Trịnh Công Sơn – người thổi hồn cho cỏ cây, sỏi đá

(Sóng trẻ)“…Tình ca Trịnh Công Sơn không hẳn chỉ là 1 bông hồng dâng tặng - nó chứa đựng tất cả tâm trạng lo âu của con người nhìn ra thế giới hiện đại.” (Hoàng Phủ Ngọc Tường)

Người yêu nhạc gọi nhạc của Trịnh Công Sơn bằng một cái tên thật giản di và thực gần gũi: “Nhạc Trịnh”. Ít có một nhạc sĩ nào được gọi theo cách đó – một cách để khẳng định một vị trí vững vàng của dòng nhạc đó và của người nhạc sĩ của nó trong lòng người yêu nhạc. Phần đông những người nghe nhạc Trịnh Công Sơn đều thừa nhận rằng, Khánh Ly là ca sĩ thể hiện thành công nhất những sáng tác đó. Nhưng điều đó chưa hoàn toàn đúng.

Frank Gerke từng nhận xét “Người hát hay nhất nhạc Trịnh chính là Trịnh Công Sơn. Sau Trịnh mới đến Khánh Ly. Sau Khánh Ly là không còn ai nữa. Hồng Nhung chỉ hát tàm tạm được một đôi bài....” Có nghĩa là, chỉ có chính bản thân người nhạc sĩ mới có thể hiểu hết được những bức thông điệp mà mình muốn nhắn gửi cho cuộc đời và chuyển tải nó một cách tốt nhất.

7e6cb5a6b_son1.jpg
Người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh

Cũng có người nói nhạc của Trịnh Công Sơn được viết theo lối tượng trưng, siêu thực, rất khó để nắm bắt cái hồn của ca từ. Có lẽ, cũng bởi thế mà nhạc sĩ Phạm Duy đã nhận xét rằng: “Toàn bộ âm nhạc của anh đẹp như một bức họa trừu tượng hơn là tả thực. Cả nhạc lẫn lời, cả xác lẫn hồn thơ, nghe lãng đãng, mơ hồ, khó phân định cho đúng nghĩa”. 

Lắng tai nghe những giai điệu nhẹ nhàng nhưng vô cùng da diết trong những ca khúc ông viết cũng có nghĩa là người đó đã chấp nhận để tâm hồn mình trở thành kẻ “nô lệ” của cảm xúc, của tình yêu thương được gửi trong cỏ cây, hoa lá, sỏi đá. Những vật vô tri, vô giác ấy được ông khoác cho chiếc áo tâm hồn người dệt nên từ những ca từ. Chính vì thế, chúng mang dáng thương nhớ như con người, biết cảm nhận suy tư như con người. Ca khúc “Biển nhớ” vang lên những lời ca nghe thật êm đềm, nhưng ẩn sâu trong đó là một nỗi niềm thật da diết, mãnh liệt trong tình cảm đôi lứa.

“…Ngày mai em đi
Đồi núi nghiêng nghiêng đợi chờ
Sỏi đá trông em từng giờ
Nghe buồn nhịp chân bơ vơ…”

Thật vậy, nhạc Trịnh khó nghe, khó nắm bắt nhưng lại có sức mạnh len lỏi vào tận những ngóc ngách sâu nhất trong thế giới cảm xúc của con người một khi đã lắng nghe những giai điệu, những ca từ có sức thôi miên trạng thái cảm xúc ấy.

7e6cb5a6b_25c325a0cas25c425a9kh25c325a1nhlyjpg1333155002.jpg
Trịnh Công Sơn và ca sĩ Khánh Ly

Và không riêng mình “Biển nhớ”, những ca khúc viết dành cho tình yêu của ông đều mang một nét nhẹ nhàng, có cả sự u sầu và cả sự chân thành của trái tim người nghệ sĩ, cũng là trái tim của một nam nhân bình thường rung động trước những xúc cảm tình yêu. Mỗi ca khúc đều là một cung bậc của tình yêu, có hạnh phúc, có sự trẻ con– điều mà chỉ có tình yêu mới có thể làm được cho con người, có niềm rạo rực, và cả sự đau khổ khi tình không thành. 

Ông viết cho chính ông hay cho muôn triệu trái tim biết yêu thương khác nữa?. Câu trả lời có lẽ đã quá rõ ràng cho chúng ta: Ông không viết cho riêng mình. Ở ông, chúng ta nhìn thấy một tâm hồn nhạc sĩ để viết nên những nốt nhạc cho muôn đời và cũng là một tâm hồn thi sĩ, hòa mình vào cỏ cây và cảm nhận tình yêu bằng cả trái tim. Như vậy, với tình yêu, ông mộc mạc nhưng chân thành, giản đơn nhưng sâu sắc đến lạ lùng. Có lẽ bởi vì thế mà người ta yêu và nhớ nhạc Trịnh.

7e6cb5a6b_0292884bianchuyentinhtrinhcongsonhongnhunganh2.jpg
Mười năm cuối cuộc đời mình âm nhạc của ông gắn liền với "Bống" Hồng Nhung

Có thể nói, khi nghe “Biển nhớ”, chắc hẳn, không ai ngờ được rằng, ông chính là tác giả của “Em là hoa hồng nhỏ”, hay “Tuổi đời mênh mông”. Đó là những ca khúc được viết dành cho tuổi thơ – lứa tuổi của sự hồn nhiên, vô tư xen lẫn sự tinh nghịch. Phải chăng, điều đó có nghĩa là, trong tâm hồn đã lớn, đã từng trải ấy của nhạc sĩ họ Trịnh, luôn có một khoảng tâm hồn trẻ, đem lại sức sống cho những sáng tác của ông. Tâm hồn trẻ, luôn dễ dàng rung cảm với đời ấy đã thực sự thành công khi đưa chính những xúc cảm của mình để viết lên thành lời ca. Để rồi khi những lời ca mang chiều sâu ấy được cất lên, người nghe nhìn thấy và cảm nhận thấy bằng con tim chân thành nhất tâm hồn ông và cả tâm hồn người hát.

Trong tâm hồn người nhạc sĩ ấy, có một điều gì đó thật lớn lao, thật cao thượng nhưng cũng thật chân thật, mộc mạc dễ dàng làm rung động lòng người. Và với riêng tôi, cá nhân người viết thì tâm hồn ấy thật đẹp, thật trong sáng. Tâm hồn ấy có thể làm tôi lắng xuống trước những nỗi đau để nghĩ suy và có hy vọng trong cuộc sống này.

“…tình ca Trịnh Công Sơn không hẳn chỉ là 1 bông hồng dâng tặng- nó chứa đựng tất cả tâm trạng lo âu của con người nhìn ra thế giới hiện đại” (Hoàng Phủ Ngọc Tường - 1991).

Lê Thị Loan
Báo mạng điện tử K33

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật5 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN