ĐỀN ÔNG HOÀNG BẢY VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN “LẠ"

(Sóng trẻ) - Với truyền thống là một quốc gia giàu nền văn hóa tâm linh, người dân Việt Nam ít nhiều những chuyến du xuân đầu năm đến đền, chùa để cầu sức khỏe, may mắn, tiền tài... Và đặc biệt đối với những người gắn bó vận may của mình với “đỏ đen” thì đền ông Hoàng Bảy - hay còn gọi là đền Bảo Hà là điểm đến vô cùng thu hút và hấp dẫn.

Truyền thuyết về vị công thần “vô danh”

Truyền thuyết kể lại rằng vào cuối đời Lê niên hiệu Cảnh Hưng (1740 - 1786), ở khắp vùng Quy Hóa gồm Châu Thủy Vỹ và Châu Văn Bàn (thuộc Yên Bái, Lào Cai hiện nay) thường xuyên bị giặc Phương Bắc tràn sang cướp phá, gây loạn lạc đau thương cho dân chúng. Bởi vậy, triều đình đã giao trọng trách cho tướng Hoàng Bảy khởi binh dẹp loạn vùng biên ải, giải phóng vùng đất rộng lớn, xây dựng khu Bảo Hà thành căn cứ lớn. Nhưng trong một trận chiến, tướng Hoàng Bảy đã anh dũng hi sinh, thi thể ông trông theo sông Hồng đến vùng Bảo Hà thì dạt vào bờ. Nhân dân trong vùng đã đưa xác ông lên bờ, an táng và lập đền thờ để ghi nhớ công ơn to lớn của tướng Hoàng Bảy.

Đền thờ được xây dựng ở ngọn núi Cấm, quay mặt ra phía sông Hồng với thế “tựa sơn đạp thủy” để tạo niềm tin vững chãi cho người dân vùng biên giới về một vùng đất bình yên, thịnh vượng.
Đó chỉ là một trong rất nhiều truyền thuyết về ông Hoàng Bảy còn lưu truyền cho đến tận ngày nay. Khi được hỏi về nhân thân, người dân xung quanh không còn ai biết rõ được ông Hoàng Bảy chính xác là ai, năm sinh năm mất cũng như quê quán và lai lịch thật. Chỉ chắc chắn có hai bảo vật gắn bó với ông Hoàng Bảy chính là một bộ trống âm dương và một chuông đồng cổ có chạm khắc hoa văn tinh xảo. Hiện nay, hai bảo vật này vẫn còn được lưu giữ ở đền Bảo Hà, mang giá trị tâm linh và giá trị văn hóa sâu sắc.

be5eeae75_anh1.jpg
Chuông đồng cổ ở đền Ông Hoàng Bảy

Ngôi đền nổi tiếng qua câu chuyện hoang đường

Vốn là di tích linh thiêng thờ “Thần vệ quốc” trong truyền thuyết nhưng trong suy nghĩ lệch lạc của giới cờ bạc, đền thờ ông Hoàng Bảy lại được gọi bằng một cái tên phàm tục lệch lạc: “Đền số má”. Cái tên “nổi tiếng” của ngôi đền vang xa tứ phương qua câu chuyện truyền tại nhau rằng một người tên Phương (biệt danh Phương “ngựa”) ở Thành phố Lào Cai trúng số lớn sau khi khấn vái tại đền. 

Phương “ngựa” được biết đến là một tay buôn ma túy khét tiếng, đã từng vào tù ra tội vì tổ chức cờ bạc trái phép. Người người đồn nhau rằng sau khi ra tù, Phương ăn mặc chỉnh tề đến đi lễ tại đền ông Hoàng Bảy với lễ vật vô cùng đặc biệt: thuốc phiện đen. Ngay trong đêm đó, Phương mơ thấy một bị tướng mặc áo giáp, cưỡi ngựa trắng, tay cầm long đao xông vào đám giặc tả xung hữu đột. Chém đầu hàng chục tên giặc, vị tướng đến trước mặt Phương rồi nói: “Ngươi đếm xem có bao nhiêu xác giặc cụt đầu”.Tỉnh dậy, Phương đem cầm cố tất cả gia sản đánh đề vào con số “được thần mách”. Ai ngờ Phương trúng lớn, con số lên đến vài tỷ đồng. Người dân còn kháo nhau từ đấy Phương “đánh đâu thắng đấy”, cũng đều do có “Thần mách nước cho”.

Tin đồn lan xa khiến dân cờ bạc, lô đề khắp nơi nườm nượp đổ về khấn lễ, cầu lộc cờ bạc và xin số đề. Cho đến nay, đền Bảo Hà từ một nơi linh thiêng đã bị xâm nhập bởi những tệ nạn vô cùng nhức nhối, người dân trong vùng công khai bán lễ có thuốc phiện cho du khách mang vào đền cúng.

be5eeae75_anh2.gif

Đền ông Hoàng Bảy (đền Bảo Hà)

Không chỉ có những dân cờ bạc, giang hồ mà giới buôn bán, công chức cũng kiếm chút thuốc phiện dâng lên ông Hoàng Bảy với một quan niệm rằng có cúng thuốc phiện ông mới phù hộ. Dù bị nghiêm cấm nhưng người đi chùa Bảo Hà tìm mọi cách để qua mắt Ban quản lý chùa để dâng bằng được lễ thuốc phiện lên bàn thờ vị “công thần” này. Có một thời gian, nơi đây trở thành một trong những “điểm nóng” về tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy. Và sẽ rất bất ngờ đối với những du khách lạ đến tham quan đền khi thấy nhưng biển hiệu “Cấm mang thuốc phiện vào đền” được treo khắp từ cổng đến cho đến bên trong đền. 

Đền thiêng và câu chuyện văn hóa lễ chùa

Trong những năm gần đây, tình trạng tệ nạn buôn bán và dâng lễ thuốc phiện đã giảm đi đáng kể nhờ sự quản lý chặt chẽ của ban quản lý đền cũng như các cơ quan chức năng địa phương. Những du khách thập phương đã có những thay đổi trong suy nghĩ và văn minh hơn trong văn hóa lễ chùa tâm linh nên đã và đang dần đẩy lùi những hành động chưa được phù hợp trong khi đi du xuân lễ chùa để vừa thành tâm, vừa củng cố sự văn minh trong văn hóa ứng xử cũng như văn hóa lễ chùa. Để thờ cúng tâm linh của người dân Việt Nam luôn là một nét văn hóa đặc sắc, lâu bền và có giá trị đối với mỗi người. Góp phần gìn giữ những vẻ đẹp truyền thống lịch sử và giá trị văn hóa vô cùng ý nghĩa.

Nguyễn Phương Lan
Báo truyền hình K32A2



Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật1 tuần trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN