“Em bé Napalm” ngày trở về

(Sóng trẻ) - ngày 6/5, trong chuyến trở về Việt Nam, nhiếp ảnh gia Nick – Út đã quyết định tặng 5 bức ảnh “Em bé Napalm” (4 bức do ông chụp và 1 bức do đồng nghiệp ông chụp) cho Bảo tàng Phụ nữa Việt Nam. Trong loạt 5 bức ảnh đó có bức ảnh đoạt giải Pulitzer (Mỹ) năm 1973. 

Sau 51 năm cống hiến cho hãng AP, khi không còn quá bận rộn với công việc, ông mong muốn gửi lại thành công của mình tới một nơi để lưu giữa lịch sử cho thế hệ mai sau. Đây là lần đầu tiên Nick – Út tặng những bức ảnh này và ông đã chọn Bảo tàng Phụ nữa Việt Nam, một nơi có thể tạo ra những kết nối với cuộc sống một cách mạnh mẽ, để chuyển tải thông điệp của toàn nhân loại : Hòa bình.

Những bức ảnh về “Em bé Napalm” của Nick – Út trưng bày tại Bảo tàng :

444c272ef_anh_1.jpg
Phan Thị Kim Phúc (mình trần) cùng anh trai Phan Thanh Tâm (bên trái) và những đưa trẻ khác chạy trốn bom Napalm của Mỹ. Khói lửa bao phủ khắp nới khiên Phúc bị bỏng ở tay và ở lưng, Trảng Bàng, Tây Ninh 8/6/1972

444c272ef_anh_2.jpg
Phan Thị Kim Phúc được các phóng viên hiện trường dội nước vào người

444c272ef_anh_3.jpg
Nick - Út(đội mũ), phóng viên hãng AP sau khi dội nước trấn an em trong khi chờ xe ô tô đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Củ Chi

19b0a1a1e_anh_4.jpg
Người bà con của Phan Thị Kim Phúc bế cháu trai chạy trên đường quốc lộ sau khi quân đội Việt Nam Cộng hòa dội loạt bom Napalm xuống Trảng Bàng

19b0a1a1e_anh_5.jpg
Bà nại của Phan Thị Kim Phúc bế em trai cô chạy trên quốc lộ, vừa chạy về kêu “cứu cháu tôi với !”, em bé co giật mạnh trên tay người bà rồi tắt thở 

19b0a1a1e_anh_6.jpg
Dòng lưu bút Nick – Út ghi lại ở Bảo tàng phụ nữ Việt Nam.

Không chỉ khắc họa tội ác của chiến tranh, những bức ảnh chụp về Phan Thị Kim Phúc bị bỏng do bom Napalm (8/6/1972) của nhiếp ảnh gia Nick – Út (Huỳnh Công Út) còn là câu chuyện về tình người, sự kết nối và truyền cảm hứng cho con người trong cuộc sống.

Nick –Út, tên thật là Huỳnh Công Út, sinh ngày 29/3/1951, quê ở Long An, hiện là người Mỹ gốc Việt, sống tại Los Angerles. Ông trở thành phóng viên ảnh cho hãng AP (Mỹ) từ năm 16 tuổi.
Năm 22 tuổi , ông giành giải Pulitzer, giải thưởng báo chí danh giá của Mỹ, với bức ảnh “Em bé Napalm” ông chụp tại Trảng Bàng, Tây Ninh, ngày 8/6/1972
Năm 1977, ông chuyển sang định cư tại Los Angeles, Mỹ, lấy vợ và có 2 người con. Về hưu ông sẽ quay trở lại Việt Nam nhiều hơn để chụp ảnh đất nước và con người Việt Nam. Ông hi vọng có thể cùng Phan thị Kim Phúc về lại mảnh đất Trảng Bàng, Tây Ninh ngày xưa để thấy sự thay đổi và phát triển trong hòa bình.


Hà Hiền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN