Đi tìm hạnh phúc trong “Chai thời gian”
(Sóng Trẻ) - “Chai thời gian” - ca khúc xưa cũ bất chợt vang lên gợi mở cho câu chuyện cùng tên của nhà văn Parabhassorn Seiwikun, thu hút sự quan tâm đặc biệt của các bạn thanh thiếu niên không chỉ ở Thái Lan mà còn ở nhiều nước khác trong đó có Việt Nam.
Chiều ngày 19/08 tại không gian Trung Nguyên Ngô Quyền, Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam đã tổ chức buổi giao lưu và giới thiệu tác phẩm “Chai thời gian” của tác giả Parabhassorn Seiwikun.
Parabhassorn Seiwikun là một nhà văn nổi tiếng ở Thái Lan với nhiều tác phẩm được các bạn trẻ ưa thích, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến “Chai thời gian” với 39 lần tái bản, đã được chuyển thể thành phim điện ảnh và kịch truyền hình. Nài ra, ông còn được biết đến với cương vị một nhà nại giao, và từng là Chủ tịch Hội nhà văn Thái Lan, đồng thời cũng là người đã hiệu đính và viết lời giới thiệu cho cuốn “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” bằng tiếng Thái.
Nhà văn Prabhassorn Sewikul (phải).
Cuốn sách “Chai thời gian” ra đời năm 1985, lúc đầu được in nhiều kì trên tạp chí Phụ Nữ và sau đó được chuyển thành sách. Trong suốt nhiều năm, cuốn sách luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ Thái Lan.
“Chai thời gian” là cuốn sách được viết vào thời điểm chính quyền Thái lan mất vị thế. Câu chuyện đề cập đến các vấn đề xã hội, gia đình, về những con người bắt đầu đến tuổi trưởng thành phải đối mặt với vô vàn khó khăn, đau khổ. Đó là một câu chuyện cảm động mà chúng ta có thể tìm thấy ở bất cứ đâu chứ không riêng Thái Lan, có sự tan vỡ của gia đình, sự tổn thương trong tình yêu, và cả sự chia rẽ trong tình bạn.
Bìa cuốn sách "Chai thời gian". (Nguồn: nhanam.vn)
Nhà văn Seiwikun chia sẻ: “Đây là một tự truyện có yếu tố hư cấu. Tôi đã đặt cảm xúc của mình vào đó, nhập tâm vào nhân vật chính để có thể đem lại bức chân dung chân thực nhất về tuổi trẻ Thái Lan vào những năm 1970”.
Nhà văn Sewikun kí tặng độc giả.
Cùng với những chia sẻ của tác giả về cuốn sách, buổi giao lưu còn là cơ hội để nhà văn Sewikun giải đáp những thắc mắc của độc giả về các tình tiết của câu chuyện, về cảm xúc của nhà văn khi đặt nhân vật vào các tình huống, và về những nét văn hóa bản sắc của Thái Lan.
Cao Huyền
Cùng chuyên mục
Bình luận