Câu chuyện “vay không thế chấp cho sinh viên”
(Sóng trẻ)-Đừng ngại đi vay đừng lo lãi suất – thông điệp ngắn gọn đã tác động trực tiếp đến nhu cầu cần vay của một bộ phận sinh viên đang thiếu nợ. Nhưng đằng sau những thủ tục đơn giản đó là hiểm họa khôn lường.
Bẫy cho sinh viên vay tiền
Bạn chỉ cần click từ khóa “vay không thế chấp cho sinh viên” sẽ có khoảng 1.970.000 kết quả (0,36 giây). Con số này chứng minh hiện nay có quá nhiều trang quảng cáo hàng ngày mọc ra. Cơ hội để bọn cho vay được trục lợi.
Ảnh 1 : Các trang tin với những lời mời hấp dẫn: hồ sơ đơn giản, bảo mật với gia đình và người thân, an toàn, vì hàng trăm sinh viên khác cũng đã tin dùng chúng tôi.
Hay trên các trang mạng xã hội, bạn chỉ cần gõ vay tiền đã ra hàng loạt: vay tiền nhanh, vay tiền nóng, vay tiền sinh viên , vay tiền trong ngày, vay tiền không thế chấp. Tờ rơi, quảng cáo dán chi chít ở các nơi gần trường học.
Thông tin trên tờ rơi không rõ ràng. Họ quảng cáo rất nhiều về dịch vụ cho vay nhưng lại không cho địa chỉ ngân hàng hay công ty đứng ra hỗ trợ. Mặc dù trên tờ rơi không có dòng nào về địa chỉ cho vay tiền mà chỉ số điện thoại di động để liên hệ. Song không ít sinh viên mới đọc qua “mắc bẫy” của bọn chúng nên đã gọi điện vay tiền. Bạn Đỗ Hưng (sinh viên năm 3 Đại học Công nghiệp) chia sẻ:
Hiện nay trên nhiều kênh thông tin xuất hiện các quảng cáo cho sinh viên vay vốn dễ dàng, lãi suất “mềm”. Sinh viên cần cẩn trọng với các loại hình cho vay này bởi đây không phải hoạt động cho vay được cấp phép của nhà nước. Họ đã lách luật biến dạng mô hình kinh doanh không hợp pháp thành hợp pháp. Với sinh viên, dưới hình thức cho thuê laptop, mua bán laptop; với người dân thì ở dạng “mua xe trả góp”…Luật sư Lương Hoàng Thu (văn phòng luật Thái Hòa – Ba Đình – Hà Nội ) cho biết: “Người dân cần nhận thức rõ hệ lụy đi kèm với dịch vụ cho vay theo kiểu tín chấp. Nhất là các bạn sinh viên nhẹ dạ, là đối tượng mà “con buôn” hướng tới. Người vay tiền không có khả năng chi trả, chủ dịch vụ sẽ không ngần ngại sử dụng các quái chiêu để uy hiếp, đe dọa. Mọi người hãy cảnh giác, vay ở những địa điểm uy tín, cụ thể để tránh tiền mất tật mang”.
Trong vòng 5 phút, bạn hoàn có thể cầm trong tay 5 đến 10 triệu với thủ tục đơn giản, nhanh gọn. Đối với các bản photô không cần công chứng, không cần phải thế chấp bất cứ tài sản nào, chỉ đơn giản chứng minh thư hay thẻ sinh viên. Nhiều nơi lãi suất được tính dựa trên điểm trung bình kì gần nhất của sinh viên, dao động từ 39.000 – 79.000 trên 1 triệu vay hàng tháng.
Ảnh 2: Thủ tục tối giản như thế này đã thu hút các bạn sinh viên
Nếu bạn vay 4 triệu trong 4 tháng với tiền lãi trung bình là 59.000/ 1 triệu/ tháng. Vậy ∑ 1 tháng = 1 triệu(1/4 số tiền gốc) + (59.000 x 4 ) = 1.236.000 đồng. Đối với sinh viên, bố mẹ ở quê làm dăm ba sào ruộng, nuôi ba bốn con gà, con lợn “đầu tắp mặt tối”, cóp nhặt gửi lên hàng tháng cho các bạn: tiền ăn, tiền học, tiền trọ, “tiền đi chơi”. Các bạn sẽ lấy khoản nào để chi trả tiền lãi đấy cho “chủ nợ”.
Nếu sinh viên trả được nợ đúng hạn thì không vấn đề gì nhưng nếu không trả gốc hay lãi ngay lập tức sẽ bị “siết nợ”. Bạn có chạy đi đâu, bọn chúng cũng hỏi thăm tận nơi, đe dọa thậm chí sẵn sàng dùng các thủ đoạn ảnh hưởng đến tâm lý và việc học tập của bạn. Bạn Nguyễn Hậu(sinh viên năm 3, Đại học kinh tế - kỹ thuật công nghiệp) chia sẻ: “Đến bây giờ mình vẫn còn sợ. Cách đây một tháng, mình có đi vay không cần thế chấp để nộp học phí 3.500.000 đồng nhưng đến kì hạn thanh toán lãi mình không đủ nên bọn chúng đến tận nhà trọ mình, gọi điện đe dọa nội trong ngày hôm đấy nếu không đem trả sẽ đến tận trường.”
Nhiều nạn nhân của trò vay không thế chấp té ngửa bị lừa mất tiền ngay trước mắt mà nợ vẫn phải gánh nợ của bọn chúng là một trong những câu chuyện không hiếm gặp hiện nay.
Thức tỉnh bản lĩnh của sinh viên
Có cung mới có cầu. Các bạn sinh viên phải có nhu cầu vay thì các công ty cho vay mới “mọc như nấm”. Bởi vậy, trước những cám dỗ, sự bản lĩnh của các bạn sinh viên chính là cách giúp bạn thoát khỏi sai lầm. Nhu cầu về tiền bạc, đôi khi rất bức thiết với sinh viên. Nhưng không vì thế mà các bạn vay mượn của người lạ hay các dịch vụ không rõ ràng.
Mỗi người vay đều có những mục đích riêng. Đối với các bạn sinh viên đi vay thì hầu hết là do ăn tiêu quá đà, mất laptop không dám nói với bố mẹ nên đành phải đi vay không cần thế chấp. Rất ít trong số đó vay để đóng tiền học bởi nếu sinh viên thật sự khó khăn đã có những chính sách vay vốn của Nhà nước hay chính sách giảm, miễn học phí cho sinh viên cận nghèo, nghèo. Vì vậy, các bạn hãy làm chủ mình, tránh xa những cám dỗ.
Sống trong cảnh xa nhà, không phải ai cũng bản lĩnh chọn cho mình cách sống đúng với mong muốn và hướng đi lúc đầu. Biết bao cám dỗ (cả vật chất lẫn tinh thần), biết bao khó khăn cứ chỉ trực chờ bạn nhẹ lòng là sẵn sàng kéo bạn xuống, bất cứ lúc nào. Bạn Nam Hải ( sinh viên năm 3, Đại học Thủy Lợi) chia sẻ: “Cuộc sống xa gia đình, không ai quản lí, mình sống khá buông thả trong năm thứ nhất. Mình phải học lại mấy môn, mà đã học lại phải thì chi phí học gấp đôi. Mình đâu dám xin bố mẹ nên đành đi vay nợ lãi để trả tiền học. Cuối cùng mình đi làm thêm để trả nợ số tiền đó. Đó là quãng thời gian tồi tệ của mình”.
Sinh viên nên tránh xa những việc làm, hành động ảnh hưởng đến tương lai của bản thân. Cẩn trọng với dịch vụ “cho vay không thế chấp”, nó chỉ là miếng nn bên nài mà thôi.
Đỗ Linh
Báo đa phương tiện K34A1
Cùng chuyên mục
Bình luận