“Cụ ông áo trắng” và 25 năm cống hiến thầm lặng

(Sóng trẻ) - Tiến sĩ Y học Nguyễn Văn Chương với hơn 60 năm công tác trong ngành y, sau khi nghỉ hưu ở Bộ Y tế năng lượng, ông từ chối nhiều lời mời từ các bệnh viện lớn để mở phòng khám riêng tại nhà, chữa bệnh giúp đỡ những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn.

Tại số 7 Đông Hồ, ngõ 424 Thụy Khuê – Tây Hồ - Hà Nội, phòng khám của bác sĩ Chương luôn tấp nập người đến thăm khám, nhiều bệnh nhân đến đây được khám chữa bệnh miễn phí.

Lan tỏa yêu thương

“Nào...kéo cưa lừa xẻ...tay này sang này...” - Những tiếng cười nói vui vẻ mà nếu nghe qua, ta cứ nghĩ như ai đó đang chơi một trò chơi dân gian. Ấy thế mà không khỏi bất ngờ khi đó là một phương pháp của quá trình điều trị xương khớp tại một phòng khám nhỏ.

53fd4892a_bac_si_voi_be.jpg

Bác sĩ khám bệnh cho bé Thu Hiền

Bệnh nhân là bé Đoàn Thị Thu Hiền 6 tuổi bị liệt tay bẩm sinh. Sau bao năm chạy chữa không đem lại kết quả, tình cờ bố của bé có nghe đài báo đưa tin về vị lương y Nguyễn Văn Chương tài giỏi đức độ, ngay lập tức anh đưa con gái đến chữa bệnh. Điều kì diệu đã xảy ra khi chỉ sau vài tháng với phương pháp chữa bệnh của bác sĩ, bé Hiền đã có tiến triển rất tốt, vượt mong đợi của gia đình. Kể từ đó cứ mỗi tháng một lần vào cuối tuần, gia đình lại đưa bé từ Mê Linh đến để điều trị. 

Chị Phạm Thị Thùy - mẹ bé Hiền chia sẻ: “Rất may mắn cho cả cháu và gia đình khi biết đến bác sĩ Chương, nhờ có bác sĩ mà con tôi trở nên khỏe mạnh hơn, tay cháu đã cử động được dù đã chạy chữa ở nhiều nơi, nhiều bệnh viện lớn”. Không chỉ đến chữa bệnh cho bé Hiền, chị còn lấy thuốc ngâm chân cho mẹ, khi gia đình có người bị bệnh chị cũng đều đưa đến đây khám và lấy thuốc. 

Chị Thùy nghẹn ngào nói tiếp: “Thuốc của bác Chương rất hiệu quả lại rẻ, không quá đắt so với thị trường. Ai đến đây có hoàn cảnh khó khăn đều được bác giúp đỡ, có khi là miễn phí”. 

Có lẽ người bệnh đến đây không đơn thuần là khám rồi lấy thuốc, vị thuốc tốt nhất chính là cách mà ông Chương tận tình chỉ bảo, căn dặn các bệnh nhân của mình, gần gũi đến lạ, thân thiết đến lạ, như người cha già chăm sóc những đứa con khi đau ốm. Sự thân thuộc ấy khiến bệnh nhân đến đây đều thấy ấm áp, tình người cũng giúp người ta mau lành bệnh hơn…

Không ngừng cống hiến

Ở cái tuổi 85 nhưng bác sĩ Chương vẫn đầy nhiệt huyết cống hiến cho đời, cho nghề, ông được mệnh danh là “Bác sĩ của người nghèo”. Từng ở chiến trường, từng đi qua nhiều đất nước trên thế giới nghiên cứu về ngành y, làm việc tại Bộ y tế năng lượng và cuối cùng chọn mở phòng khám tư tại nhà với mong muốn giúp đỡ nhiều bệnh nhân, những người nghèo cũng có điều kiện chữa bệnh tốt nhất. 

4d2f4347a_20190306230833.jpg

Bác sĩ Chương cẩn thận ghi chép hồ sơ bệnh nhân

Nhà ông Chương có 3 tầng thì toàn bộ tầng một rộng khoảng 50m2 được ông sử dụng làm phòng khám với đầy đủ các thiết bị khám chữa bệnh. Các thiết bị trong phòng khám đều tự tay ông chuẩn bị bằng số tiền lương hưu dành dụm. Không chỉ vậy, các thiết bị này đều còn được ông thường xuyên bảo dưỡng, thay mới để phục vụ bệnh nhân một cách tốt nhất.

Cả nhà ông Chương, từ vợ đến con ai cũng theo ngành y, bởi sự tiếp lửa từ người cha cũng như niềm đam mê với nghề này. Những lúc có đông bệnh nhân, vợ và con ông cũng phụ một tay khám chữa bệnh, ai cũng tận tụy, chu đáo với người bệnh.

Hiện tại phòng khám của ông mở cửa từ 7h30 sáng đến 20h00 tối, cả thứ 7 và chủ nhật. Có khi bệnh nhân hẹn sớm hẹn muộn ông cũng linh hoạt thời gian, cố gắng thu xếp giúp đỡ họ. Mỗi ngày tại đây tiếp đón khoảng 5 - 6 bệnh nhân. Bằng các phương pháp khoa học cũng như vật lý trị liệu đông - tây y kết hợp như: châm cứu, day bấm huyệt, rung lắc cơ, tác động cột sống, xương, khớp nhẹ nhàng đi kèm các bài tập giúp cho bệnh nhân giảm đau mà còn hiệu quả nhanh.
 
Phần lớn những người mắc bệnh thường là người cao tuổi và trẻ em. Người bệnh đến đây đều được chữa trị tận tình, có những trường hợp chạy chữa nhiều nơi, tốn nhiều tiền không khỏi, rồi họ tìm đến ông chỉ mất và ba tháng là phục hồi như trường hợp bé Hiền ở trên. Về chi phí ông chỉ lấy gọi là để duy trì phòng khám.

53fd4892a_bang_gia_va_noi_quyyy.jpg

Bảng giá và nội quy của phòng khám
 
Khi hỏi về kỉ niệm nhớ nhất khi làm nghề, ông chia sẻ: “Mỗi bệnh nhân đến đây đều mang những câu chuyện khác nhau, ai cũng đặc biệt ai cũng đáng được chia sẻ, đáng được giúp đỡ”. Cuốn sổ theo dõi người bệnh theo từng ngày,có khi đã xếp thành một chồng cao, thống kê chi phí khám chữa bệnh miễn phí được ông viết báo cáo rõ ràng, mỗi năm ông miễn phí chi phí khám chữa bệnh, thuốc men lên tới hơn 300 triệu đồng. 

 “Tất cả những ai đã vào ngành y, thứ nhất là phải theo lời dạy của Bác Hồ, thứ hai không đặt vấn đề làm giàu mà làm phúc là chính”. Đó là lời răn dạy của bác sĩ Chương cho những ai đã, đang làm trong ngành y cũng như sắp bước vào ngành y. 

Hơn 80 cuộc đời cũng chính là hơn 80 năm TS.BS Nguyễn Văn Chương cống hiến hết mình cho nền y học nước nhà cũng như dành trọn trái tim, tấm lòng nhân ái của mình cho những mảnh đời khó khăn, bất hạnh. “Cụ ông áo trắng” chính là tấm gương sáng “lương y như từ mẫu”, tấm lòng nhân hậu cùng những việc làm cao đẹp của bác sĩ Chương truyền cảm hứng cho biết bao con người gắn bó với những người trong ngành y cũng như lan tỏa đến tất cả mọi người, làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Thanh Hoa

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN