Chùa Đại Bi và câu chuyện đi bộ ba năm sang Tây Trúc của 3 vị thiền sư

(Sóng trẻ)- Đến thành phố Nam Định, qua cầu Đò Quan xuôi theo tỉnh lộ 490 khoảng 9km là đến thị trấn Nam Giang. Đến đó ta sẽ được chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc độc đáo là chùa Đại Bi (Đại Bi Tự).


Chùa Đại Bi tọa lạc trên một khu đất rộng bằng phẳng có kiến trúc độc đáo. Theo truyền thuyết, khu đất của chùa có thế đầu rồng. Hai bên cửa chùa có hai giếng nước tròn người dân nơi đây vẫn quen gọi là hai mắt rồng. Nài thờ Phật chùa Đại Bi còn thờ Thiền sư Từ Đạo Hạnh, Thiền sư Giác Hải, Đức Bồ Đề Đạt Ma và thờ mẫu.   
      

Ba vị thiền sư đi bộ hơn hai năm sang Tây Trúc được Phật  truyền cho “Tâm ấn lục trí thần thông”. Sách “Việt điện u linh” viết “Đạo Hạnh, Minh Không và Giác Hải sang Ấn Độ, Tây Thiên học được phép lạ. Khi về nước Đạo Hạnh dừng chân ở Sài Sơn dựng lên Chùa Thầy. Ba vị Đạo Hạnh, Minh Không và Giác Hải trở thành ba vị thánh tổ ở nước ta triều Lý.


             2f4f437b9_11056861_1420510731582091_1164729626_n.jpg

                                                         Hình ảnh chùa chính


Chùa Bi được xây dựng từ năm Thông Thụy thứ 3(1037) đời vua Lý Thái Tông trải qua nhiều biến đổi chùa hiện nay chỉ còn một số viên đá tảng là di tích của lần xây dựng ban đầu. Chùa Đại Bi là một công trình kiến trúc dân tộc cổ kính, đặc sắc, một di sản quý giá của quê hương Nam Giang nói riêng và của cả nước nói chung nên đã được bộ văn hóa xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa theo quyết định số 519TTG của thủ tướng chính phủ ngày 29 tháng 10 năm 1957.


Đến thăm chùa Bi ta thấy gần gũi bởi chùa nằm xen kẽ giữa các hộ dân, bên những hàng tre, cây xanh tỏa bóng mát. Hệ thống kiến trúc của chùa có nhiều nét độc đáo. Tam quan (cổng chùa) không nằm chính giữa mà được xây chếch về phía đông. Tuy đã trải qua nhiều lần trùng tu đến nay Tam quan vẫn còn giữ lại nhiều nét chạm khắc thời Hậu Lê (thế kỷ XVII –XVIII).


               2f4f437b9_10934423_1420510714915426_1272628306_n.jpg

                                                         Khuôn viên phía bên phải của chùa

Qua Tam quan là khoảng sân rộng, mái chùa trải rộng, hơi thấp, những đao góc cân xứng vút lên tạo cho kiến trúc chùa nhẹ nhàng, thanh thoát. Bộ cửa gỗ tại gian giữa tòa bái đường được chạm khắc hình rồng, hoa lá, vân mây cách điệu. Trong chùa bài trí các tượng phật như mọi ngôi chùa Việt Nam khác. Điều khác biệt ở chùa Đại Bi là phía phải Tam bảo có khám thờ Thánh tổ Từ Đạo Hạnh và Giác Hải Thiền sư là những người có nhiều công lao với phật pháp nước nhà. Ở lĩnh vực phật giáo các thiền sư được coi là những thánh tăng, trên lĩnh vực xã hội được coi là những thành hoàng làng, người có công lao truyền dạy nghề cho dân…


Các pho tượng ở chùa Đại Bi được tạc khá hoàn mỹ. Nài ra còn nhiều đồ thờ và câu đối có giá trị về lịch sử và nghệ thuật.Sau chùa có gác chuông kiến trúc kiểu chồng diêm, 8 mái với các đầu đao vút cao mềm mại thanh thoát. Đây là công trình có giá trị nhất của chùa Đại Bi.

 

               2f4f437b9_11063094_1420510771582087_146076042_n.jpg

                                                                     Gác chuông trong chùa

Sau gác chuông là nhà thờ tổ, nơi thờ đức Bồ Đề Đạt Ma vị tổ thứ 28 và là vị sư tổ của phái thiền. Chùa Đại Bi còn có gian thờ Mẫu, một tín ngưỡng dân tộc mà người dân Việt Nam hằng thực hiện từ bao đời nay.

Qua bao thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của thiên nhiên và giặc dã, chùa Đại Bi vẫn được giữ gìn và thường xuyên tu bổ. Hiện nay chùa vẫn giữ được khá nhiều di vật có giá trị. Đó là một số chân cột đá tảng của những lần xây dựng trước đây ở Tam quan. Trong gian thờ Phật vẫn còn giữ lại một số bức chạm rồng, lá, mây tản…mang đậm phong cách thời Hậu Lê.

Với lối kiến trúc nội công nại quốc, chùa Đại Bi có tới 60 gian phần lớn làm bằng gỗ lim. Toàn bộ di tích được bố cục cân đối chắc khỏe. Từ nài nhìn vào, chùa như được nâng cao trong kiến trúc và như được trải rộng ra, đồ sộ theo một trục chính khiến cho tổng thể công trình có thế vươn lên. Với hai dãy hành lang thấp dần, mộc mạc càng làm tôn thêm vẻ đẹp của chùa.

               2f4f437b9_11056767_1420510784915419_243863985_n.jpg

                                                                    Ông đò cho chữ

Từ lâu chùa Đại Bi đã trở thành nơi du nạn của khách thập phương, nhất là vào dịp hội chùa đầu xuân từ 20 đến 23 tháng Giêng (âm lịch). Trong dân gian người ta vẫn truyền nhau câu ca:

                                          Hai mươi phát tấu chùa Bi

                                   Trai đi được vợ, gái đi được chồng


Nài việc đi lễ chùa đầu năm chúng ta còn được thưởng thức rất nhiều hoạt động văn hóa dân gian độc đáo như: Lễ rước, kéo chữ, đấu vật, cờ người, tổ tôm điếm…Đặc biệt trò hát rối đầu gỗ chùa Bi vẫn là một hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh rất độc đáo vừa mang yếu tố tín ngưỡng vừa mang tính giáo dục về đạo đức lối sống cho mọi người.

                                                                                                                     Quỳnh Nga

                                                                                                          Báo Mạng Điện Tử K34

 

 

 

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Xúc động hàng nghìn người dân nối dài vào viếng Lăng Bác

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sáng 19/5, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), đồng bào khắp mọi miền Tổ quốc đều hướng về Lăng Bác dịp kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1980 - 19/5/2024). Trong tim mỗi người dân đều mang một cảm xúc bồi hồi khó tả.

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII hoàn thành toàn bộ nội dung đã đề ra

Tin nổi bật1 ngày trước

(Sóng trẻ) - Sau ba ngày (16-18/5) làm việc khẩn trương, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII bế mạc ngày 18/5, hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN