Gian truân nhà trọ sinh viê
(Sóng Trẻ) - Năm học mới bắt đầu cũng là lúc việc tìm nhà trọ trở nên “căng thẳng”. Ai cũng muốn chọn cho mình một nơi ở tốt, thuận tiện cho việc học tập. Nhưng xem ra, để làm được điều đó không ít người đã mất rất nhiều mồ hôi và công sức…
Loay hoay chuyện ăn ở
Những ngày này ở Hà Nội, việc các nhà trọ “đắt khách” đã là chuyện đương nhiên. Gía cả “cắt cổ” nhưng vẫn có rất nhiều sinh viên đến thuê. Nhu cầu chỗ ở ngày càng tăng, số lượng nhà ở hàn chế, đã khiến cho các chủ nhà tha hồ hét giá “lên trời” mà chẳng lo mất khách.
Hà Văn Kiệm, sinh viên năm thứ 2 Học viện Báo chí – Tuyên truyền tâm sự: “Mấy ngày nay mình đang lặn lội đi tìm chỗ ở mới. Ở nhà nghĩ tưởng đơn giản, nhưng khi đi mới thấy hết được sự gian truân, vất vả. Có những căn nhà chỉ vẻn vẹn chưa đầy 10m2 , khu vệ sinh thì dùng chung, điều kiện ăn ở cũng chẳng sạch sẽ, thoải mái là mấy, chỉ được cái là gần truờng, những chủ nhà đòi đến 1 triệu đồng một tháng”.
Mức giá đó khiến Kiệm phải tìm đến một nơi khác với hy vọng có thể chọn cho mình một chỗ “trú chân” ổn định với giá tiền “êm” hơn. Nhưng đi cả ngày mà chẳng tìm được chỗ nào. Cực chẳng đã, lại đành quay lại hỏi căn phòng hôm qua. Nhưng mọi sự đã thay đổi một cách nhanh chóng. Vừa hôm
Mặc cho những điều kiện ăn ở của các khu phòng ngày càng “xuống cấp”, tình trạng an ninh báo động, các chủ nhà vẫn không ngừng “ép giá” sinh viên vì “chúng nó cần mình chứ mình có cần chúng nó đâu”?
Đặng Xuân Trường sinh viên Trường Đại học Mỏ Địa Chất kể: “Trong vòng một năm trở lại đây mình đã chuyển nhà tới 4 lần mà vẫn chưa cảm thấy ưng ý. Mình cũng không “dám” đòi hỏi quá cao nhưng điều kiện các khu nhà trọ hiện nay rất kém; thiếu nước sạch sinh hoạt, còn khu vệ sinh thì rất “kinh khủng”, đa phần là dùng tập thể nên chẳng mấy người có ý thức giữ gìn. Thậm chí nhiều đồ dùng đã hết hạn sử dụng mà nhà chủ cũng chẳng quan tâm, mặc cho chung tôi tự khắc phục”
Tuy nhiên, cũng có những bạn may mắn khi thuê được những căn hộ khép kín với giá cả phải chăng. Một trong số đó là Phạm Văn Sang sinh viên năm 2 Đại học văn hoá Hà Hội. “Em thuê được căn phòng ở gắc hai của một gia đình hưu trí. Chỗ ở tốt, sạch sẽ và rất thuận tiện cho việc học tập. Tuy nhiên phải cái giờ giấc khắt khe quá. 9 rưỡi, 10h chủ nhà đã đi ngủ nên đôi khi em thấy rất bất tiện. Hôm nào đi đâu về muộn là em đành phải đi ngủ nhờ. Hôm vừa rồi có thằng em lên chơi giải thích thế nào chủ nhà cũng không cho ngủ qua đêm, hai anh em đành phải ra quán Internet ngồi “chờ trời sáng”.
Mỗi hoàn cảnh lại có cái khó riêng. Tưởng rằng đã chọn được chỗ ở tốt nhưng với tình hình này Sang đang rất phân vân: “Có lẽ tới đây em sẽ chuyển đến ở chỗ khác chứ ở thế này thì chán lắm”.
Vị khách không mời lúc 2h sáng
“Vào một hôm “đẹp trời” không giông tố, không mưa, đang say giấc cùng hai người bạn, đột nhiên.. phòng em có tiếng ngõ cửa... Mấy đứa sợ quá chẳng biết ai trêu hay bọn “sở khanh” dở trò, chỉ biết nằm ôm nhau, nín thở mặc cho những tiếng gõ cửa ngày một to”. Đó là chuyện kể của Nguyễn Thị Liên, sinh viên năm cuối Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Mất ngủ sau đêm có “kẻ” lạ mặt hỏi thăm, Liên và các bạn có cảm giác rất bất an mà chẳng biết kể cùng ai. Tưởng rằng lại bị hỏi thăm vào tối hôm sau, cả phòng Liên không ai dám ngủ mà còn chuẩn bị rất nhiều “binh khí” để ứng phó với tình huống “xấu nhất”. Sau hai đêm mất ngủ vì “kẻ lạ mặt”, các em mới biết được đó là do mấy anh công nhân trong khu trọ đi uống rượu về khuya gây ra. “Bọn em rất tức nhưng chẳng biết làm gì”.
Đầu năm học này Liên đã phải chuyển nhà bất đắc dĩ khi bạn cùng phòng đã tốt nghiệp. Không thể tìm được một chỗ ở gần trường, thuận lợi như mấy năm trước, em đã rất vất vả mới tìm một phòng cách trường gần 3 cây số. Nhưng sau vụ có “vị khách” hỏi thăm Liên mới biết rõ “khu này toàn là những cặp vợ chồng và công nhân đi làm”. Sống bên cạnh những người không cùng mục đích và tính chất công việc đã khiến cho Liên và nhiều bạn sinh viên gặp không ít những “sự cố” nài ý muốn. Mới chuyển nhà được hai tuần nhưng Liên cảm thấy rất bất tiện và phức tạp vì cuộc sống bị “đảo lộn”một cách nghiêm trọng. “Cvos lẽ em sẽ chuyển nhà để tìm lại cảm giác an toàn cho chính mình”.
Có dịp tìm hiểu và tiếp xúc thì chúng tôi mới thấy hết được cuộc sống phức tạp cùng những khó khăn trong cuộc sống mà nhiều bạn sinh viên đang gặp phải hiện nay. Bên cạnh việc học tập vô cùng vất vả các bạn còn phải “gồng mình” lên để điều hoà cuộc sống. Mỗi bạn lại gặp phải những khó khăn riêng, có bạn đi học chẳng tập trung được vì sợ “đạo chích” đột nhập vào nhà, có người khi đi tắm mà cứ lo giữ cửa, có em thì sợ sự “hiếu khách” thái quá của những anh chàng “ma cũ” thậm chí là những “ông chủ” khi vợ vắng nhà…Tất cả những điều đó khiến cho nhiều sinh viên không thể tập trung cao nhất cho việc học tập
Chỉ tiêu tuyển sinh ở các trường đại học mỗi năm đều tăng lên. Nhưng việc đảm bảo chỗ ở nội trú cho sinh viên vẫn chỉ dừng lại ở mức độ đáp ứng cho những đối tượng “đặc biệt”. Chính vì vậy, nhiều sinh viên đang rất vất vả trong việc “cân bằng” giữa cuộc sống và học tập. Với nhiều bạn, có được một suất ở nội trú vẫn chỉ dừng lại ở niềm “mơ ước”.
Các nhà trường và các cơ quan chức năng nên có những giải pháp kịp thời, những quy định về chỗ ở cho sinh viên và có thể xây nên những khu nhà trọ giá rẻ dành cho sinh viên để những “chủ nhân tương lai của đất nước” phát huy hết khả năng của họ trong học tập và rèn luyện…
Loay hoay chuyện ăn ở
Những ngày này ở Hà Nội, việc các nhà trọ “đắt khách” đã là chuyện đương nhiên. Gía cả “cắt cổ” nhưng vẫn có rất nhiều sinh viên đến thuê. Nhu cầu chỗ ở ngày càng tăng, số lượng nhà ở hàn chế, đã khiến cho các chủ nhà tha hồ hét giá “lên trời” mà chẳng lo mất khách.
Hà Văn Kiệm, sinh viên năm thứ 2 Học viện Báo chí – Tuyên truyền tâm sự: “Mấy ngày nay mình đang lặn lội đi tìm chỗ ở mới. Ở nhà nghĩ tưởng đơn giản, nhưng khi đi mới thấy hết được sự gian truân, vất vả. Có những căn nhà chỉ vẻn vẹn chưa đầy 10m2 , khu vệ sinh thì dùng chung, điều kiện ăn ở cũng chẳng sạch sẽ, thoải mái là mấy, chỉ được cái là gần truờng, những chủ nhà đòi đến 1 triệu đồng một tháng”.
Mức giá đó khiến Kiệm phải tìm đến một nơi khác với hy vọng có thể chọn cho mình một chỗ “trú chân” ổn định với giá tiền “êm” hơn. Nhưng đi cả ngày mà chẳng tìm được chỗ nào. Cực chẳng đã, lại đành quay lại hỏi căn phòng hôm qua. Nhưng mọi sự đã thay đổi một cách nhanh chóng. Vừa hôm
Mặc cho những điều kiện ăn ở của các khu phòng ngày càng “xuống cấp”, tình trạng an ninh báo động, các chủ nhà vẫn không ngừng “ép giá” sinh viên vì “chúng nó cần mình chứ mình có cần chúng nó đâu”?
Đặng Xuân Trường sinh viên Trường Đại học Mỏ Địa Chất kể: “Trong vòng một năm trở lại đây mình đã chuyển nhà tới 4 lần mà vẫn chưa cảm thấy ưng ý. Mình cũng không “dám” đòi hỏi quá cao nhưng điều kiện các khu nhà trọ hiện nay rất kém; thiếu nước sạch sinh hoạt, còn khu vệ sinh thì rất “kinh khủng”, đa phần là dùng tập thể nên chẳng mấy người có ý thức giữ gìn. Thậm chí nhiều đồ dùng đã hết hạn sử dụng mà nhà chủ cũng chẳng quan tâm, mặc cho chung tôi tự khắc phục”
Tuy nhiên, cũng có những bạn may mắn khi thuê được những căn hộ khép kín với giá cả phải chăng. Một trong số đó là Phạm Văn Sang sinh viên năm 2 Đại học văn hoá Hà Hội. “Em thuê được căn phòng ở gắc hai của một gia đình hưu trí. Chỗ ở tốt, sạch sẽ và rất thuận tiện cho việc học tập. Tuy nhiên phải cái giờ giấc khắt khe quá. 9 rưỡi, 10h chủ nhà đã đi ngủ nên đôi khi em thấy rất bất tiện. Hôm nào đi đâu về muộn là em đành phải đi ngủ nhờ. Hôm vừa rồi có thằng em lên chơi giải thích thế nào chủ nhà cũng không cho ngủ qua đêm, hai anh em đành phải ra quán Internet ngồi “chờ trời sáng”.
Mỗi hoàn cảnh lại có cái khó riêng. Tưởng rằng đã chọn được chỗ ở tốt nhưng với tình hình này Sang đang rất phân vân: “Có lẽ tới đây em sẽ chuyển đến ở chỗ khác chứ ở thế này thì chán lắm”.
Vị khách không mời lúc 2h sáng
“Vào một hôm “đẹp trời” không giông tố, không mưa, đang say giấc cùng hai người bạn, đột nhiên.. phòng em có tiếng ngõ cửa... Mấy đứa sợ quá chẳng biết ai trêu hay bọn “sở khanh” dở trò, chỉ biết nằm ôm nhau, nín thở mặc cho những tiếng gõ cửa ngày một to”. Đó là chuyện kể của Nguyễn Thị Liên, sinh viên năm cuối Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Mất ngủ sau đêm có “kẻ” lạ mặt hỏi thăm, Liên và các bạn có cảm giác rất bất an mà chẳng biết kể cùng ai. Tưởng rằng lại bị hỏi thăm vào tối hôm sau, cả phòng Liên không ai dám ngủ mà còn chuẩn bị rất nhiều “binh khí” để ứng phó với tình huống “xấu nhất”. Sau hai đêm mất ngủ vì “kẻ lạ mặt”, các em mới biết được đó là do mấy anh công nhân trong khu trọ đi uống rượu về khuya gây ra. “Bọn em rất tức nhưng chẳng biết làm gì”.
Đầu năm học này Liên đã phải chuyển nhà bất đắc dĩ khi bạn cùng phòng đã tốt nghiệp. Không thể tìm được một chỗ ở gần trường, thuận lợi như mấy năm trước, em đã rất vất vả mới tìm một phòng cách trường gần 3 cây số. Nhưng sau vụ có “vị khách” hỏi thăm Liên mới biết rõ “khu này toàn là những cặp vợ chồng và công nhân đi làm”. Sống bên cạnh những người không cùng mục đích và tính chất công việc đã khiến cho Liên và nhiều bạn sinh viên gặp không ít những “sự cố” nài ý muốn. Mới chuyển nhà được hai tuần nhưng Liên cảm thấy rất bất tiện và phức tạp vì cuộc sống bị “đảo lộn”một cách nghiêm trọng. “Cvos lẽ em sẽ chuyển nhà để tìm lại cảm giác an toàn cho chính mình”.
Có dịp tìm hiểu và tiếp xúc thì chúng tôi mới thấy hết được cuộc sống phức tạp cùng những khó khăn trong cuộc sống mà nhiều bạn sinh viên đang gặp phải hiện nay. Bên cạnh việc học tập vô cùng vất vả các bạn còn phải “gồng mình” lên để điều hoà cuộc sống. Mỗi bạn lại gặp phải những khó khăn riêng, có bạn đi học chẳng tập trung được vì sợ “đạo chích” đột nhập vào nhà, có người khi đi tắm mà cứ lo giữ cửa, có em thì sợ sự “hiếu khách” thái quá của những anh chàng “ma cũ” thậm chí là những “ông chủ” khi vợ vắng nhà…Tất cả những điều đó khiến cho nhiều sinh viên không thể tập trung cao nhất cho việc học tập
Chỉ tiêu tuyển sinh ở các trường đại học mỗi năm đều tăng lên. Nhưng việc đảm bảo chỗ ở nội trú cho sinh viên vẫn chỉ dừng lại ở mức độ đáp ứng cho những đối tượng “đặc biệt”. Chính vì vậy, nhiều sinh viên đang rất vất vả trong việc “cân bằng” giữa cuộc sống và học tập. Với nhiều bạn, có được một suất ở nội trú vẫn chỉ dừng lại ở niềm “mơ ước”.
Các nhà trường và các cơ quan chức năng nên có những giải pháp kịp thời, những quy định về chỗ ở cho sinh viên và có thể xây nên những khu nhà trọ giá rẻ dành cho sinh viên để những “chủ nhân tương lai của đất nước” phát huy hết khả năng của họ trong học tập và rèn luyện…
Phạm Hồng Khánh
Lớp Truyền hình K.27
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Lớp Truyền hình K.27
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận