Khoa Phát thanh – Truyền hình cùng cơ quan báo chí bàn giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành, thực tập cho sinh viê

(Sóng trẻ) - Sáng nay 12/11, khoa Phát thanh – Truyền hình tổ chức hội thảo “Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hành, thực tập nghề nghiệp cho sinh viên khoa Phát thanh – Truyền hình” tại hội trường tầng 10 nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Buổi hội thảo có sự tham gia của PGS.TS Lưu Văn An, Phó giám đốc Học viện Báo chí – Tuyên truyền; tiến sĩ Nguyễn Trí Nhiệm, Trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình; thạc sĩ Đinh Ngọc Sơn, Phó trưởng khoa Phát thanh – Truyền hình; nhà báo Phan Huy Thắng, Trưởng ban Nhân Dân Điện tử - Báo Nhân Dân; nhà báo Nguyễn Đức Hòa, Phó trưởng ban Thanh thiếu niên VTV6, Đài Truyền hình Việt Nam, cùng đại diện các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, các thầy cô giáo và đông đảo sinh viên khoa Phát thanh – Truyền hình.

Những yêu cầu mới cho giảng viên, sinh viên

Hội thảo là một trong những cơ hội hiếm hoi mà cơ sở đào tạo và cơ sở tiếp nhận sinh viên được gặp nhau và nói về những vấn đề đang tồn tại trong công tác việc làm cho các bạn sinh viên sau khi ra trường.

Đọc báo cáo đề dẫn mở đầu buổi hội thảo, tiến sĩ Nguyễn Trí Nhiệm – chủ tịch hội thảo đã nhìn lại quá trình hình thành và phát triển hơn 30 năm qua của khoa Phát thanh – Truyền hình, những thành tựu mà khoa đã làm được và những khó khăn mà khoa đang gặp phải trong việc tạo điều kiện thực hành, thực tập cho một lượng lớn sinh viên hàng năm. Tiến sĩ chia sẻ: “Tại cuộc Hội thảo này, chúng tôi rất mong quý vị đại biểu, các nhà báo, các thầy, cô giáo, các anh, chị nghiên cứu sinh, học viên cao học và các em sinh viên tiếp tục trao đổi đưa ra được nhiều giải pháp thiết thực để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo các chuyên ngành báo chí”.

b6ccb297d_i_0214.jpg
Tiến sĩ Nguyễn Trí Nhiệm, chủ tọa hội thảo, đọc báo cáo dẫn đề

Sau phát biểu đó, hơn ba tiếng của buổi hội thảo diễn ra trong không khí đối thoại. Các tham luận của đại diện các cơ quan báo chí đã chỉ ra được những bất cập, những nhược điểm cần khắc phục trong công tác hỗ trợ cho sinh viên thực hành, thực tập nghề nghiệp, mà chủ yếu là từ phía khoa Phát thanh – Truyền hình. Mỗi bản tham luận là một câu chuyện cùng nhiều điều rút ra được từ chính quá trình học nghề báo của những thế hệ trước đây, từ câu chuyện tập quay của nhà báo Nguyễn Đức Hòa cho tới bài học về tính đa nhiệm của người làm báo được nhà báo Dư Hồng Quảng, Phó giám đốc Đài PT-TH Phú Thọ.

b6ccb297d_i_0171.jpg
Nhà báo Trần Thị Tri, Giám đốc Hệ Văn hóa Đời sống Khoa giáo - VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam 
chia sẻ tại hội thảo
 
Các bản tham luận bày tỏ mong muốn khoa Phát thanh – Truyền hình cùng tham gia vào quá trình hướng dẫn thực hành, thực tập cho sinh viên trong khoa, làm việc với các đơn vị báo chí. Đông thời, qua các bản tham luận, đại diện các cơ quan báo chí cũng yêu cầu phía sinh viên có được thái độ tích cực trong quá trình thực hành, thực tập.

Hội thảo "tốt cho khoa, tốt cho sinh viên”

Cùng tham gia hội thảo, các bạn sinh viên, giáo viên đại diện các đơn vị truyền thông của khoa Phát thanh – Truyền hình cũng đã chia sẻ các ý kiến, mong mỏi tới các đại biểu, các thầy, cô giáo trong khoa.

Chia sẻ tại buổi hội thảo, Trưởng câu lạc bộ Phát thanh Sóng trẻ Đỗ Thế Dũng chia sẻ mong muốn câu lạc bộ và các bạn sinh viên được hỗ trợ nhiều hơn trong quá trình sản xuất các chương trình phát thanh. Trình bày về những hoạt động mà câu lạc bộ Phát thanh Sóng trẻ đã làm trong thời gian gần đây, bao gồm các chương trình phát trên Đài Phát thanh Hà Nội, các chương trình phát trong ký túc xá cùng các chương trình khác, anh Đỗ Thế Dũng mong mỏi được thêm sự hỗ trợ về mặt kinh phí từ phía khoa và nhà trường.

b6ccb297d_i_0215.jpg
Bạn Đỗ Thế Dũng, sinh viên lớp Phát thanh K31, 
chủ tịch câu lạc bộ Phát thanh Sóng trẻ chia sẻ tại hội thảo

Chia sẻ quan điểm này, bạn Lê Quang Đức, đại diện cho trang tin Sóng trẻ cũng đã mong các thế hệ nhà báo, với kinh nghiệm và kỹ năng trong quá trình tác nghiệp có thể hỗ trợ cho sinh viên trong quá trình thực hành, thực tập.

Trao đổi sau buổi hội thảo, nhà báo Nguyễn Tri Thức, Vụ trưởng, trưởng ban Hồ sơ Sự kiện, Tạp chí Cộng sản cho biết: “Hội thảo này tốt cho khoa, tốt cho sinh viên.Về phía khoa, khoa Phát thanh – Truyền hình có thể điều chỉnh các chương trình, các cơ cấu theo định hướng, chẳng hạn khoa có thể tạo các mối liên hệ tốt với các cơ quan báo chí, tạo điều kiện cho sinh viên trong quá trình thực tập hoặc các hoạt động khác. Các bạn sinh viên có thể rút ra nhiều điều sau những hội thảo này, chuẩn bị những kỹ năng cơ bản nhất để phục vụ cho việc thực hành, thực tập và trong việc ra trường”.

Mời quý độc giả quan tâm đến nội dung các tham luận được gửi tới chương trình vui lòng truy cập vào đường link dưới đây để tải về


Bài: Hữu Đức (BM 32), ảnh: Minh Đức (ĐPT 33)

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN