Công bố top 10 biểu tượng cảm xúc của năm 2021

(Sóng trẻ) - Theo thống kê của tổ chức Unicode Consortium, biểu tượng cười chảy nước mắt (Tears of Joy) là biểu tượng cảm xúc được sử dụng nhiều nhất trong năm 2021.

Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc sống con người, từ thực phẩm, phong cách thời trang cho đến lối sống sinh hoạt. Điều duy nhất vẫn giữ nguyên vẹn có lẽ là những biểu tượng cảm xúc được những người dùng mạng gửi mỗi khi liên lạc với người thân.

Theo dữ liệu từ tổ chức Unicode Consortium, 9 trong số 10 biểu tượng cảm xúc được sử dụng nhiều nhất năm 2021 từng xuất hiện trong bảng top 10 của năm 2019. Biểu tượng trái tim màu đỏ đứng thứ hai, sau biểu tượng cười chảy nước mắt (Tears of Joy). Điều thú vị là phần lớn các bạn trẻ thuộc Thế hệ Z - thế hệ làm chủ thời đại hiện nay - rất ít khi dùng biểu tượng này.

1971.jpg
Cười chảy nước mắt (Tears of Joy) là biểu tượng cảm xúc được dùng nhiều nhất năm 2021 (Ảnh: Internet)

Đối với những người sáng tạo và nghiên cứu các biểu tượng cảm xúc, đây không phải là một kết quả quá bất ngờ. Theo Alexander Robert, nhà nghiên cứu biểu tượng cảm xúc tại Google, điều này chứng minh độ phổ biến của các biểu tượng cảm xúc trên thế giới; việc có rất nhiều người dùng nó, và đây không phải là một sản phẩm mà chỉ có Thế hệ Z mới chú ý tới.

Tuy nhiên, so với thống kê của tổ chức Unicode Consortium, dữ liệu của nền tảng mạng xã hội Twitter lại mang một kết quả khác. Theo trang mạng mang biểu tượng chim xanh, cười chảy nước mắt là biểu tượng cảm xúc được sử dụng nhiều nhất trên Twitter vào năm 2020. Song, sang tới năm 2021, biểu tượng này đã tụt xuống vị trí thứ hai, sau biểu tượng mặt khóc. Số lượng người dùng hình ảnh cười chảy nước mắt cũng giảm 23%. 

Từ những thống kê nói trên, các nhà sáng tạo và nghiên cứu có thể thấy được mức độ sử dụng của từng biểu tượng cảm xúc, độ linh hoạt trong cách giao tiếp trên mạng của công chúng. Bên cạnh top 10 đã được công bố, còn một số biểu tượng cảm xúc đáng đề cập khác như: biểu tượng ống tiêm, biểu tượng virus,... chúng đều tăng hạng một cách đáng kể tính từ thống kê năm 2019 tới nay. Tuy nhiên, những biểu tượng gắn liền với thời kỳ dịch bệnh này vẫn chưa đủ phổ biến để lọt vào top 10 những biểu tượng cảm xúc được sử dụng nhiều nhất.

"Mặc dù hai năm qua đã có nhiều sự thay đổi chưa từng thấy, song các biểu tượng cảm xúc chúng ta dùng vẫn vô cùng quen thuộc. Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng trong việc sử dụng các biểu tượng về dịch bệnh, virus, tuy nhiên nó chưa đủ độ phổ biến bởi cuộc sống này còn nhiều điều để cười, để khóc, dù cho có đại dịch hay không" - Lauren Gawne, giảng viên cao cấp ngành Ngôn ngữ học tại Đại học La Trobe, Melbourne, Úc nhận định.

 

Nguồn: The New York Times

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN