Chàng trai khiếm thị trường Luật với đam mê công nghệ thông ti

(Sóng trẻ) - “Mình cảm thấy mình còn hạnh phúc hơn rất nhiều so với những người khiếm thị khác. Mình không nhìn thấy nhưng không phải vì thế mà mình không cố gắng mà phải cố gắng hơn nữa để ngày càng phát triển hơn khả năng và niềm đam mê của mình…” chàng sinh viên khiếm thị Lê Sỹ Anh trường Đại học Luật Hà Nội tâm sự.

Khi nhắc đến cái tên Lê Sỹ Anh, có lẽ không bạn sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội nào không biết chàng sinh viên khiếm thị chăm chỉ này. Năm 2012, với kết quả học tập tốt ở cấp 3, Lê Sỹ Anh được đặc cách tuyển thẳng vào trường Đại học Luật Hà Nội. Để đạt được kết quả học tật tốt như vậy, là cả một quá trình nỗ lực không mệt mỏi của chàng trai nghèo Sỹ Anh.

Con đường học tập đầy gian nan

Sỹ Anh sinh ra trong một gia đình đông con ở một vùng quê nghèo Thanh Hóa. Gia đình có 4 chị em, chị gái cả học ở Đại học Quy Nhơn, mẹ gánh vác 5 sào ruộng ở quê không đủ sống. Cuộc sống vất vả, bố Sỹ Anh vào Nam chạy xe ôm kiếm tiền nhưng thu nhập cũng chẳng đáng là bao. Khi mới sinh, Sỹ Anh cũng khỏe mạnh như bao bạn bè cùng trang lứa. Nhưng rồi tai họa ập đến. Lên 5 tuổi, cậu bị ngã đập đầu xuống đất, mất đi dây thần kinh thị giác. Sau một thời gian chữa chạy, cậu bị keo gai thị giác và hoàn toàn chìm trong bóng tối. 

Đến tuổi đi học, gia đình đi khắp nơi xin học cho cậu nhưng đều chỉ nhận được những cái lắc đầu e ngại bởi khi đó chưa có trường nào nhận học sinh khiếm thị vào học. Sỹ Anh xin vào học chữ nổi tại hội người mù tỉnh Thanh Hóa. Đến tận năm 2001, cậu mới được nhận vào học ở một trường tiểu học gần nhà. Là người khiếm thị nhưng lại học trong môi trường học tập của người sáng, các thầy cô giáo trong trường cũng chưa từng dạy học sinh khiếm thị nên quá trình theo đuổi con đường học vấn của cậu vô cùng khó khăn. Thời gian đầu, không theo kịp lời thầy cô giảng, cậu luôn phải mượn vở bạn và thuê bạn đọc bài để cậu chép lại bằng chữ braille. Quá trình “học tập đặc biệt” ấy cũng để lại cho cậu nhiều kỉ niệm “dở khóc dở cười”, Sỹ Anh vui vẻ nhớ lại: “Những ngày đầu học tập ở trường, khi viết bài bằng chữ braille thường phát ra những âm thanh cộc cộc, cô giáo không biết tưởng mình làm việc riêng trong giờ, lại thấy sách vở bị đục nhiều lỗ chấm nên xách tai mình. Nhưng khi nghe giải mình giải thích cô giáo xin lỗi và còn động viên mình rất nhiều. Đây là kỉ niệm mình không bao giờ quên”. Khó khăn là thế, nhưng Sỹ Anh không ngừng nỗ lực học tập, năm nào cũng đạt học sinh khá, giỏi. Khó khăn hơn khi lên cấp 3, trường học cách nhà hơn 20 cây số, cậu phải xin vào ở nhờ tại Hội người mù tỉnh, cậu phải tự chăm sóc mình, làm tất cả những việc như người bình thương khác. Dù vất vả, gian nan nhưng không làm cậu chùn bước. Trong quá trình học trung học, cậu còn tham gia và đạt nhiều giải cao cuộc thi “Viết chữ Braille ONKYO” do Hiệp hội người mù thế gia khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tổ chức. 

Nỗ lực bao năm không uổng phí, với kết quả học tập tốt, Sỹ Anh được tuyển thẳng vào trường Đại học Hà Nội. Vui mừng đấy nhưng lại mở ra trước mắt Sỹ Anh biết bao thử thách mới. Gia đình không đủ điều kiện cho cậu đi học. Ngày nhập học, mẹ Sỹ Anh phải bán thóc mới có tiền cho cậu lên Hà Nội nhập học. Thương con, nhưng nhà nghèo, mẹ cậu vừa khóc vừa khuyên con bảo lưu kết quả, về quê kiếm việc làm khi nào có điều kiện thì học tiếp. Nhưng cậu vấn quyết tâm vào học đại học đến cùng, “Mình biết nhà nghèo không có đủ điều kiện cho mình theo học, bố cũng gọi điện về khuyên mình. Mình buồn lắm nhưng mình muốn được học đại học. Mình nói dối mẹ là mình ở lại Hà Nội làm chứ không đi học để mẹ yên tâm về quê, rồi mình kiếm việc, vừa học, vừa làm. Mình không nhìn thấy thì phải cố gắng gấp đôi, gấp ba người khác. Khó khăn mấy mình cũng học tiếp đại học” – nhớ lại những ngày mới lên Hà Nội, Sỹ Anh chia sẻ. Sau khi mẹ về quê, một mình Sỹ Anh ở lại Hà Nội. Không xin được vào ở trong ký túc xá của trường, phải dọn ra nài ở, số tiền mẹ cho mang lên Hà Nội cũng gần hết, mắt lại không nhìn thấy, Sỹ Anh đứng trước bao khó khăn ngay khi mới bước chân vào cổng trường đại học.

Nỗ lực không mệt mỏi

Những khó khăn ấy không ngục ngã được chàng trai hiếu học. Nói là làm, nài giờ lên lớp, Sỹ Anh xin vào làm tại trung tâm massage gần trường để kiếm thêm thu nhập. Thời gian đầu rất khó khăn, phải chật vật, tằn tiệm lắm cậu mới chi chả được tiền nhà và sinh hoạt phí hàng tháng. 

Vào đại học, môi trường học tập mới Sỹ Anh cũng gặp rất nhiều khó khăn từ việc di chuyển đi lại đến học tập trên giảng đường. Ham học, nắng cũng như mưa, suốt 3 năm học, Sỹ Anh chưa bỏ một buổi học nào. Lên giảng đường, cậu luôn chọn ngồi bàn đầu để có thể nghe thầy giảng rõ hơn, ghi chép được nhiều hơn. Bài nào không chép kịp, Sỹ Anh thu âm và về nhà nghe lại. Các thầy cô giáo ở trường rất yêu quý chàng sinh viên khiếm thị nhưng học giỏi. Thầy Phan Công Luận, giảng viên Khoa Luật hình sự thuộc trường Đại Học Hà Nội cho biết: “Tôi rất quý cậu học trò Sỹ Anh! Trong quá trình tôi giảng em rất tập trung nghe, chăm chỉ học hỏi và luôn cố gắng khắc phục nhược điểm của mình. Chính em đã truyền nghị lực học sang những sinh viên khác và chính em cũng truyền cho tôi nhiều cảm hứng trong quá trình giảng dạy.” Bởi vậy, trong 3 năm học, Sỹ Anh đều đạt sinh viên khá – giỏi.

Trong lớp, Sỹ Anh là một sinh viên rất hòa đồng, luôn lạc quan vui vẻ, nên được rất nhiều bạn bè quý mến. Bạn Nguyễn Thị Trâm học K37 cùng lớp bạn Sỹ Anh vui vẻ chia sẻ: “Mình khâm phục anh Sỹ Anh lắm! Tuy mắt anh ấy không nhìn thấy, không thể tiếp cận với những tài liệu trên thư viện của trường nhưng anh ấy luôn tự mình tìm kiếm thông tin, kiến thức của anh ấy về Luật rất rộng, anh ấy còn hiểu biết nhiều hơn những người sáng mắt có điều kiện tiếp cận tài liệu như mình.”

Đam mê công nghệ thông tin

95206aac3_nh_2_le_s_anh_va_am_me_cong_ngh_thong_tin.jpg
(ảnh 2 – Lê Sỹ Anh và đam mê công nghệ thông tin)

Cũng chính vì không nhìn thấy nên Sỹ Anh không thể tiếp cận với những giáo trình học của thư viện, cậu chỉ có thể tự mày mò tìm hiểu các tài liệu, các bộ luật và văn bản pháp luật trên mạng. Nhờ phần mềm dành cho người khiếm thị nên Sỹ Anh dễ dàng sử dụng máy tính một cách thuần thục. Và cũng chính từ những lần sử dụng máy tính để tìm kiếm tài liệu học tập, cậu tự tìm hiểu những kiến thức về máy tính, dần dần đam công nghệ thông tin lúc nào không hay. Không qua trường lớp đào tạo nào về công nghệ thông tin, tự mày mò, giờ đây Sỹ Anh có thể cài và sử dụng rất nhiều phần mềm, cậu còn nhận sửa chữa máy tính và cài phần mềm trên điện thoại smartphone cho người khiếm thị. Cũng từ đó cậu có công việc làm thêm mới với thu nhập cao hơn lại thực hiện được đam mê của mình. Ước mơ của cậu sau này được trở thành chiến sĩ công nghệ thông tin “Thật ra trình độ chuyên môn của mình thì không có. Nên mình sẽ cố gắng hơn nữa, có thể sẽ theo học một khóa về công nghệ thông tin. Và mình mong muốn sau này có thể mở một công ty về công nghệ thông tin. Khi đó mình sẽ mời những người khiếm thị như mình vào công ty để làm những công việc mà mình biết người khiếm thị hoàn toàn có thể làm.”- Sỹ Anh nói đầy quyết tâm.

Muốn mở công ty riêng vừa để thực hiện ước mơ của mình, vừa tạo công ăn việc làm cho những người có hoàn cảnh như mình là mong muốn, ước mơ cao đẹp mà không phải ai cũng dám mơ ước và dám thực hiện. Chắc chắn với nỗ lực, sự kiên trì, chàng sinh viên Lê Sỹ Anh sẽ thực hiện được hoài bão của mình!

Đặng Thị Hồng Nhung
Truyền hình K32A2



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN