Chóng mặt vì hàng loạt thay đổi của ngành Giáo dục

(Sóng trẻ) - Vậy là chỉ còn hơn 2 tháng nữa, kỳ thi Tốt nghiệp và tuyển sinh Đại Học năm 2014 chính thức bắt đầu. Điểm nhấn “đặc biệt” cho kỳ thi năm nay, đó là nài việc trang bị các kiến thức cần thiết, các thí sinh năm nay còn liên tục “thay đổi chiến lược” học tập để đối phó với hàng loạt cải cách do Bộ Giáo Dục và Đào tạo đề ra...

Đối phó với hàng loạt cải cách

Đã từ lâu, việc học để đối phó với thi cử đã trở thành “căn bệnh nan y” của cả hệ thống giáo dục nước ta. “Học để thi, chỉ học những gì đề thi hướng đến” – đó là phương châm học tập được rất nhiều bạn thí sinh lựa chọn. Không chỉ có học sinh, giáo viên cũng lựa chọn phương châm “Chỉ dạy những gì đề thi ra, không dạy những phần đề thi không hướng đến” để đối phó với hệ thống thi cử của giáo dục nước nhà. 

Với hệ thống giáo dục “siết chặt đầu vào, thả lỏng đầu ra” thì việc đối phó là điều hoàn toàn dễ hiểu để thích nghi với nền giáo dục “có một không hai” của nước nhà. Học sinh xác định thi khối A thì chỉ tập trung vào học 3 môn: Toán, Lý, Hóa mà không học thêm các môn khác. Đến giờ Sử, giờ Văn thì các học sinh đó lại lấy sách vở 3 môn khối A ra học là chuyện xảy ra hết sức bình thường tại các trường Trung học Phổ thông. Các môn không thi Tốt nghiệp như: Giáo dục công dân, công nghệ,,, thì ngay từ đầu đã được học với thái độ thờ ơ, chỉ cần đủ cho qua. Giáo viên cũng hiểu áp lực khủng khiếp của học sinh năm 12 nên cũng đành cố gắng tạo điều kiện cho các em qua những môn không thi Tốt nghiệp

d1380cec8_anh_1.jpg

Bao giờ học sinh mới hết cách học đối phó?

Năm 2013-2014 đánh dấu sự đổi mới của hàng loạt cải cách của Bộ Giáo Dục và Đào tạo liên quan đến 2 kỳ thi là Kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng. Tuy nhiên, quá nhiều cải cách và sửa đổi khiến cho học sinh, thậm chí là cả giáo viên cũng không theo kịp. 

Cô Nguyễn Thị Nga (Giáo viên trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Không có năm nào như năm nay, Bộ GD-ĐT lại đưa ra quá nhiều chính sách cải cách liên quan đến 2 kỳ thi Tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH-CĐ nhiều đến như vậy. Nhiều cải cách còn chồng chéo lên nhau, không thực tế, cấm rồi lại không cấm. Ngay cả giáo viên còn không theo kịp, huống gì là học sinh trong khi các em phải học hành vất vả để chuẩn bị cho 2 kỳ thi lớn sắp tới...”

Cùng chung quan điểm với cô Nga, bạn Đỗ Minh (học sinh lớp 12A1, trường THPT Cầu Giấy, Hà Nội) tâm sự: “Thật ra là em không quan tâm lắm đến các chính sách cải cách mà Bộ GD-ĐT đề ra. Vì bọn em đọc không hiểu, trong khi các cải cách lại còn chồng chéo nhau, có khi hôm nay là áp dụng quy chế này nhưng mai lại áp dụng quy chế khác...”


Thay đổi nền Giáo dục rất cần một lộ trình!

Liên quan đến việc cải cách 2 kỳ thi tốt nghiệp và kỳ thi Tuyển sinh Đại học - Cao đẳng, Bộ GD-ĐT đã đó thay đổi từ thi 6 môn bắt buộc sang thi 4 môn, trong đó 2 môn bắt buộc là: Toán, văn, còn 2 môn tự chọn, môn Nại ngữ sẽ là môn thi khuyến khích để cộng điểm. Việc thay đổi phương án cho kỳ thi Tốt nghiệp đã nhận được rất nhiều phản hồi trái chiều. Ngay sau khi công bố phương án thi tốt nghiệp, trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) là trường đầu tiên trên cả nước công bố “Không có thí sinh nào đăng ký thi môn Sử”. 

Trao đổi với về việc này, thầy Lương Công Thành (Giáo viên dạy Sử trường THPT Hồ Tùng Mậu, Hà Nội) cho rằng: “Không ai đăng ký thi môn Sử không phải là điều ngạc nhiên. Vì thực chất viện dạy và học môn Sử của chúng ta hiện nay có quá nhiều điểm bất cập. Hằng năm, số thí sinh bị điểm 0 môn Sử đều có xu hướng gia tăng, Ngay cả bản thân tôi là sinh viên dạy Sử, còn cảm thấy chương trình học của các em là rất nặng. Có nhiều phần đáng lẽ ra không nên đưa vào thì lại quá chi tiết, còn có nhiều phần quan trọng thì lại lược bỏ đi”

d1380cec8_anh_2.jpg

Đổi mới cũng cần có lộ trình phù hợp

Thầy Hồ Đăng Dũng (Giáo viên trường THPT Đống Đa, Hà Nội) nhận định: “Là một giáo viên lâu năm, tôi thấy rằng việc cải cách giáo dục là tốt, là cần thiết vì hiện nay nền giáo dục của chúng ta quá lạc hậu và kém hiệu quả. Tuy nhiên, câu chuyện cải cách là một câu chuyện dài, cải cách giáo dục cần phải có lộ trình rõ ràng, phù hợp để tránh gây ảnh hưởng tâm lý cho các em học sinh. Còn như bây giờ, cải cách thì nhiều đấy, nhưng cải cách được chỗ này thì hỏng chỗ đó. Như lần thi tốt nghiệp 4 môn chẳng hạn, tôi tin chắc sẽ rất ít thí sinh chọn thi môn Sử và các môn Khoa học xã hội, như thế giáo dục chúng ta sẽ phát triển lệch...”

Giáo dục là lĩnh vực thiết yếu, liên quan đến rất nhiều người, nhiều hộ gia đình. Mọi cải cách giáo dục cần phải có tiến trình thực hiện phù hợp, cần một lộ trình rõ ràng và khoa học. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy sự ngược lại. Các cải cách của Bộ GD-ĐT đề ra cho 2 kỳ tuyển sinh năm nay đã gây ra nhiều tranh cãi và ý kiến phản hồi về các quy chế đổi mới. Đa số ý kiến cho rằng việc đổi mới là cần thiết nhưng cần có lộ trình, chứ không thể thấy hỏng đâu sửa đó được. 

Đơn cử như việc lúc đầu Bộ GD-ĐT thông báo tạm dừng tuyển sinh 207 ngành nghề đào tạo bậc ĐH, CĐ rồi sau đó chỉ hơn 1 tháng sau, Bộ GD-ĐT lại ra công văn mới, cho phép 62 ngành trong số 207 ngành đã cấm tuyển sinh trong năm nay? Việc cấm rồi lại... không cấm chỉ trong một thời gian ngắn như vậy cho thấy sự lúng túng của Bộ GD-ĐT trong việc điểu chỉnh các quy chế mới sao cho phù hợp. 

Trong khi đó, các thí sinh đã có sự lựa chọn của riêng mình ngay từ trước, không ít em lựa chọn trong 207 ngành tuyển sinh đó đã phải từ bỏ ước mơ của mình để chọn ngành nghề khác, nhưng rồi bộ GD-ĐT lại quyết định khôi phục 67 ngành nghề tuyển sinh khiến nhiều em đã nộp hồ sơ rồi cảm thấy hối tiếc...

Rồi câu chuyện thi đề chung và đề riêng để tuyển sinh của các trường ĐH-CĐ trên toàn quốc. Thi như thế nào? Trường nào đăng ký thi chung? Trường nào đăng ký thi riêng? Xét tuyển như thế nào nếu thí sinh thi đề riêng không đỗ vào trường đã đăng ký dự thi? Hàng loạt câu hỏi được đặt ra nhưng vẫn còn rất khó trả lời, ngay cả đối với những người trong cuộc

Hy vọng câu chuyện cải cách cần có lộ trình sẽ được Bộ GD-ĐT xem xét và có những điều chỉnh phù hợp để đảm bảo tinh thần cho các thí sinh dự thi.

Nguyễn Việt Nam
Lớp Truyền Hình K31A1




Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN