Đèn tín hiệu cho người đi bộ “có cũng như không”

(Sóng trẻ) - Từ năm 2017, Hà Nội đã lắp đặt nhiều cụm đèn tín hiệu sang đường với nút bấm chủ động cho người đi bộ. Tuy nhiên, những chiếc đèn tín hiệu ấy vẫn luôn “vô hình” tại những nơi đã được lắp đặt.

Năm 2017, Hà Nội thí điểm lắp đèn tín hiệu sang đường tại một số đoạn ngã ba, ngã tư trọng điểm như đường Xuân Thủy (Cầu Giấy), ngã tư Kim Mã (Giang Văn Minh), ngã ba Hàng Trống (Lê Thái Tổ), đoạn trước cửa Bưu điện thành phố... 

Cơ chế hoạt động của các nút bấm này vô cùng đơn giản. Nút bấm được lắp đặt ở cột đèn tín hiệu, nơi đường có vạch kẻ trắng ưu tiên. Khi người đi bộ tiến hành thao tác bấm, sau một lúc, đèn tín hiệu giao thông sẽ chuyển sang màu đỏ, đèn ưu tiên dành riêng cho người đi bộ sẽ chuyển thành màu xanh.

5.png
Nút bấm ở trước cửa và đối diện Bưu điện TP.Hà Nội hiện nay đã bị hỏng. (Ảnh: Nguyễn Thúy).

Hệ thống đèn được tính toán nếu càng có nhiều lượt bấm, đèn báo sẽ càng nhanh chóng chuyển xanh. Bên cạnh đó, chúng cũng được cài đặt sao cho thời gian đèn xanh ưu tiên hiện lên vừa đủ cho người đi bộ qua đường.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV, đến nay, hầu hết các điểm lắp đèn đều không hoạt động. Bên cạnh đó, thiết bị tại nhiều nơi lắp đặt không hợp lý, gây khó khăn cho người dân sử dụng.

Tại đường Xuân Thủy, đoạn qua Trường đại học Sư phạm Hà Nội, đèn tín hiệu cho người đi bộ không thể sử dụng. Vạch kẻ đường, biển báo không còn sau quá trình thi công đường sắt trên cao.

6.png
Đèn tín hiệu giao thông dành cho người đi bộ đã không còn sử dụng được khi không hề có tín hiệu. (Ảnh: Nguyễn Thúy).

Một địa điểm khác cũng tồn tại nhiều bất cập là QL5, đoạn qua Công ty May 10, nơi rất đông công nhân đi lại mỗi buổi sáng - chiều và cách bến xe buýt chỉ khoảng chục mét. Theo hướng đi Hải Phòng, cột đèn được đặt phía sau hộ lan, người đi bộ muốn bấm nút phải rướn người rất khó khăn.

Ngoài ra, vạch kẻ đường cho người đi bộ lại được bố trí đúng điểm quay đầu xe, nườm nượp xe khách và xe tải, container, khiến nhiều người cảm thấy phấp phỏng.

Tại khu vực hồ Gươm, nhiều chiếc đèn dành cho người đi bộ cũng không còn hoạt động. Những chiếc còn lại dù vẫn hoạt động nhưng người tham gia giao thông lại không chấp hành.

“Tôi còn không biết đến sự hiện diện của đèn bấm cho người đi bộ. Thường thì tôi đi thẳng sang luôn, nếu xe vẫn đi thì mình cứ lách thôi”, bạn Quỳnh Anh chia sẻ.

Hiện nay, người đi bộ vẫn giữ thói quen cũ khi sang đường. Những chiếc đèn tín hiệu dành riêng cho người đi bộ chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn. Có thể thấy, chúng dường như không đọng lại trong ký ức của người dân. 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN