Định kiến giới: Báo mạng vẫn còn nhiều “sạn”

(Sóng trẻ) - “Vấn đề bình đẳng giới trên báo mạng hiện nay dường như chưa được quan tâm nhiều so với các loại hình truyền thông khác” -  đó là quan điểm của Ths. Nguyễn Thị Tuyết Minh (giảng viên khoa xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền), Sóng trẻ đã có buổi phỏng vấn ngắn để nghe cô chia sẻ về vấn đề này.

Định nghĩa về nhạy cảm giới được hiểu như thế nào, thưa cô?

Tôi có thể lấy hai ví dụ đơn giản: Một lãnh đạo muốn tổ chức một lớp tập huấn nâng cao trình độ cho cán bộ tầm 17-19 giờ và thông báo cho toàn thể nhân viên ai có điều kiện thì tham gia. Cả nam và nữ đều có cơ hội như nhau, xem xét về lí thuyết người ta gọi đây là bình đẳng giới giữa nam và nữ. Tuy nhiên, vị lãnh đạo này chưa có sự nhạy cảm giới vì tầm 17-19 giờ phụ nữ thường bận trông con, nấu cơm, chăm sóc gia đình, … Rào cản này khiến phụ nữ dường như tưởng có bình đẳng giới với nam nhưng không phải.  Hay cùng thiết kế toa lét nam nữ, tôi xây dựng hai toa lét như nhau nhưng phụ nữ thường dùng lâu hơn nam giới 3 phút nên nếu tôi có nhạy cảm giới tôi sẽ thiết kế toa lét cho phụ nữ thuận lợi hơn để sử dụng thoải mái hơn.

Vậy, nói một cách đơn giản, nhạy cảm giới – bình đẳng giới là tạo cơ hội để phát triển ưu thế vốn có trong mỗi con người.  

“Hình ảnh nam giới đang có ưu thế hơn nữ trên các phương tiện truyền thông”, nhận định trên có đúng không?

Các nghiên cứu đã chỉ ra cách xây dựng, mô tả hình ảnh giữa nam và nữ hiện nay đang có sự khác biệt trên các phương tiện truyền thông đại chúng: Phụ nữ gắn với nội trợ, gia đình (hướng nội) còn nam giới gắn với công việc (hướng nại). Vô tình những định kiến này khiến chúng ta bị bó buộc trong những khuôn mẫu nhất định và cản trở cơ hội phát triển của mình! Thêm vào đó, số lượng hình ảnh nam xuất hiện trên các phương tiện truyền thông hơn rất nhiều so với nữ.

Hướng đến bình đẳng giới hãy thách thức với định kiến giới để cả nam và nữ tự do thể hiện năng lực mà không phải chịu bất cứ áp lực nào về giới. 

5a75a9333_1.jpg
"Hình ảnh của nam giới xuất hiện với tỉ lệ gấp đôi so với nữ giới"

“Trên báo mạng vi phạm rất nhiều về nhạy cảm giới”, cô nghĩ như thế nào về nhận định trên?

So với nhiều phương tiện truyền thông khác như báo in, báo phát thanh, truyền hình, ... dường như báo mạng vi phạm nhiều hơn về định kiến giới.

Cách giật tít của báo mạng thường theo kiểu giật gân như: “Bị chồng đánh vì đi làm về không chào chồng”; “Bị chồng đánh vì không cho tiền đi đánh bài”, “Bị chồng đánh vì nửa đêm nhận tin nhắn tình cảm”…  Những tít tin, bài này có xu hướng làm lu mờ tội ác cần lên án, thay vào đó hướng người đọc vào những nguyên nhân (chỉ như một cái cớ).

Về hình ảnh, như khi chụp ảnh nạn nhân bạo lực gia đình phóng viên, biên tập viên thường không để khuyết danh, viết tắt hay xóa mờ ảnh trong khi những tin tức đó có thể ảnh hưởng đến đời sống riêng tư và không có lợi cho nạn nhân cũng như gia đình của họ. 

Một số giải pháp cho các phóng viên, biên tập viên báo mạng góp phần hạn chế vi phạm vấn đề bình đẳng giới là gì, thưa cô?

Theo tôi, đầu tiên phóng viên phải am hiểu về vấn đề bình đẳng giới để phòng tránh, không nên mặc định đàn ông phải thế này, phụ nữ phải thế kia (đàn ông nóng tính, phụ nữ cam chịu; …). Phóng viên không nên đặt tít vi phạm bình đẳng giới, xác định khách mời là ai? các ảnh nên được chọn lựa biên tập kĩ càng tránh gây ảnh hưởng quá nhiều vào đời tư nhân vật. Đôi khi người trả lời bị dẫn dắt theo câu hỏi của phóng viên như với câu: “Là một phụ nữ bạn yêu thích thể thao thì có gặp rào cản nào không?, “Là một người đàn ông khi vào bếp bạn có cảm thấy thua thiệt không?…).

Ý tưởng của dự án về nhạy cảm giới xuất phát từ đâu?

Hoạt động trong lĩnh vực này trên 20 năm, vấn đề nhạy cảm giới thôi thúc tôi phải thay đổi nhận thức cho mọi người. 

Thông qua việc tổ chức Saga có kêu gọi lồng ghép vấn đề nhạy cảm giới trong truyền thông, tôi đã đưa ra sáng kiến tổ chức các buổi tọa đàm, tập huấn về nhạy cảm giới cho sinh viên báo chí để khi tốt nghiệp các bạn tránh tránh vi phạm pháp luật về định kiến giới trong hoạt động báo chí, làm tiền đề tạo ra những nhà báo cấp tiến sau này.

Buổi tọa đàm về “Công tác giảng dạy với vấn đề bình đẳng giới – nhạy cảm giới và tầm quan trọng của việc tăng cường nhạy cảm giới trong các sản phẩm truyền thông” đã được tổ chức ngày 22/3 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền vừa qua.


Hội thảo gần đây nhất sẽ diễn ra với sự tham gia của những nhà báo có kinh nghiệm và những người có chuyên môn sâu về vấn đề này tại quán cà phê (28 Trần Bình, Mỹ Đình, Hà Nội), thời gian từ 9h – 10h30’. Hội thảo mong muốn nhận được sự tham gia của nhiều sinh viên báo chí từ các trường để qua đó đóng góp ý kiến và nâng cao nhận thức về vấn đề này. 

Nguyễn Dung
Báo mạng K.31





Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN