Chương trình “Xứng danh bộ đội cụ Hồ”: Vinh danh những tấm gương bình dị mà cao quý

(Sóng trẻ) – Tối ngày 07 tháng 06, tại nhà hát Âu Cơ đã diễn chương trình giao lưu nghệ thuật “Xứng danh bộ đội cụ Hồ” và lễ trao giải cuộc thi viết “những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 5 - Chương trình do báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí – Xuất bản và  Tổng công ty cổ phần dịch vụ kĩ thuật dầu khí Việt Nam phối hợp tổ chức.

Đến tham dự chương trình có ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam; Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Hà Minh Huệ, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam; Đại tá Phạm Văn Huấn, Bí thư Đảng ủy Báo QĐND, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi; Nguyễn Hùng Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam…

Phát biểu tại chương trình, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam chúc mừng các tác giả đạt giải trong cuộc thi viết “những tấm gương bình dị mà cao quý” và nhấn mạnh: “Cuộc thi viết "Những tấm gương bình dị mà cao quý" rất có ý nghĩa khi chúng ta đang đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh…”

caa81aa8d_anh_1_1.jpg
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân – Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam phát biểu tại chương trình

Sau một năm phát động cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 5 Ban Tổ chức cuộc thi đã tìm ra được một giải nhất, 2 giải nhì 3 giải ba và 9 giải khuyến khích.

Giải nhất thuộc về tác giả: Phạm Tiến Dũng (báo QĐND) với tác phẩm: “Người sưu tầm hàng trăm tư liệu quý về Hoàng Sa, Trường Sa” - Tác phẩm viết về anh Trần Thắng - một Việt kiều đang làm việc, định cư tại Hoa Kỳ, nhưng luôn hướng về quê hương và đã dày công sưu tầm hơn 150 tấm bản đồ, 3 cuốn Atlas tặng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng, góp phần khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam.

fc279bd42_anh_2_1.jpg
Ảnh 2: Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đã trao giải Nhất cho tác giả Phan Tiến Dũng

Giải nhì thuộc về các tác giả: Phạm Xuân Vui (Quảng Bình) với tác phẩm: “Một tay bắc chín nhịp cầu” và tác giả Nguyễn Văn Hải (Báo QĐND) với tác phẩm: “Vì đôi mắt người nghèo”. Tại lễ trao giải, 3 giải ba và 9 giải khuyến khích cũng được xướng danh và tặng bằng khen…

fc279bd42_anh_3.jpg
Trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam và đồng chí Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương trao giải Nhì cho các tác giả đoạt giải

Bên cạnh lễ trao giải cuộc thi viết, chương trình còn để lại nhiều xúc động khi được gặp gỡ các vị khách mời đặc biệt, những tấm gương “bình dị mà cao quý”;

fc279bd42_anh_4_1.jpg
Đại tá Phạm Văn Huấn, Bí thư Đảng ủy Báo QĐND, Trưởng ban tổ chức cuộc thi, ông Lều Minh Tiến, Ủy viên Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam và ông Nguyễn Mạnh Dũng, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trao giải Ba cho các tác giả đoạt giải.

Những câu chuyện về cuộc sống của Chị Đinh Thị Xoa - vợ Liệt sĩ Trung úy QNCN Đinh Văn Nam (Y sĩ Hải đội 3, Lữ đoàn 125, Quân chủng Hải quân đã bất chấp nguy hiểm, kịp thời hành động dũng cảm cứu tàu) đến tấm gương Trung úy Hoàng Văn Đông (Tiểu đoàn Thông tin 610, Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội) đã cùng đồng đội dũng cảm tham gia chữa cháy, cứu tài sản của nhân dân ngày 11-12-2013 tại khu tập thể Nam Đồng, Hà Nội. Bất chấp việc bị rơi từ tầng 4 xuống tầng hai nhưng anh Đông vẫn động viên đồng đội tiếp tục chữa cháy…

fc279bd42_anh_5.jpg
Trò chuyện cùng khách mời là chị Đinh Thị Xoa và Trung úy Hoàng Văn Đông

Đặc biệt và gây ấn tượng mạnh là khách mời cựu chiến binh Nguyễn Văn Lệnh (85 tuổi, ở Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) người đã có gần 30 năm đạp xe, bỏ tiền "túi" từ lương hưu ít ỏi của mình đi tìm hàng nghìn mộ liệt sĩ và xác minh thân nhân gia đình liệt sĩ – ông chia sẻ về cái bí danh “Tư Hổ” và thuật lại cảnh giặc tra tấn hòng moi thông tin tuy nhiên với sự anh dũng và kiên trung “Tư Hổ” vẫn không hé răng một lời… 

Xen kẽ các phần trò chuyện và trao giải, chương trình còn mang đến những ca khúc hào hùng, tái hiện một dân tộc Việt Nam với những con người anh dũng, bất khuất, kiên trung;  tiêu biểu là ca sĩ Anh Thơ đã mang đến chương trình hai ca khúc: Màu hoa đỏ và Gần lắm Trường Sa – những lời ca làm lắng đọng cả khán phòng…

fc279bd42_anh_6.jpg
Ca sĩ Anh Thơ với hai ca khúc Gần lắm Trường Sa và Màu hoa đỏ

e1cf73e36_anh_7.jpg
Màn hợp xướng độc đáo

Tin: Đoàn Bổng
Báo mạng điện tử  K32
Ảnh: Anh Ngọc



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN