Đâu rồi truyền thống Việt…


Sóng Trẻ) - Chúng ta đã thực sự trân trọng những giá trị của cha ông như người Xcot-len chưa? Hay chúng ta vẫn mù quáng theo đuổi những “mốt” đang thịnh hành kia mà lãng quên những gì gọi là truyền thống Việt…

Mấy hôm trước, một nam ca sĩ nổi tiếng tổ chức một đêm nhạc riêng tại Hồ Chí Minh. Trong đêm nhạc, anh trình bày một vài tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, nhạc sĩ vĩ đại của Việt Nam. Có lẽ câu chuyện chỉ dừng ở đó nếu trong một tiết mục, anh không có một màn biểu diễn khá “độc” : trình diễn một ca khúc nhạc Trịnh dưới hình thức nhạc kịch Broadway – một thể loại nhạc kịch khá nổi tiếng của Mỹ. Theo như một tờ báo, trước đó khan giả vẫn chưa thỏa mãn lắm với những phần trình diễn, nhưng khi đến phần biểu diễn “độc” này, khan giả vỗ tay hưởng ứng nhiệt tình. Có thể coi đấy là một thành công cho đêm nhạc của chàng ca sĩ nọ, nhưng…

Ai cũng biết, Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ vĩ đại của Việt Nam, và những nhạc phẩm của ông luôn thấm đượm nét tâm hồn của người Việt,  làm xao động biết bao trái tim người yêu nhạc. Còn Broadway được coi là sân khấu danh giá nhất, nơi quy tụ những tinh hoa và tài năng của nghệ thuật và đồng thời được công nhận là một trong những biểu tượng văn hóa của New York. Hai nền âm nhạc khác nhau của hai nền văn hóa Đông  - Tây hoàn toàn khác nhau ấy lại được kết hợp lại với nhau. Không biết người ta nên gọi đấy là thể loại nhạc gì ? Người ta đã quen ngồi ở một ở một góc tĩnh lặng, thưởng thức một ly cà phê và thưởng thức những ca khúc nhạc Trịnh, chứ không phải là nhạc Trịnh với những chàng trai, cô gái xinh đẹp nhảy nhót kiểu… Mỹ. Đó chỉ là nhạc Trịnh với phần thể xác của nhạc Tây.

Những ngày gần đây, làng thời trang đang sửng sốt vì gu thẩm mỹ của một nữ ca sĩ. Không phải vì những trang phục của cô đẹp, mà vì cái cách cô kết hợp áo dài, trang phục truyền thống của Việt Nam với chiếc quần jeans, một kiểu quần khá thịnh hành của Mỹ. Không chỉ vậy, những chiếc áo dài của cô luôn có màu sắc lòe loẹt, sặc sỡ như tắc kè bông, còn chiếc quần jean cô mặc còn có những chiếc… rách gối !?. Cô ưa chuộng kiểu thời trang ấy đến nỗi ở đâu người ta cũng thấy cô mặc, từ đi hát, đi khiêu vũ, dẫn chương trình đến tham dự các sự kiện…


ca3f3bd3d_356.1.jpg
Kiểu thời trang này đang "giết chết" chiếc áo dài (Nguồn: Internet).

Từ bao đời nay, người ta đã say mê những thiếu nữ với chiếc áo dài thướt tha, duyên dáng. Người Việt tự hào vì áo dài là biểu tượng của thời trang Việt, truyền thống Việt. Thậm chí, chiếc áo dài ấy còn chinh phục cả những du khách nước nài. Đến nay, chiếc áo dài đã được cách điệu cho hợp thời trang. Nhưng chưa một ai có thể thấy một kiểu thời trang “độc nhất vô nhị” như cô ca sĩ nọ. Nhìn bộ trang phục ấy, hẳn ai cũng buồn cho chiếc ao dài truyền thống và cả chiếc quần jean của người Mỹ. Độc thì có độc đấy, nhưng đẹp thì chưa chắc! Một tờ báo đã gọi đấy là “thảm họa thời trang”.

Một anh bạn người Xcot – len từng tự hào khoe: Ở bên ấy, đàn ông rất hay mặc váy. Chiếc váy đó là trang phục truyền thống của người Xcot- len. Nó được người dân Xcot – len yêu quí và trân trọng đến nỗi có dịp là họ lại mặc, đi lễ hội, đi nhà thờ, đi diễu hành, nhảy múa… tất cả đều thể hiện sự trân trọng và niềm kiêu hãnh của người Scotland.

Còn chúng ta, chúng ta đã thực sự trân trọng những giá trị của cha ông như người Xcot-len chưa? Hay chúng ta vẫn mù quáng theo đuổi những “mốt” đang thịnh hành kia mà lãng quên những gì gọi là truyền thống Việt…

Đỗ Xuân Duy Anh
Lớp Báo in K30.A1
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN