“Đất Nước” vào đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT

(Sóng trẻ) – Sáng 9/8, gần 900.000 thí sinh trên cả nước đã hoàn thành xong môn thi đầu tiên của kỳ thi THPT Quốc gia 2020. Sau khi kết thúc 120 làm bài, các thí sinh cho biết “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm được gọi tên trong đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT.

Theo đó, đề thi chính thức môn Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT đảm bảo đúng cấu trúc mang tính thống nhất như mô hình đề từ năm 2019, 2018 với 2 phần là Đọc hiểu (3,0 điểm); Làm văn (7,0 điểm) chia thành 2 câu hỏi.

Phần Đọc hiểu, phần văn bản đọc hiểu được trích từ cuốn sách "Cách sống - từ bình thường trở nên phi thường" của tác giả Nhật Bản Inamori Kazuo. Bám sát ngữ liệu đọc hiểu, câu NLXH yêu cầu thí sinh viết đoạn văn nghị luận với chủ đề "trân trọng cuộc sống mỗi ngày". Ở phần NLVH, thí sinh phải phân tích tư tưởng "Đất Nước của nhân dân" được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích của bài thơ "Đất Nước". 
 
337807b68_16205546797_b8ecdc45f4e116aade7c070fb6e08ff4_1.jpg

Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn (Ảnh: Lao Động) 

Kết thúc môn thi đầu tiên, nhiều thí sinh và giáo viên nhận xét đề năm nay đưa ra hợp lý, đảm bảo tính thời sự. Đề không quá khó, điều đó tạo tâm lý thoải mái cho thí sinh trước khi bước vào những môn thi tiếp theo của kỳ thi.

Sau 120 phút làm bài thi môn Ngữ văn, thí sinh Phạm Thị Ngọc Hân tại điểm thi trường THPT Nguyễn Đức Mẫu (Nghệ An) đánh giá đề thi năm nay không quá khó, phù hợp với thi tốt nghiệp THPT. Đề ra khá an toàn, bám sát cấu trúc đề minh họa và không làm khó thí sinh. Tuy nhiên chắc chắn đề sẽ có phân hóa giữa các bạn thi Đại học và xét tốt nghiệp nên Hân cũng không quá lo lắng về bài thi sáng nay.

Đồng quan điểm với Ngọc Hân, thí sinh Nguyễn Hoài (THPT Hồng Thái - Hà Nội) cũng đưa ra những đánh giá về đề thi: "Với em thì đề thi năm nay vừa sức đối với thí sinh, các câu hỏi nằm trong phần ôn tập về kiến thức và kỹ năng của chúng em. Em hy vọng mình sẽ đạt kết quả tốt sau khi kết thúc kỳ thi năm nay".

Một số thầy cô giáo nhận định phần đọc hiểu vẫn các dạng câu hỏi truyền thống nhưng cũng không dễ đạt được điểm tốt nếu không có kĩ năng đọc - hiểu văn bản. Phần làm văn yêu cầu của đề là suy nghĩ về sự cần thiết của việc phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày. Vấn đề đặt ra trong câu nghị luận xã hội khá quen thuộc, không quá khó đối với học sinh. Nắm bài tốt, có kỹ năng làm bài, thí sinh sẽ dễ dàng đạt được điểm khá giỏi với đề này.

Phần Nghị luận văn học là vấn đề không mới song thiết thực và có ý nghĩa quan trọng với học sinh nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, các em phải có tư duy độc lập, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo mới tạo được ấn tượng cho phần bài làm của mình. Về yêu cầu cảm nhận, không làm khó mọi thí sinh ở các trình độ. Về yêu cầu mang tính phát hiện, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức về lý luận, am hiểu về phong cách của nhà văn mới có thể đưa ra những nhận xét sắc bén, “ăn điểm”.

Phổ điểm với đề thi năm nay được dự đoán học sinh trung bình không khó để đạt mức điểm 5 - 6; học sinh khá đạt 7 - 8. Tuy nhiên, đề thi dù được đánh giá là không quá khó nhưng sẽ không nhiều thí sinh có thể để đạt điểm 9 – 10 do tính chất phân hóa của đề thi.

337807b68_2016208907457_328f1ad60b2bb63edb614c1eb39891b9.jpg

Một trong những thí sinh kết thúc bài thi sớm nhất (Ảnh: Trần Xuân)

Đa số các em thí sinh nhận định đề thi đảm bảo bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình THPT và chủ yếu thuộc chương trình lớp 12. Phần kiến thức lớp dưới chiếm tỉ lệ rất nhỏ. So với đề thi chính thức kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, độ khó của đề thi tham khảo được giảm đi và tập trung nhiều vào mục tiêu để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Số câu hỏi dễ và câu hỏi lý thuyết (Nhận biết và thông hiểu) tăng lên, số câu vận dụng cao giảm đi và đồng thời có sự giảm về độ khó của các câu hỏi này so với đề thi 2019. Sự điều chỉnh này tương đối hợp tạo thuận lợi hơn cho thí sinh trong việc xét công nhận tốt nghiệp và những thay đổi của kỳ thi diễn ra trong dịch bệnh phức tạp hiện nay.
Phạm Ngọc Hà

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN