Chuyện lính xa nhà


(Sóng Trẻ) - "Ngày trước bố đi chiến đấu ở trong Nam, mấy năm mới được về một lần, anh em mình lớn lên chủ yếu nhờ một tay mẹ nuôi dưỡng. Mình tự nhủ sau này lớn lên sẽ ở gần gia đình cho vợ con đỡ vất vả, ai ngờ đến đời mình vẫn vậy..."

“Chiếc lược ngà” thời nay

 Thượng uý Bùi Hồng Mạnh, Đội trưởng đội vũ trang, Đồn Biên phòng 719, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai tâm sự: “Trước đây, đọc câu chuyện “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, cứ nghĩ rằng đó là chuyện chỉ có trong thời kỳ chiến tranh, ai ngờ mình cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự”.

Năm 2007, sau khi tốt nghiệp Học viện Biên phòng, Bùi Hồng Mạnh được điều về huyện biên giới Iagrai, tỉnh Gia Lai nhận công tác. Cũng năm đó, anh lập gia đình với chị Nguyễn Thị Thắm, sau một năm, cháu Trà My - con gái của anh chị ra đời.

Do yêu cầu nhiệm vụ nên anh rất ít có điều kiện về thăm gia đình tại thành phố Vinh, Nghệ An. Cũng chính vì vậy mà có lần về cháu Trà My không… nhận ra bố. Anh kể  “Khổ tâm lắm cậu ạ, mỗi lần muốn gần gũi, vỗ về cháu thì cháu lại sợ, muốn bồng cháu cũng không được. Lúc nào cháu cũng nhìn mình với thái độ xét nét, sợ sệt, muốn ôm cháu chỉ chờ lúc cháu ngủ…”.

Hầu hết những ngày phép ngắn ngủi, anh đều dành cho con, dần dần cháu cũng cảm nhận được tình cảm của bố. Nhưng đến lúc đó anh lại phải quay lại đơn vị. Chia tay vợ con, anh lại lên đường, khoác chiếc ba lô trên vai mà lòng nặng trĩu nỗi thương con.

Thương chồng, chị Thắm cũng chỉ biết động viên chồng và cố gắng nuôi dạy con để anh yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ.

 

Niềm vui bên gia đình        

"Mỗi năm một lần tân hôn"


Cùng hoàn cảnh chồng Nam, vợ Bắc như anh Mạnh, chị Thắm, vợ chồng Thượng uý Nguyễn Văn Đạt và Lê Thị Thu Hương cũng vậy. Anh Đạt và chị Hương yêu nhau từ khi anh chị còn là sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội. Tốt nghiệp ra trường năm 2003, anh Đạt đăng ký học lớp sĩ quan dự bị, sau đó anh được điều vào Trường Quân sự QK5 (Đà Nẵng) nhận công tác.

Chị Hương học xong xin về làm việc tại một cơ quan của huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Năm 2005, anh chị cưới nhau. Chị Hương tâm sự: "Em cũng xác định lấy chồng bộ đội sẽ rất vất vả, biết thế nhưng nhiều lúc nghĩ cũng buồn và tủi thân lắm anh ạ”.

Anh Đạt ở xa cho nên mọi việc trong gia đình đều do một tay chị Hương cáng đáng, từ việc nuôi dạy con ăn học cho đến việc hiếu, hỉ của gia đình nội nại. Còn nhớ, năm 2009, anh Đạt bị tai nạn giao thông, phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng gần một tháng, chừng ấy thời gian chị Hương phải gửi con cho ông bà nại và vay mượn khắp nơi để có tiền vào Đà Nẵng chăm sóc, chạy chữa chồng.

Nhìn hoàn cảnh của anh chị, ai cũng ái ngại. Chị Hương kể tiếp: "Thiếu thốn về vật chất đã đành nhưng ai đời vợ chồng trẻ mà mỗi năm chỉ gặp nhau được mấy ngày anh ấy nghỉ phép. Mỗi lần nghỉ phép, vợ chồng có vẻ lạ lẫm như tân hôn anh ạ”. Chị vừa nói, vừa cười…

"Sợ Tết"

Thượng úy Nguyễn Văn Trường công tác tại Sư đoàn 2, làm nhiệm vụ tại một đơn vị chủ lực của Quân khu 5. Mặc dù nhà cách đơn vị không xa nhưng do đơn vị phải thường xuyên trực chiến, diễn tập, huấn luyện... nên anh cũng ít có thời gian về chăm sóc gia đình.

Chị Nguyễn Thị Phương, vợ anh hiện làm kế toán cho một xí nghiệp nhỏ tại huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam tâm sự: “Ngày thường đã đành nhưng sợ nhất mấy ngày tết. Nhà ai cũng sum vầy vui vẻ, nhà mình thì vắng tanh, mặc dù hiểu nhiệm vụ của anh nhưng em vẫn buồn.”

Những năm chồng không được về, Tết cũng chuẩn bị qua loa, chủ yếu là về ăn tết với bố mẹ hai bên. “Người ta ai cũng mong tết, nhưng em chỉ mong cho tết qua nhanh". – chị Phượng chia sẻ.

Trên đây chỉ là một số câu chuyện của các gia đình đình lính. Mỗi gia đình một hoàn cảnh, đời sống kinh tế còn khó khăn. Nhưng khi được hỏi về mong ước, ai cũng trả lời: Mong được  sống cùng gia đình. Một ước mơ thật giản dị nhưng bất khả thi với người lính!

Phan Văn Xuân

Lớp Báo chí K31B

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

 


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN