Đổi mới phương pháp giáo dục: Làm quen càng sớm càng tốt
(Sóng trẻ)- Hiện nay, không ít trường học gặp khó khăn trong việc áp dụng phương pháp dạy và học mới cho học sinh, sinh viên của mình. Trong đó, phương pháp “Lấy người học làm trung tâm” chưa đem lại được hiệu quả như ở các nước phát triển. Một trong những lý do cơ bản đó là: chúng ta còn quá quen với phương pháp cũ, chưa đủ thời gian để bắt nhịp với yêu cầu mới.
Một người thầy của tôi đã từng nói: “Các em ngại phát biểu không hẳn là vì các em lười, mà một lý do rất quan trọng đó là tác phong học tập cũ đã ngấm vào các em từ nhỏ”. Tôi chợt nghĩ đến tình trạng bất cập trong giáo dục nước nhà hiện nay: Tại sao Bộ Giáo dục – Đào tạo đã nhiều lần đổi mới phương pháp giáo dục, nhưng chưa trường học nào thực sự thành công trong việc áp dụng phương pháp đó vào giảng dạy? Tôi nghĩ rằng đó là vì chúng ta vẫn chưa dứt ra khỏi phong cách học tập từ xưa tới nay – thầy đọc trò chép.
Ngay khi bắt đầu cắp sách đến trường, trẻ em đã được dạy rằng phải tuyệt đối vâng lời thầy cô, cha mẹ. Điều đó đã dẫn đến tâm lý: đi học phải “sợ thầy”, thầy nói không được chen ngang, không được tranh luận… Dần dần, học sinh chúng ta đã quá quen thuộc với phương pháp thầy nói trò nghe, thầy đọc trò chép.
Ở các nước phát triển, trẻ em được học theo phương pháp “Lấy người học làm trung tâm” từ khi học mẫu giáo, tiểu học. Nhờ vậy các em có điều kiện được làm quen với cách học này từ rất sớm. Do đó, kích thích được sự phát triển tư duy, sáng tạo của trẻ.
Vậy tại sao chúng ta không bắt đầu đổi mới phương pháp dạy và học ngay từ bậc tiểu học? Thiết nghĩ, đây là điều Bộ Giáo dục – Đào tạo cần tính đến nếu muốn đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
Một người thầy của tôi đã từng nói: “Các em ngại phát biểu không hẳn là vì các em lười, mà một lý do rất quan trọng đó là tác phong học tập cũ đã ngấm vào các em từ nhỏ”. Tôi chợt nghĩ đến tình trạng bất cập trong giáo dục nước nhà hiện nay: Tại sao Bộ Giáo dục – Đào tạo đã nhiều lần đổi mới phương pháp giáo dục, nhưng chưa trường học nào thực sự thành công trong việc áp dụng phương pháp đó vào giảng dạy? Tôi nghĩ rằng đó là vì chúng ta vẫn chưa dứt ra khỏi phong cách học tập từ xưa tới nay – thầy đọc trò chép.
Ngay khi bắt đầu cắp sách đến trường, trẻ em đã được dạy rằng phải tuyệt đối vâng lời thầy cô, cha mẹ. Điều đó đã dẫn đến tâm lý: đi học phải “sợ thầy”, thầy nói không được chen ngang, không được tranh luận… Dần dần, học sinh chúng ta đã quá quen thuộc với phương pháp thầy nói trò nghe, thầy đọc trò chép.
Ở các nước phát triển, trẻ em được học theo phương pháp “Lấy người học làm trung tâm” từ khi học mẫu giáo, tiểu học. Nhờ vậy các em có điều kiện được làm quen với cách học này từ rất sớm. Do đó, kích thích được sự phát triển tư duy, sáng tạo của trẻ.
Vậy tại sao chúng ta không bắt đầu đổi mới phương pháp dạy và học ngay từ bậc tiểu học? Thiết nghĩ, đây là điều Bộ Giáo dục – Đào tạo cần tính đến nếu muốn đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.
Lê Minh Dũng
Lớp Báo mạng điện tử K.26
Lớp Báo mạng điện tử K.26
Cùng chuyên mục
Bình luận