là 5h chiều. Mình sau một hồi khóc thì quay ra “bắt” các bạn làm cùng nói Happy New Year dù các bạn ý không hiểu gì và có lẽ thấy mình hơi ngớ ngẩn.”

Thảo cũng chia sẻ Tết đến rất nhớ mâm cỗ quê nhà vì đồ ăn ở Anh không nn và khá đắt đỏ nên mâm cỗ Tết không trọn vẹn và không giống hương vị ở Việt Nam.

2a37a85fd_anh_4.jpg

Hải Đăng: Có những thứ còn quan trọng hơn Tết

Trần Hải Đăng – Du học sinh tại CH Séc cho biết dù đã trải qua liên tiếp 7 cái Tết xa Việt Nam nhưng Đăng vẫn luôn nhớ hương vị và cảm giác ấm cúng khi đón Tết ở quê.

“Ở bên này hầu như không có Tết Nguyên đán bởi người Tây không đón Tết âm lịch. Chỉ có các gia đình người Việt tự tổ chức ăn uống với nhau. Mình rất nhớ Tết Việt Nam, nhớ nồi bánh trưng, nhớ hoa đào nở, nhớ bao lì xì,… Nhưng điều mình nhớ nhất là những cái Tết hồi nhỏ bên cạnh ông bà. Có lần trông nồi bánh trưng cho ông mình đã suýt làm cháy. Giờ thì không còn cơ hội được đón Giao thừa cùng ông bà nữa rồi! Mình nhận ra có nhiều thứ còn quan trọng hơn Tết, đó là tình cảm gia đình, là những giây phút sum họp ấm cúng.”

2a37a85fd_anh_5.jpg

Linh Trang: 365 ngày, ngày nào cũng đầy ắp nỗi nhớ nhà

Phạm Thị Linh Trang – Du học sinh tại New Zeland chia sẻ cô rất vui và háo hức vì được đón Tết ở Việt Nam sau quãng thời gian xa nhà. 

Trang tâm sự: “Năm nay mình may mắn được về Việt Nam ăn Tết cùng bố mẹ. Không chỉ riêng Tết mà đối với mình, suốt 365 ngày, ngày nào cũng đầy ắp nỗi nhớ nhà. Với những du học sinh như mình thì thật sự những ngày này rất buồn và tủi thân, nhớ bố mẹ, nhớ gia đình. Những lúc như vậy thì cũng chỉ còn biết cố gắng học tập, làm việc để xua đi phần nào sự nhớ nhung đó.”

7e2e3015a_anh_6.jpg

Hà Linh
Đa phương tiện K34A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN