Có nên nhắc tới hai chữ "tự tử"?

(Sóng trẻ) - Liệu đề cập tới chuyện tự tử với một người đang gặp nhiều biến cố trong cuộc sống có khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn?

Thật chẳng dễ dàng chút nào nếu ta hỏi một người liệu họ có nghĩ tới chuyện tự tử hay không khi cuộc sống người đó đang lâm vào bế tắc. Đó không đơn giản là tính nhạy cảm của cuộc trò chuyện nữa mà thậm chí có thể làm gia tăng ý định tự tử ở người khác.

Một vài nghiên cứu cho thấy giả thiết này là có cơ sở. Trong một nghiên cứu được tiến hành tại các phòng khám ở London, một phần tư số bác sĩ gia đình và một phần năm số bệnh nhân đều tin rằng, việc đề cập tới chuyện tự tử có thể gây ra những ý định "tự hành" bản thân. Điều đó có thể chỉ thuộc số ít nhưng vẫn giúp ích trong việc điều tra sau này. Đa số mọi người đều tránh đề cập tới vấn đề "tự tử" vì điều đó có thể giúp những người đang tuyệt vọng tránh nghĩ tới cảm xúc của bản thân, chưa kể ta có thể khuyên họ lựa chọn những phương án khác hoặc nhận lấy một sự giúp đỡ.

Các chính sách về phòng ngừa tự sát ở Châu Âu và Bắc Mỹ thường tập trung vào công tác chăm sóc sơ bộ. Bởi những bác sĩ gia đình ở đây thường xuyên thăm khám cho các bệnh nhân trầm cảm (không phải những ai muốn tự tử cũng là vì buồn chán). Có thể nhanh chóng tìm được những người cảm thấy bản thân không thể đương đầu với thực tại ở các trung tâm y tế này. Tuy nhiên, thực tế lại có rất ít bác sĩ dám hỏi về chuyện tự sát bởi lo ngại nó sẽ dẫn tới ý nghĩ tiêu cực trong bệnh nhân. 

Trong một nghiên cứu được tiến hành tại Bắc California có tên "Chúng ta không đề cập tới nó", các nữ diễn viên được tập luyện để vào vai bệnh nhân mắc các triệu chứng trầm cảm tới bác sĩ khám. Qua ghi âm từ các buổi tư vấn, chưa tới 27% số bác sĩ hỏi thăm bệnh nhân liệu họ có ý nghĩ tự tử hay không. Tác giả của các nghiên cứu trên cho rằng một số bác sĩ có vẻ không thoải mái khi thảo luận về vấn đề đó. Họ sợ sẽ vô tình khuyến khích cho nỗ lực tự sát của bệnh nhân, hoặc giả nếu bệnh nhân thực sự muốn chết, họ sẽ không có đủ năng lực chuyên môn để can thiệp. 

Tuy nhiên, khá thú vị ở chỗ, những người từng có kinh nghiệm trong việc trải qua bệnh trầm cảm, dù là với bản thân hay bạn bè người thân thì đều có thiên hướng đề cập tới chuyện tự sát hơn mức bình thường. Điều này cũng tạo ra sự khác biệt lớn khi bệnh nhân muốn hỏi về các liệu pháp chống trầm cảm, bác sĩ có thể dễ dàng bắt đầu những câu chuyện liên quan tới tự tử hơn, mặc dù sẽ không có nhiều hiệu quả nếu bệnh nhân yêu cầu những điều khác.

a96d3c8c5_depression640x428.jpg

Để làm rõ luận điểm "liệu đề cập tới việc tự sát có khiến mọi người càng muốn tự tử hơn không", nhà dịch tễ học lâm sàng Madelyn uld đã tự mình tiến hành các thử nghiệm ngẫu nhiên vào năm 2005. Hơn hai ngàn học sinh tại sáu trường trung học đã tham gia thử nghiệm đo lường tâm trạng và mức độ căng thẳng của mình. Một nửa trong số đó được hỏi những câu liên quan tới ý định tự tử. Nhóm này luôn đưa ra những câu trả lời nằm trong khoảng nhất định, từ "Em chưa bao giờ nghĩ tới nó" đến "Suy nghĩ ấy luôn thường trực trong em". Hai ngày sau, cả hai nhóm lại tiến hành thử nghiệm để đánh giá lại mức độ căng thẳng lẫn chán nản. Thế nhưng lần này, cả hai nhóm đều được hỏi chung về "suy nghĩ tới việc tự tử". Nếu việc đề cập tới "tự sát" là có hại thì đáng lẽ nhóm đầu tiên được hỏi "có nghĩ tới tự tử hay không" phải cho thấy mức độ căng thẳng cao hơn sau hai ngày mới đúng. Thế nhưng, thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Nhóm đó còn không thể hiện sự buồn khổ nhiều bằng nhóm còn lại, bởi các em thấy rằng cảm xúc của mình đã được để ý và coi trọng.

Điều này đã được theo dõi bằng một thử nghiệm khác vào năm 2011, khi bệnh nhân tham gia phẫu thuật tại London được hỏi hai câu: "Trong suốt một tháng qua, có lúc nào bạn cảm thấy buồn chán, chán nản hay thất vọng không?" và "Trong suốt tháng vừa rồi, bạn có thấy buồn phiền vì ít còn hứng thú làm gì không?". Những người trả lời "có" cho một hoặc cả hai câu hỏi sau đó đều được một nhà nghiên cứu gọi tới và hỏi một loạt những câu liên quan tới tâm trạng. Nửa trong số đó ngẫu nhiên chọn vào một nhóm mà ở đó họ được hỏi sáu câu có chung một chủ đề về "những ý định tự sát", nửa còn lại thì không. Hai tuần sau, một cuộc phóng vấn đã được thực hiện để đánh giá sức khỏe tâm thần của họ. Khảo sát trên hai trăm người không phải là một nghiên cứu đủ lớn để đo được nỗ lực muốn tự sát thực tế giữa hai nhóm, nhưng nó đủ để chứng minh rằng những cuộc thảo luận về tự sát không hề làm gia tăng ý định tự tử hai tuần sau đó.

Thế nhưng, cứ đề cập tới chuyện tự tử cũng không có nghĩa là là tốt. Nói tới là một chuyện, chỉ cho người khác cách thực hiện như thế nào lại là chuyện khác. Một bộ phim ở Anh chiếu cảnh một người đàn ông uống thuốc quá liều kèm theo chi tiết về loại và số lượng thuốc anh ta đã uống, dữ liệu thu thập được sau đó cho biết có đến 49 vụ tai nạn và cấp cứu trong tuần tiếp theo sau khi phim được chiếu. Trong đó, các vụ tự sát bằng cách uống quá liều lượng thuốc tăng tới 17% so với bình thường. Một tháng sau vụ tự tử của một nghệ sĩ người Đài Loan, các phương tiện truyền thông liên tục đưa tin, để rồi những suy tính tới chuyện tự tử lại càng gia tăng trong người hâm mộ. Trong tâm lí học, đó gọi là "hình mẫu chung", tức là người ta có xu hướng bắt chước theo những hành vi mà họ thấy người khác làm. Nhiều phương tiện truyền thông ngày nay đã đưa ra những nguyên tắc riêng, tránh đề cập tới chi tiết cách thức cái chết xảy ra.

Việc mô tả những phương thức này rất khác so với việc chỉ đơn thuần bàn luận về cảm giác "không muốn sống". Mở ra một cuộc trò chuyện có thể giúp mọi người nhìn ra những cách khắc phục riêng cho tình trạng của bản thân. Trên thế giới, có rất nhiều tổ chức luôn tìm cách tháo gỡ cho mọi người bằng cách tư vấn cho họ qua điện thoại, qua mạng internet hay thậm chí là đối thoại trực tiếp. Sẽ rất khó tin nếu cho rằng việc trao đổi cảm xúc ấy sẽ khiến cho những người đang chán nản về cuộc sống càng muốn tự tử hơn. 

Claudia Hammond, BBC
Dịch: Trần Bình Minh
Báo Mạng K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN