Đặc sản gia truyền tương Bầ



(Sóng Trẻ) - Đi qua quốc lộ 5A Hà Nội - Hải Phòng, dọc suốt thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, chúng ta khó có thể dời mắt khỏi những quầy bán tương - đặc sản gia truyền của làng Bần.

Làng nghề tương Bần

Làng Bần Hưng Yên (trước thuộc một thôn của xã Văn Phú) từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm tương Bần. Đi qua phố Bần chúng ta có thể thấy rất nhiều cửa hàng bán tương, có nhà tự làm rồi bán nhưng cũng có nhà mua buôn từ các xưởng lớn về bán. Nhà nào có mặt đường thì tiện mở luôn một cửa hàng để bán tương, nhà không có mặt đường thì phải thuê chỗ bán hàng, ai cũng cố mở được một cửa hàng khang trang, bề thế để trưng bày, quảng cáo cho hiệu của mình.

Sản xuất tương ở làng Bần hầu hết là các hộ gia đình được truyền nghề từ đời trước, nhưng cũng có hộ do thấy làm tương phát đạt nên chuyển sang làm tương. Tuỳ theo nguồn vốn, chất lượng mà mở xưởng với quy mô khác nhau, nhiều xưởng có khoảng mấy trăm chum đại, sức chứa tới 50.000 lít để liên tục quay vòng.

Anh Sơn Triệu - chủ một xưởng sản xuất tương cho biết: “Nhờ có máy móc xay nghiền hiện đại nên giờ làm tương không vất vả như xưa, giờ làm tương không chỉ bán cho người mua lẻ mà còn bán cho các siêu thị và xuất khẩu đi nước nài…”.

Còn cô Thu - chủ một cửa hàng chia sẻ: “Tương ở đây là nn nhất đấy, đến đây mà không mua tương thì phí lắm”. Quả thật tương ở đây mang một hương vị thật khó tả: sánh, vàng, thơm ngậy… Cô nói: “Việc làm tương phải qua rất nhiều công đoạn, tương có nn hay không một phần quyết định ở khâu lựa chọn nguyên liệu: gạo nếp, đỗ tương, nước… Gạo nếp phải là nếp cái hoa vàng để tương có mùi thơm dịu. Đỗ tương chọn loại đỗ ré, hạt tròn có màu vàng, sọc nâu, có vị bùi béo. Trong quá trình làm tương, việc đồ xôi, rang đỗ cũng có những yêu cầu rất đặc biệt”.

Nhưng có lẽ điểm khác biệt nhất của tương Bần với tương khác là cách làm mốc từ lá nhãn - một loại cây cũng là đặc sản nổi tiếng của vùng đất này. Trải qua các công đoạn làm mốc, ngâm đỗ, ủ mật, lọc muối, ngả tương và đánh tương..., tương được trữ trong những chum lớn, càng để lâu ăn càng nn. Công đoạn cuối cùng là đóng chai, hiện nay tương được bán ra thị trường với giá từ 15000 đến 20000/lít.
 
Tương trong hồn Việt           

Ngày nay việc chế biến tương khá thông dụng và dễ làm. Có nhiều địa phương làm tương nn và nổi tiếng nhưng không phải ở đâu cũng có thể làm ra loại tương với vị ngọt, thơm dịu, không chua và có thể để đến 2 năm không hỏng. Có lẽ vì vậy mà tương Bần từng là vật phẩm được tiến cống cung đình, và ngày nay món ăn dân dã này vẫn được người Hà Nội xưa sành ăn và xếp vào những món ăn đặc biệt của thủ đô.

Chị Nhâm - một khách hàng mua tương nói: “Tương này nn lắm, chị sống ở miền Nam nhưng cứ lần nào về thăm quê lại mua tương làm quà biếu, mọi người rất thích”.

Trong mâm cơm mỗi gia đình Việt, đặc biệt là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ,  tương trở thành một món ăn không thể thiếu.

Ca dao có câu:        

Anh đi anh nhớ quê nhà

      Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.

Tương Bần từ bao đời nay đã đi sâu vào tiềm thức của những người Việt Nam, để bất kì ai mỗi khi xa quê đều không thể quên được món ăn dân dã nhưng đượm tình quê hương này.
 
                                                                Đỗ Thị Nga

                                                    Lớp CBC5C

Trường CĐ Truyền hình


 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN