Đào tạo nhân lực ngành truyền hình chưa tương xứng nhu cầu sử dụng

(Sóng trẻ)  Chúng ta đang sống trong thời đại trí tuệ phát triển, do đó những ngành nghề trong xã hội mở rộng với quy mô chưa từng thấy nhờ những bước tiến vượt bậc của khoa học kĩ thuật. Một trong những ngành nghề phát triển nhanh trong những năm gần đây chính là ngành truyền hình (báo hình). Song vấn đề nhân sự hiện đang gây nhiều khó khăn cho nhiều đơn vị sản xuất truyền hình trong nước. Công việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo hình đã không đáp ứng kịp cho nhu cầu phát triển của ngành truyền thông này.

    Tính đến tháng 6 năm 2012, cả nước đã có 748 cơ quan báo chí in với 1.052 ấn phẩm báo chí, 184 báo, 564 tạp chí, 25 báo ngày, 67 đài phát thanh, truyền hình. Về lĩnh vực thông tin điện tử, cả nước có 62 báo điện tử, 1024 trang tin điện tử tổng hợp chung (trong đó có 300 trang của các cơ quan báo chí); tổng số trang mạng xã hội 191 trang; tổng số Blog trên 2 triệu; có gần 17 nghìn nhà báo, đang hoạt động trên khắp mọi vùng miền của tổ quốc và ở nước nài.  Bên cạnh những loại hình thông tin truyền thống, sự phát triển của công nghệ thông tin đang thúc đẩy sự ra đời của những loại hình và sản phẩm truyền thông mới, trong đó có các kênh truyền thông sử dụng công nghệ online như mobie, truyền hình internet.     

Ngành truyền thông báo chí, đặc biệt là truyền hình (báo hình) đã trở thành một chiến tuyến quan trọng, có một phạm vi ảnh hưởng lớn lao. Trong những thập kỷ cuối thế kỷ trước, truyền hình Việt Nam chỉ với một số ít kênh truyền hình chính thống của Trung ương; Nhưng giờ đây, nó đã trở thành một hệ thống, một mạng lưới đa dạng, có đến hàng trăm đơn vị, nhiều tầng cấp ( trung ương, khu vực, tỉnh, thành phố...) nhiều chủng loại ( Các kênh chính thống, các kênh truyền hình cáp, các kênh kỹ thuật số, các kênh truyền hình liên kết sản xuất, kênh công nghệ HD, 3D ). Không ít các tập đoàn kinh tế đã hợp tác cùng đầu tư sản xuất vào lĩnh vực truyền hình.

Vì vậy, truyền hình, mặc nhiên được coi là mũi xung kích của hoạt động truyền thông. Hầu hết các gia đình ở thành thị, nông thôn miền xuôi, miền núi đều có máy thu hình. Có thể nói thông tin đã đến tận đầu nhà của mỗi gia đình, đặc biệt là đến với số đông thanh thiếu niên. Nội dung của truyền hình ngày càng phong phú và hấp dẫn, tính tương tác của các chương trình truyền hình ngày càng nâng cao, đòi hỏi người làm truyền hình cũng phải nâng cao một bước về bản lĩnh và nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu của người xem.

Song có một vấn đề rất lớn đang gây khó khăn lúng túng cho nhiều đơn vị truyền hình là vấn đề nhân sự. Đây cũng là mặt trái của sự phát triển gia tốc các ngành trong xã hội hiện nay. Công việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo hình đã không đáp ứng kịp nhu cầu phát triển của ngành truyền thông này.

Sự thiếu hụt nhân lực dẫn đến tình trạng sử dụng chắp vá những người không có năng lực tác nghiệp các chương trình truyền thông; vận động những nhà báo về hưu đã quá nhiều tuổi đến ký hợp đồng, hay mời những cán bộ nhân viên đang làm việc ổn định ở các cơ quan truyền thông báo giấy, báo điện tử đến làm thêm từng việc trong chuỗi sản xuất báo hình.

Không nhưng thế, có những trường hợp các đơn vị truyền hình mới thành lập dùng tài chính lôi kéo nhiều nhân viên cốt cán của những cơ quan truyền thông nhà nước về làm việc hẳn cho mình. Thi thoảng cũng có tranh chấp nhân sự một cách không bình thường giữa các đơn vị truyền thông khác nhau.
    
Rõ ràng đã đến lúc ngành giáo dục đào tạo phải có một quy hoạch toàn diện hơn, sát hợp với nhu cầu hơn, đón đầu được sự phát triển. Trong lúc báo hình thiếu nhân sự như thế thì nhiều sinh viên báo viết và một số trường chuyên ngành khác tốt nghiệp từ khóa trước vẫn chưa tìm được việc. Điều đó đặt ra vấn đề là phải nâng công tác xây dựng quy hoạch đào tạo nhân lực truyền hình lên một cấp độ chiến lược toàn diện và có hệ thống.

Thiết nghĩ, để bảo đảm nhân lực, đáp ứng nhiệm vụ, trước mắt, ngành truyền hình, đặc biệt là những đơn vị mới thành lập cần phải vận dụng linh hoạt các giải pháp tình thế để tiếp tục phát triển. Một số gợi ý xin được đưa ra:

Đưa đội ngũ cán bộ sớm “nhập cuộc” với các chương trình truyền hình thực tế, truyền hình trực tiếp, cọ sát với các tình huống phức tạp, đòi hỏi sự sáng tạo, biến hóa linh hoạt, ứng biến nhạy bén. Giao việc như những đề bài có mức độ khó tăng dần, đòi hỏi tính phối hợp cao, chuẩn bị chu đáo, có tình huống đột xuất  buộc thay đổi, để rèn luyện đội ngũ.
     
Thường xuyên tổ chức những buổi trao đổi nghề nghiệp hằng tuần, hằng tháng trong đơn vị, để người cũ giúp người mới, người giỏi giúp người còn yếu, trao đổi rút kinh nghiệm về những nội dung đã làm. Gọi là đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo nâng cao. Những nơi có chi hội nhà báo thì đứng ra làm việc này với sự bảo trợ của lãnh đạo là thích hợp nhất. Nội dung trao đổi phải gắn liền với yêu cầu công việc thực tế hằng ngày của đơn vị.

Những nơi có điều kiện, có thể tổ chức những lớp chuyên môn vừa làm vừa học. Công việc truyền hình vẫn được đảm bảo bình thường; giờ học bố trí một cách linh hoạt, có thể một số buổi trong giờ hành chính, một số buổi nài giờ làm việc. Người dạy có thể mời giáo viên khoa báo hình ở các trường Đại học, mời các nhà báo lão thành, các nhà báo giỏi và cũng có thể người trong đơn vị có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm chuyên môn.
     
Nội dung dạy học có thể theo chương trình của khoa báo hình, đại học báo chí tại chức. Tài liệu giáo khoa, có thể mua giáo trình của đại học tại chức hoặc mời một vài chuyên gia cùng với cán bộ có năng lực có chuyên môn cao của đơn vị phối hợp biên soạn. Việc học đã được tổ chức thành lớp thì có kiểm tra sau mỗi chương trình và có thi cử tốt nghiệp vào cuối khóa. Còn việc đăng ký xin được công nhận, được cấp bằng tốt nghiệp đại học thì tùy từng hoàn cảnh cụ thể mà đặt ra hay không đặt ra.
 
Một số cách làm hay của một số đơn vị truyền thông là mời các chuyên gia của các trường dạy báo hình danh tiếng trên thế giới để phổ biến và chuyển giao những công nghệ, quy trình làm báo hình.

Có một số biên tập viên, đạo diễn được đào tạo ở nước nài, có điều kiện cọ sát với môi trường cạnh tranh báo chí, truyền hình ở những điều kiện áp lực cao, số người này làm nòng cốt cho các nhóm phóng viên đi làm phóng sự, điều tra theo phong cách mới, đổi mới nội dung, nếu rút kinh nghiệm tốt, phổ biến nhanh những thủ pháp hiệu quả, sẽ giúp phóng viên trẻ nhanh tiến bộ.
       
Khi tuyển chọn phóng viên, biên tập viên, cần ưu tiên những người có nại ngữ tốt, đội ngũ này tiếp cận nhanh không chỉ với tin tức rộng khắp toàn cầu, mà họ tiếp thu nhanh phong cách tác nghiệp của các phóng viên quốc tế.
       
Một hướng cơ bản là cử cán bộ trẻ có nại ngữ tốt trực tiếp được đào tạo chuyên về báo hình tại các trung tâm đào tạo báo chí lớn của CNN, BBC, AFP…

Ngành truyền hình tăng cường mở lớp tu nghiệp truyền hình ngắn hạn ( khoảng 6 tháng ) dạy và học chủ yếu những vấn đề thuộc về nghiệp vụ truyền hình hiện đại. Học viên là cán bộ ngành truyền hình đang hành nghề nhưng chưa có nghiệp vụ chuyên ngành tương ứng hoặc các sinh viên ngành khác chưa có việc mà có nguyện vọng muốn phục vụ ở ngành truyền hình.    Ngành truyền hình chỉ cần đầu tư kinh phí xây dựng, thiết bị vật chất; còn kinh phí đào tạo có thể dựa vào tiền học phí của học viên nộp tiền hoặc tiền đóng góp của các đơn vị gửi người đến dự học.
    
Có một số giải pháp kinh điển nhưng cần được coi trọng thực hiện trong lúc này là khen thưởng kịp thời những cá nhân hoặc nhóm công tác làm việc tốt hoặc có những tiến bộ nhanh về tay nghề. Việc khen thưởng phải thiết thực ( tăng lương hoặc bằng vật chất ) có giá trị động viên tích cực, khích lệ được phong trào tự rèn nghề nghiệp, tu luyện tài năng, trau dồi đạo đức trong hàng ngũ cán bộ công nhân viên đơn vị.
     
Tiếp xúc với bạn xem truyền hình, đối thoại với khán giả, đồng nghiệp, lắng nghe phản biện của nhiều người, là phẩm chất cầu thị đáng quý của mỗi phóng viên, mỗi chương trình. Phản hồi của độc giả là người thầy khách quan cho mỗi phóng viên lớn nhanh trong nghề nghiệp.
    
Nhà nước ta, trực tiếp là Bộ giáo dục và Đào tạo-Bộ Thông tin truyền thông, cần có quy hoạch, định hướng một cách căn cơ, tính toán để quy hoạch lại việc Đào tạo nhân lực cho từng loại hình Báo chí, trong đó có nhân lực cho ngành truyền hình. Trong đó cần coi trọng đào tạo cả phóng viên, biên tập, đạo diễn, kỹ thuật dựng, truyền dẫn-phát sóng. Đầu tư đào tạo phải bảo đảm 3 khâu: Giáo viên- Giáo trình-Cơ sở vật chất thực hành, không coi nhẹ khâu nào.
     
Đối với một số kênh chuyên ngành, như  kinh tế, y tế , giáo dục, tới đây là kênh công an, quân đội, biên phòng…Việc đào tạo nhân lực còn phải đào tạo bổ sung kiến thức chuyên ngành, từ đại cương đến chuyên sâu. Đó là một quá trình dài lâu, gian khổ.
     
Một vấn đề không nhỏ, không sớm, đó là đào tạo Cán bộ quản lý công nghệ truyền hình. Một chuỗi giá trị rất phức tạp để ra tác phẩm truyền hình, thì rất cần có những người quản lý chuyên nghiệp, chuyên ngành. Không thể để tình trạng “ bó đũa chon cột cờ”, hễ cứ làm biên tập, đạo diễn là làm được quản lý kênh, quản lý đài. Hễ cứ là cán bộ tuyên giáo là làm được Truyền hình!!! Như một số đài địa phương vừa qua.

Công tác bồi dưỡng nhân lực bao giờ cũng giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong mọi sự nghiệp.
    
Khi đã để cho những khó khăn trắc trở về nhân sự đã thành lực cản của sự phát triển thì lập tức phải tìm ra những giải pháp khắc phục, bổ cứu-giải pháp có tính chiến lược và cả giải pháp tình thế trước mắt.

Quay lưng lại với thực trạng không thuận nói trên lâu dài hoặc cứ để cho con thuyền sự nghiệp trôi đến đâu thì đến là thiếu trách nhiệm và đánh mất thế chủ động trong hành trình tiến về tương lai của chúng ta.


 Nhà báo Nguyễn Thanh Liêm
                           Lớp K32B Báo in

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN