“Chat với CEO” – Hướng tới thành công
(Sóng Trẻ) - Hòa chung không khí kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội cũng như năm trong khuôn khổ Triển lãm tin học cho sinh viên và nhà trường lần thứ nhất (IT4U 2010), sáng 3/10, Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (Vinasa) và báo Sinh viên Việt Nam phối hợp với tạp chí Nhịp sống số tổ chức buổi giao lưu “Chat với CEO” tại Đại học Quốc gia Hà Nội (144 Xuân Thủy, Cầu Giấy).
“Chat với CEO” là một diễn đàn để các thế hệ thành công đi trước chia sẻ những kinh nghiệm, bí quyết cũng như tiếp thêm ṇn lửa hoài bão đang nung nấu trong các bạn trẻ.
“Chat với CEO” có sự tham gia của các chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu Việt Nam như: TS.Nguyễn Nhật Quang – Chủ tịch & Tổng giám đốc công ty Hài Hòa; ông Hoàng Minh Châu – Phó chủ tịch tập đoàn FPT; bà Bùi Hồng Liên – Tổng giám đốc công ty cổ phần phần mềm FPT software; ông Nguyễn Hòa Bình- Chủ tịch & Tổng giám đốc Peacesoft Solution, ThS. Nguyễn Trung Dũng – Giám đốc điều hành BKACAD.
Mỗi CEO đã trực tiếp tham gia đối thoại, giải đáp những thắc mắc mang tính “hướng nghiệp” cho các bạn sinh viên trong một không khí chân tình cởi mở.
Bài học về điểm mạnh
Sinh viên Việt Nam luôn vấp phải những khó khăn khi tham gia vào một môi trường làm việc quốc tế, bởi họ thiếu trầm trọng các kĩ năng mềm như năng lực tìm kiếm thông tin trên Internet, kĩ năng tiếng Anh và tác phong làm việc chuyên nghiệp. Chính bản thân chúng ta cũng nhận ra và luôn tự ti với điểm yếu đó và vì vậy, vô hình chung, nỗi ám ảnh về thiếu sót đã lấn át những thế mạnh khác.
“Đừng cố khắc phục điểm yếu, hãy cố phát huy điểm mạnh, người Việt Nam có thể yếu điểm này, kém điểm kia nhưng chúng ta rất thông minh, cần cù, cởi mở và hiếu học. Đó là những điểm mạnh hoàn toàn có thể cạnh tranh. Cốt lõi vấn đề nằm ở chỗ không phải bạn kém khoản gì mà quan trọng là bạn giỏi cái gì và hãy thể hiện nó ra”, ông Hoàng Minh Châu - Phó chủ tịch tập đoàn FPT chia sẻ khi được hỏi về khả năng làm việc của sinh viên ta so với nước bạn.
Cần hơn một sự đam mê
Bất cứ một ngành nghề nào cũng cần phải có đam mê để theo đuổi đến tận cùng, để sống, để cháy với nghề. Đam mê là cần thiết nhưng nếu chỉ đam mê mù quáng và thiếu đi động lực cụ thể, định hướng rõ ràng thì con đường đi tới thành công chắc sẽ còn xa.
Đề cập tới vấn đề con đường đi trong tương lai, thầy Lê Trường Tùng- Hiệu trưởng trường Đại học FTP tỏ ra e ngại khi thực tế có rất nhiều các bạn sinh viên mang trong mình ước mơ, hoài bão thành công nhưng không mấy người vạch ra cho mình một chiến lược cụ thể, định hướng học tập còn mang nặng tính chất thi cử.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Chu Tuấn Anh – Phó tổng giám đốc Aprotrain cũng cho rằng: “Khái niệm đam mê còn đang bị hiểu sai. Đam mê nhưng không có quyết tâm kiên trì theo đuổi trên con đường rõ ràng thì chỉ đơn thuần là sở thích. Mà sở thích thì sáng nắng chiều mưa, dễ thay đổi. Vì vậy tôi rất tránh nhắc tới hai từ đam mê khi nói chuyện với các học viên”.
Ba giao lưu ngắn ngủi của chương trình chưa đủ để giải đáp tất cả mọi băn khoăn nghề nghiệp của các bạn trẻ, tuy nhiên với những chia sẻ xuất phát từ chính trải nghiệm thực tế của các vị khách mời, mỗi người đã tự rút ra cho mình được bài học, cách nhìn nhận đúng đắn hơn về con đường mình đã chọn. Bước đi có kế hoạch dựa trên nền tảng kiến thức và nhiệt huyết say nghề chính là bí quyết chạm tới đích thành công.
“Chat với CEO” là một diễn đàn để các thế hệ thành công đi trước chia sẻ những kinh nghiệm, bí quyết cũng như tiếp thêm ṇn lửa hoài bão đang nung nấu trong các bạn trẻ.
“Chat với CEO” có sự tham gia của các chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT) hàng đầu Việt Nam như: TS.Nguyễn Nhật Quang – Chủ tịch & Tổng giám đốc công ty Hài Hòa; ông Hoàng Minh Châu – Phó chủ tịch tập đoàn FPT; bà Bùi Hồng Liên – Tổng giám đốc công ty cổ phần phần mềm FPT software; ông Nguyễn Hòa Bình- Chủ tịch & Tổng giám đốc Peacesoft Solution, ThS. Nguyễn Trung Dũng – Giám đốc điều hành BKACAD.
Mỗi CEO đã trực tiếp tham gia đối thoại, giải đáp những thắc mắc mang tính “hướng nghiệp” cho các bạn sinh viên trong một không khí chân tình cởi mở.
Bài học về điểm mạnh
Sinh viên Việt Nam luôn vấp phải những khó khăn khi tham gia vào một môi trường làm việc quốc tế, bởi họ thiếu trầm trọng các kĩ năng mềm như năng lực tìm kiếm thông tin trên Internet, kĩ năng tiếng Anh và tác phong làm việc chuyên nghiệp. Chính bản thân chúng ta cũng nhận ra và luôn tự ti với điểm yếu đó và vì vậy, vô hình chung, nỗi ám ảnh về thiếu sót đã lấn át những thế mạnh khác.
“Đừng cố khắc phục điểm yếu, hãy cố phát huy điểm mạnh, người Việt Nam có thể yếu điểm này, kém điểm kia nhưng chúng ta rất thông minh, cần cù, cởi mở và hiếu học. Đó là những điểm mạnh hoàn toàn có thể cạnh tranh. Cốt lõi vấn đề nằm ở chỗ không phải bạn kém khoản gì mà quan trọng là bạn giỏi cái gì và hãy thể hiện nó ra”, ông Hoàng Minh Châu - Phó chủ tịch tập đoàn FPT chia sẻ khi được hỏi về khả năng làm việc của sinh viên ta so với nước bạn.
Cần hơn một sự đam mê
Bất cứ một ngành nghề nào cũng cần phải có đam mê để theo đuổi đến tận cùng, để sống, để cháy với nghề. Đam mê là cần thiết nhưng nếu chỉ đam mê mù quáng và thiếu đi động lực cụ thể, định hướng rõ ràng thì con đường đi tới thành công chắc sẽ còn xa.
Đề cập tới vấn đề con đường đi trong tương lai, thầy Lê Trường Tùng- Hiệu trưởng trường Đại học FTP tỏ ra e ngại khi thực tế có rất nhiều các bạn sinh viên mang trong mình ước mơ, hoài bão thành công nhưng không mấy người vạch ra cho mình một chiến lược cụ thể, định hướng học tập còn mang nặng tính chất thi cử.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Chu Tuấn Anh – Phó tổng giám đốc Aprotrain cũng cho rằng: “Khái niệm đam mê còn đang bị hiểu sai. Đam mê nhưng không có quyết tâm kiên trì theo đuổi trên con đường rõ ràng thì chỉ đơn thuần là sở thích. Mà sở thích thì sáng nắng chiều mưa, dễ thay đổi. Vì vậy tôi rất tránh nhắc tới hai từ đam mê khi nói chuyện với các học viên”.
Ba giao lưu ngắn ngủi của chương trình chưa đủ để giải đáp tất cả mọi băn khoăn nghề nghiệp của các bạn trẻ, tuy nhiên với những chia sẻ xuất phát từ chính trải nghiệm thực tế của các vị khách mời, mỗi người đã tự rút ra cho mình được bài học, cách nhìn nhận đúng đắn hơn về con đường mình đã chọn. Bước đi có kế hoạch dựa trên nền tảng kiến thức và nhiệt huyết say nghề chính là bí quyết chạm tới đích thành công.
Đào Hồng Vân
Báo mạng điện tử K27
Báo mạng điện tử K27
Cùng chuyên mục
Bình luận