Chụp ảnh có thể làm giảm trí nhớ như thế nào?

(Sóng trẻ)“Để có thể ghi nhớ, chúng ta phải thật sự kết nối với bức ảnh chứ không chỉ đơn giản là chụp thật nhiều”.

Trong thời buổi hiện đại ngày nay, cảnh tượng người người dùng điện thoại và máy ảnh để lưu lại những bức hình không còn hiếm hoi. Ở một bảo tàng chẳng hạn, khách du lịch thường xuyên chụp ảnh các tác phẩm nghệ thuật, những công trình khảo cổ, hiện vật… Điều đáng nói là những bức ảnh này có thể không bao giờ được mở ra xem lại. Tệ hơn thế nữa, chụp ảnh dường như là một cách hay để lưu giữ các khoảnh khắc, nhưng một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra điều ngược lại.

Trong nghiên cứu của mình, nhà tâm lý học Linda Henkel (Đại học Fairfield) đã trình bày những dữ liệu để chứng minh người tham gia khảo sát của bà có trí nhớ kém hơn sau khi chụp ảnh. Có thể là về đối tượng được chụp nói chung hay về các chi tiết của đối tượng đó.

Henkel đã thực hiện một thí nghiệm tại bảo tàng nghệ thuật Bellarmine thuộc Đại học Fairfield. Những sinh viên đi tham quan bảo tàng và được yêu cầu để ý những đồ vật nhất định. Họ có thể chụp ảnh lại hoặc chỉ đơn giản là quan sát. Ngày hôm sau, trí nhớ của họ về những đồ vật được kiểm tra. 

Kết quả sau đó chỉ ra rằng những người chụp lại hình đồ vật không có được sự ghi nhớ chính xác như những người chỉ quan sát đơn thuần. Hơn nữa, họ không trả lời được nhiều câu hỏi về các chi tiết bề nài của đối tượng trong bức ảnh họ từng chụp.

Henkel gọi điều này là “hiệu ứng sút kém trí nhớ khi chụp ảnh”: “Khi con người phụ thuộc vào công nghệ để ghi nhớ giúp mình, cụ thể họ dựa vào máy ảnh để ghi lại sự kiện nên không còn chú tâm vào việc tự quan sát – nó có thể gây ra tác động tiêu cực trong việc ghi nhớ lại những trải nghiệm của chính bản thân”.

4a5a19625_photographcollectioncollage.jpg

Ảnh chụp giúp lưu lại ký ức. Nhưng đó chỉ là khi ta thật sự lưu tâm vào đối tượng. (Ảnh: Internet)

Nghiên cứu thứ hai cũng dẫn đến những kết quả này, nhưng nài ra còn bổ sung một điều bất ngờ khác: Zoom vào chụp một chi tiết đặc biệt của đồ vật giúp ta ghi nhớ tốt hơn. Không chỉ riêng phần được phóng to mà còn cả đồ vật nói chung, gồm những phần không còn nằm trong khung ảnh.

“Điều đó chỉ ra rằng ‘đôi mắt của trí não’ và ‘đôi mắt qua máy ảnh’ không giống nhau”, Henkel nói.

Henkel hiện đang nghiên cứu sâu hơn, liệu rằng nội dung của bức ảnh có ảnh hưởng tới trí nhớ sau đó? Bà cũng đặt câu hỏi: Nếu người tham gia khảo sát được chủ động chụp những gì họ thích thì sự tác động sẽ như thế nào?

“Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện một cách nghiêm ngặt, vậy nên người tham gia được chỉ định chỉ chụp ảnh những đồ vật nhất định”, Henkel nói, “Nhưng mỗi ngày, con người lưu lại hình ảnh của những gì quan trọng với họ, đó là những điều ý nghĩa, là những điều họ muốn ghi nhớ”.

Những người chụp ảnh tại viện bảo tàng đã phản bác. Họ nói rằng mình có thể xem lại những gì đã chụp. Không phải như thế sẽ giúp chúng ta ghi nhớ sao?

Nghiên cứu nói rằng điều này không sai, nhưng chỉ khi họ thật sự bỏ thời gian để ghi nhớ: “Số lượng lớn những bức ảnh kỹ thuật số không được sắp xếp lại có thể khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc hồi tưởng”, Henkel giải thích, “Để có thể ghi nhớ, chúng ta phải thật sự kết nối với bức ảnh chứ không chỉ đơn giản là chụp thật nhiều”.

Theo Science 2.0
Dịch: Hạnh Dung 
Báo mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN