Giao lưu trực tuyến với cựu sinh viên tiêu biểu khoa Phát thanh - Truyền hình
(Sóng trẻ) – Chiều 26/9, trang tin điện tử Sóng trẻ tổ chức chương trình Giao lưu trực tuyến với những gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu của khoa Phát thanh – Truyền hình (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) với chủ đề "Đam mê đi tới thành công". Qua những chia sẻ của ba vị khách mời, độc giả đã phần nào hiểu hơn con đường đi tới thành công của họ, cũng như thu nhận được nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích về nghề báo.
Chương trình Giao lưu trực tuyến với chủ đề “Đam mê đi tới thành công” được trang tin điện tử Sóng trẻ tổ chức nhằm hướng tới kỷ niệm ngày sinh nhật đặc biệt của khoa Phát thanh - Truyền hình và hưởng ứng đêm nhạc hội Sóng trẻ Festival, tạo cơ hội để các bạn sinh viên học hỏi kinh nghiệm từ những anh chị đi trước đã đạt được thành công trong sự nghiệp.
Buổi giao lưu có sự tham dự của các khách mời:
- Chị Ngô Bích Ngọc - cựu sinh viên lớp Báo mạng điện tử K23, hiện là Giảng viên tại tổ Báo chí Đa phương tiện, khoa Phát thanh – Truyền hình;
- Chị Nguyễn Thị Thu - cựu sinh viên lớp Phát thanh K28, hiện là Giảng viên tại khoa Phát thanh - Truyền hình;
- Chị Nguyễn Thị Ngọc Thúy - cựu sinh viên lớp Truyền hình K29 A1, hiện đang công tác tại Đài truyền hình Việt Nam.
Sau hơn 2 tiếng đồng hồ diễn ra buổi giao lưu, các vị khách mời đã trả lời gần 40 câu hỏi của độc giả gửi về với nội dung về những kỷ niệm của họ đối với mái trường Học viện Báo chí & Tuyên truyền và ngôi nhà Phát thanh – Truyền hình; kinh nghiệm học tập và rèn luyện nghề khi còn ngồi trên ghế nhà trường; kỹ năng & kiến thức chuyên môn; bài học kinh nghiệm trên những nấc thang đầu tiên của sự nghiệp của họ...
TS Nguyễn Thị Trường Giang (áo đen), Tổng Thư ký tòa soạn Trang tin điện tử Sóng trẻ tặng hoa các vị khách mời
Những kỷ niệm với mái trường thân yêu
Theo dòng chảy của ngày kỷ niệm thành lập khoa PT-TH đang đến gần, các bạn độc giả đã gửi tới khách mời những câu hỏi rất gần gũi và đầy trìu mến như: kỷ niệm vui, buồn thời sinh viên, những trải nghiệm trong học nghề ở trường,... Điều đó cũng khơi gợi lại cho các cựu sinh viên nhiều cảm xúc, kỷ niệm với mái trường HVBC&TT và đặc biệt là khoa PT-TH.
* Điều gì các chị nhớ nhất về quãng thời gian học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền? (Lưu Ngà)
- Chị Bích Ngọc: Quãng thời gian chị nhớ nhất là lúc lớp Báo mạng K23 ấp ủ và thành lập CLB Tiếng Anh năm 2004. Ý tưởng hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu xây dựng môi trường học Tiếng Anh hiệu quả cho sinh viên của trường. Các bạn cũng lưu ý là trước đó thì HV Báo chí & Tuyên truyền chưa có CLB Tiếng anh nào, từ quy chế cho đến phương thức hoạt động. Thành ra từ lúc có ý tưởng cho đến lúc có quyết định chính thức của Đoàn trường để thành lập CLB và buổi ra mắt đầu tiên có tên: Bravo English Club là khoảng thời gian chúng mình đã thực sự cố gắng, đoàn kết để hiện thực hóa ước mơ đó.
CLB Tiếng anh giai đoạn đầu cũng nhận được sự giúp đỡ, động viên của rất nhiều thầy cô. Chúng mình rất nhớ khoảnh khắc đứng trên sân khấu và hát bài hát “Never had a dream come true” (Bài hát tên như vậy nhưng rất ý nghĩa) và cảm thấy ước mơ đang trở thành sự thực. Điều đó thật khó quên.
- Chị Nguyễn Thu: Trong suốt quãng thời gian học tập đã để lại trong tôi nhiều kỷ niêm đẹp về thầy cô, bạn bè, mái trường. Có lẽ sâu sắc nhất là khi tôi tham gia Ban biên tập chương trình phát thanh Sóng trẻ. Chương trình này không chỉ có ý nghĩa là một chương trình cung cấp thông tin tới các bạn trẻ mà với ban biên tập chúng tôi nó còn là một sân chơi để chúng tôi rèn nghề. Và thực sự, nó đã giúp ích cho chúng tôi rất nhiều trong việc bước vào thực tế đời sống báo chí. Nhớ nhất là những buổi thu chương trình chúng tôi ngồi cùng nhau tới 9 - 10h đêm rồi thức trắng đêm để hoàn thành đĩa gửi cho đài PTTH Hà Nội.
Có một kỷ niệm vui đó là một lần chúng tôi thu chương trình ở studio trên tầng 5 tòa nhà B1. Hôm đó rất là muộn, điện cầu thang tắt hết rồi, tôi đã bị ngã, trẹo chân và đã không đi lại được trong suốt hai tuần. Nói như vậy để thấy rằng làm chương trình có những vất vả nhưng chương trình này thực sự hữu ích với sinh viên chúng tôi và tôi muốn nói rằng “Tôi yêu Sóng trẻ”. Chính chương trình Sóng trẻ này cũng là sản phẩm tốt nghiệp của chúng tôi. Giảng viên hướng dẫn Đinh Thị Thu Hằng của tôi đã nói với tôi rằng: “Em hãy thực hiện tác phẩm này không chỉ là một tác phẩm tốt nghiệp mà hãy làm nó trở thành một tác phẩm để đời của em”.
- Chị Ngọc Thúy: Quãng thời gian học tập tại HVBC&TT luôn để lại những kỉ niệm sâu sắc đối với mình. Đặc biệt, vì là một sinh viên cá biệt hay tranh luận với các thầy cô đến cùng nên ấn tượng đối với các thầy cô về mình đôi lúc có khắt khe hơn với các sinh viên khác. Nhất là trong năm cuối của quãng đời sinh viên, mình đã nhận được sự quan tâm và giám sát rất chặt của các thầy cô, trong đó có thầy Nguyễn Trí Nhiệm.
Vào khoảng thời gian mình chuẩn bị tốt nghiệp, mình đã rất lo lắng và cảm thấy áp lực, bi quan về đề tài tốt nghiệp của mình, vì vậy mình đã xin phép thầy cho đổi hình thức bảo vệ. Như một người cha, thầy đã mắng mình một trận và nhất quyết không để mình đổi đề tài, cũng là quy chế của khoa. Chính những lời mắng ngày hôm ấy đã cho mình động lực, một sự tin tưởng vào bản thân cũng như những người sẽ hỗ trợ mình. Và mình đã làm được điều đó. Nếu nói về điều nhớ nhất, mình sẽ nói về sự tận tụy của các thầy cô và mình vô cùng biết ơn điều đó.
* Trong quãng đời sinh viên, có bao giờ các chị đã để tuột mất cơ hội nào đó mà phải cảm thấy luyến tiếc hay một kỷ niệm đáng nhớ mà đến giờ vẫn không thể quên? (Nông Thuyết)
- Chị Ngọc Thúy: Có rất nhiều những cơ hội mà mình cảm thấy đáng tiếc, đặc biệt đó là khi tổng kết điểm tốt nghiệp của khóa truyền hình. Mặc dù là người đạt điểm tổng kết cao nhất của khoa Truyền hình nhưng mình còn thiếu 0,001 để được bằng Giỏi. Ngày hôm ấy là một buổi chiều không thể nào quên đối với mình vì không chỉ các thầy cô của khoa ngồi rà soát lại điểm cho mình mà thậm chí thầy Nguyễn Trí Nhiệm còn dùng điện thoại của thầy để tính lại điểm cho mình.
Lúc đó nghĩ đến quãng thời gian học tập, những bài thi không cố gắng để dành được số điểm cao nhất, những sai sót không đáng có của những buổi làm bài tập lớn vì sự chểnh mảng và lo những chuyện khác mà mình vô cùng thấy có lỗi với các thầy cô. Lúc đó mình chỉ muốn khóc òa lên. Thầy Nghĩa là người đã động viện mình và nói một câu mà đến giờ mình vẫn nhớ: “Không cần phải bằng giỏi đâu em, cho thiên hạ đỡ nhòm ń. Ngày trước thầy cũng 7,9”. Thực ra đây là câu chuyện vui thôi nhưng với mình nó là một sự tiếc nuối không bao giờ có thể làm lại được, là bài học mà suốt khoảng thời gian về sau mình sẽ nhớ để tự nhắc nhở bản thân rằng làm gì cũng phải cố gắng hết sức. Không có gì là không làm được, chỉ là các bạn chưa làm và không cố gắng làm mà thôi.
- Chị Bích Ngọc: Chắc chắn là có bởi vì mình nghĩ là có những cơ hội đến mà mình còn không nhận ra. Bạn biết đấy khả năng nhận ra cơ hội cũng là điều mà chúng ta phải tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để có được. Sau khi ra trường mình cũng để lỡ một cơ hội đi du học nước nài. Bây giờ nghĩ lại cũng … không tiếc lắm vì sau này mình đã có kế hoạch khác bù đắp lại.
Về vấn đề này mình muốn chia sẻ là, trong mỗi giai đoạn của cuộc đời chúng ta sẽ có những sự ưu tiên khác nhau, nếu biết chọn ưu tiên đúng và làm đúng chúng ta sẽ thành công. Chắc các bạn đã nghe đến câu “Cánh cửa này đóng lại thì sẽ có cánh cửa khác mở ra”, sẽ luôn có thành công dành cho những người cố gắng, nỗ lực hết mình.
- Chị Nguyễn Thu: Trong suốt quãng đời sinh viên, có rất nhiều cơ hội đến với tôi và phải nói thật rằng tôi đã từng để vuột mất một vài cơ hội. Đôi khi là một sự chậm trễ, một chút nhút nhát và thiếu quyết đoán cũng đã khiến tôi mất đi cơ hội nghề nghiệp tương đối tốt từ khi còn chưa tốt nghiệp.
Ví dụ, từng có lần được giới thiệu làm người dẫn trong một chương trình của VOV… Vì một số lý do mà tôi đã không tham gia. Sau đó tôi cảm thấy luyến tiếc vì đã bỏ đi mất một cơ hội rèn nghề. Sau mỗi lần tuột mất cơ hội, thì tôi lại rút ra cho mình một bài học kinh nghiệm, là hãy tận dụng mọi cơ hội khi nó đến.
* Chị học truyền hình, nhưng đã trải qua rất nhiều vị trí, chuyên ngành trong lĩnh vực báo chí. Vậy điều cốt lõi nào mà chị học được từ trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền giúp chị có thể hoạt động "đa di năng" và đạt được những thành công như thế? (Nguyễn Quỳnh)
- Chị Ngọc Thúy: Thực ra nếu nói là đã thành công thì thực sự mình còn phải học rất nhiều. Đó không phải là thành công mà chỉ là một kết quả mà mình đã được và cần phải phấn đấu để hoàn thiện nó.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một môi trường đào tạo nghiệp vụ rất tốt, không chỉ sâu về chuyên ngành mà còn tạo điều kiện để sinh viên được bổi dưỡng về lí thuyết chung và thực hành với công việc của mình. Là một môi trường để cho các bạn trẻ sáng tạo, hoạt động phong trào, hoàn thiện khả năng tổ chức, các kĩ năng rất cần có của một người làm báo, đó là sự năng động, khả năng chịu áp lực, thích nghi với môi trường khác nhau, và đặc biệt là ý thức trách nhiệm cao.
Bởi vậy, khi được đào tạo ở Học viện, mỗi sinh viên được hoàn thiện cả phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn cũng như tác phong và các kĩ năng khác. Không chỉ mình mà có rất nhiều các bạn sinh viên khác đã thực sự trưởng thành sau khi tốt nghiệp tại Học viện.
* Cảm giác của chị như thế nào khi trước đây là học trò của các thầy cô, bây giờ lại là đồng nghiệp? (Minh Đức)
- Chị Nguyễn Thu: Từ khi còn là sinh viên thì mình đã rất yêu quý các thầy cô trong khoa PTTH nói riêng và Học viện BC&TT nói chung. Đó không chỉ là sự ngưỡng mộ về mặt chuyên môn của các thầy cô mà còn là sự kính trọng và yêu mến khi cảm nhận được sự gần gũi, tình cảm của các thầy cô dành cho các học trò của mình. Vì vậy khi được quay trở lại làm việc và trở thành đồng nghiệp của các thầy cô, mình thấy rất tự hào và vui sướng.
Sự ngưỡng mộ và kính trọng các thầy cô ngày càng lớn hơn khi mình được làm việc cùng mọi người, và sự gần gũi, thân thiết cũng ngày càng được bồi đắp. Các thầy cô cũng giúp đỡ mình rất nhiều trong công tác chuyên môn cũng như trong cuộc sống. Mình thực sự yêu mái nhà PTTH.
Chị Nguyễn Thu trả lời câu hỏi về kỷ niệm với ngôi nhà chung PT-TH
Những chia sẻ về cuộc đời và sự nghiệp
Trong buổi giao lưu, các vị khách mời đã không ngần ngại chia sẻ những câu chuyện cá nhân như: lý do lựa chọn nghề báo, lý do trở thành giảng viên tại HVBC&TT, chia sẻ về những khó khăn để tìm việc khi mới ra trường… Nài ra, họ còn sẵn sàng thể hiện suy nghĩ, quan điểm của bản thân trước nhiều tình huống, câu hỏi hóc búa do các bạn độc giả đặt ra như: chỉ có đam mê thì có thật sự đủ để thành công?, đam mê và năng lực – yếu tố nào quan trọng hơn?, con gái làm báo liệu có khó lấy chồng?...
Thông qua những chia sẻ thẳng thắn của cả 3 khách mời, độc giả phần nào hiểu rõ hơn về con người, tính cách của họ - những người phụ nữ trẻ tài năng, năng động, tự tin và đầy sáng tạo.
* Khi tham gia làm báo, những lĩnh vực/ mảng nào mà chị Ngọc cảm thấy yêu thích? Và tại sao ạ? (Nguyễn Linh Trang)
- Chị Bích Ngọc: Lĩnh vực mà mình thử đầu tiên là lĩnh vực Văn hóa và những bài viết đầu tiên của mình là những bài viết về Sao mai điểm hẹn số 2 trên Vietnamnet. Sau này thì mình cũng mở rộng hơn những đề tài xung quanh những vấn đề về văn hóa, xã hội khác: du lịch, thời trang, đối thoại với các nhân vật đã thành công (đặc biệt là phụ nữ) trong các lĩnh vực. Và đây đều là những mảng mình cảm thấy rất thú vị.
* Cho em được hỏi cô Thu một điều nho nhỏ: lý do gì đã khiến cô quyết định ở lại trường làm công tác giảng dạy ạ? (Hoài Thu)
- Chị Nguyễn Thu: Từ khi còn là một sinh viên, tôi đã thực sự cảm thấy yêu khoa PT-TH – một môi trường rất thân thiện và năng động, với những giảng viên không chỉ giỏi về kiến thức chuyên môn mà còn cực kỳ gần gũi và rất tâm lý với các sinh viên, cũng những sinh viên rất trẻ trung, hoạt bát, đáng yêu. Tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ các thầy cô trong khoa và luôn ấp ủ mơ ước một ngày nào đó được gắn bó với ngôi trường này, được đứng trên bục giảng và truyền lại niềm đam mê của mình tới các thế hệ sinh viên tiếp theo. Đó chính là lý do mà tôi quyết định ở lại. Và tôi thấy mình rất may mắn khi tiếp tục được gắn bó với khoa PT-TH.
* Tham gia làm truyền hình đã khá lâu, chị có cảm nhận rằng đó thật sự là môi trường đầy áp lực và mệt mỏi không? "Tai nạn nghề nghiệp" mà chị nhớ nhất? (Bùi Tuyết)
- Chị Ngọc Thúy: Đó chính xác là một môi trường áp lực và mệt mỏi. Nhưng khi xem lại tác phẩm của mình, chứng kiến phản hồi từ phía độc giả, khán giả, những áp lực và mệt mỏi ấy sẽ không còn ý nghĩa gì đối với bạn.
Mình đã gặp rất nhiều những tai nạn trong nghề nghiệp. Nhớ nhất chắc là khoảng thời gian đi sản xuất bộ phim “Mùa trở về” vào dịp Tết Nguyên đán năm nái. Vì để thể hiện thái độ thân thiện, tôn trọng phong tục tập quán của người dân tộc mà mình đã lỡ uống một chén rượu khi họ mời trong bữa cơm, và mình đã say không biết gì cả. Cho đến khi tỉnh lại thì cả đoàn đã làm xong hết phần việc buổi chiều. Đó là kỉ niệm xương máu trong việc kiểm soát bản thân, khéo léo xử lý tình huống sao cho không ảnh hưởng đến công việc.
Chị Ngọc Thúy (phải) tại buổi giao lưu trực tuyến
* Nghề báo là nghề rất vất vả, đặc biệt là đối với phái nữ. Lý do gì khiến các chị quyết định thi vào HVBC&TT và chọn con đường làm báo? (Trần Văn Cường)
- Chị Bích Ngọc: Ban đầu cũng giống như các bạn trẻ, mình thấy nghề báo là một nghề thú vị và quan trọng trong xã hội, báo mạng điện tử lại là một chuyên ngành “hot” lúc đó. Với tính cách khá nhanh nhẹn, muốn tìm hiểu cái mới mình nghĩ đây là một ngành hợp với mình. Dần dần học và đi làm, nghề không còn thú vị và “sang trọng” theo cách hiểu ngây thơ ban đầu của mình nữa. Nhưng nó thực sự có ý nghĩa với mình theo cách khác, đó là nghề đi tìm kiếm sự thật và cũng là tìm kiếm bản thân mình qua mỗi bài viết, mỗi nhân vật, mỗi câu chuyện, mỗi trải nghiệm. Cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn vì thế, khiến bây giờ mình luôn tin là mình đã không chọn nhầm nghề.
- Chị Nguyễn Thu: Niềm yêu thích với nghề báo của tôi được thắp lên từ khi tôi còn là học sinh trường cấp hai. Một cô giáo dạy văn của tôi đã động viên và khuyến khích tôi theo đuổi nghề báo chí. Tình yêu này tiếp tục lớn lên khi tôi bước chân vào cấp ba. Khi đó tôi tham gia viết những câu chuyện ngắn về giảng đường và gửi cho các báo. Và vô cùng vui sướng khi các tác phẩm của mình được đăng, được nhận báo biếu và những khoản nhuận bút nho nhỏ. Lúc đó tôi đã quyết tâm thi HVBCTT. Thậm chí tôi đã viết và trang trí rất đẹp tên của Học viện trong góc học tập để thêm động lực. Trong gia đình tôi cũng có người thân đang làm trong ngành báo chí và cũng thường dặn dò tôi rằng nghề báo thực sự vất vả. Tôi cũng biết điều đó. Nhưng với quyết tâm của tôi thì bố mẹ tôi cũng đã ủng hộ.
- Chị Ngọc Thúy: Mỗi người đều có một cá tính, một sự lựa chọn. Tính cách của bạn như thế nào, phù hợp với công việc gì thì hãy chọn công việc đó. Đừng bao giờ nghĩ rằng sự khác biệt về giới tính sẽ làm cản trở bạn sống đúng là mình và làm những việc mình thích. Mình thi vào HV Báo chí và Tuyên truyền với một lí do rất đơn giản là mình được đi, được khám phá cuộc sống dưới một con mắt không giống người khác, được trải nghiệm những điều không phải ai cũng có, và được ́p phần làm tốt hơn xã hội này trong khả năng của mình. Nghề báo có thể bất lợi nếu là phái nữ nhưng phái nữ cũng có khả năng biến những bất lợi ấy thành thế mạnh trong nghề. Đó là sự tinh tế, nhạy cảm và một sự trung thành tuyệt đối.
* Từng là 1 cựu sinh viên lớp Báo mạng, điều thuận lợi nào mà chị thấy "ghen tị" với các bạn sinh viên báo mạng bây giờ được học tập và rèn luyện? (Nguyễn Thu Thủy)
- Chị Bích Ngọc: Điều rất rõ ràng là bây giờ điều kiện học tập và rèn luyện của các bạn hơn ngày xưa của chị rất nhiều. Phòng mạng, phòng studio phát thanh, truyền hình… hiện đại hơn, rộng rãi hơn để các bạn có nhiều thời gian thực hành hơn. Chương trình đào tạo thì được điều chỉnh và dần chuẩn hóa với sự tham gia ngày càng nhiều hơn của các giảng viên đến từ các trường đại học nổi tiếng trên thế giới… Các thiết bị thực hành cá nhân cũng hiện đại hơn mà lại rẻ hơn ngày xưa rất nhiều. Không biết các bạn có còn nhớ về Internet dial up một thời không, ngày xưa chúng mình toàn lên mạng bằng internet “rùa bò” đấy đấy. Nghe là đã thấy thiệt thòi hơn nhiều rồi đúng không?
Chị Ngô Bích Ngọc nhiệt tình trả lời các câu hỏi do độc giả gửi tới
* Chị Thúy ơi, khi biết chị theo mảng phim tài liệu truyền hình em đã rất bất ngờ. Chị có thể tiết lộ lý do vì sao chị lại chọn phim tài liệu chứ không phải lọai hình nào khác được không? Trong số những bộ phim đã thực hiện chị cảm thấy hài lòng với tác phẩm nào nhất? (Phương Lan)
- Chị Ngọc Thúy: Phim tài liệu là thể loại phim khó nhất trong tất cả các thể loại của truyền hình vì nó gần nhất với điện ảnh, người làm phim tài liệu không chỉ là một nhà báo mà còn là một nghệ sĩ. Chính bởi những khó khăn mà thể loại này đặt ra và thường để có thể làm được nó, tuổi đời và kinh nghiệm của những người làm phim phải thực sự dày dặn. Bởi thế với một người trẻ thì đây là một cơ hội và cũng là thách thức rất lớn.
Mình đã đến với phim tài liệu và nhận ra niềm đam mê với nó từ khi mình bảo vệ tác phẩm tốt nghiệp của mình. Đó là một hành trình dài và vô cùng khó khăn, mình và một bạn quay phim đã phải leo ṇn núi Phan-xi-pang và đồng hành với những người H'mông, sống cùng với họ và lắng nghe những tâm sự của họ. Bộ phim chính là những rung động đầu tiên của chúng mình với cuộc sống, mà chỉ có phim mới có thể làm được điều đó. Bộ phim cũng đã bắt đầu cho sự nghiệp của mình khi mình ra mắt nó với đơn vị mà bây giờ mình đang công tác. Bộ phim mang tên “Sự lựa chọn” không chỉ mang ý nghĩa của một tác phẩm báo chí mà nó cũng là sự lựa chọn của chính mình với nghiệp báo, đó là phim tài liệu.
Thực sự hài lòng một cách trọn vẹn thì mình thấy chưa có tác phẩm nào hoàn hảo cả. Thế nhưng để lại cho mình nhiều cảm xúc nhất là “Kí sự nhiều tập từ Trường Sa hướng về Hoàng Sa”. Bởi, vượt qua ngôn ngữ của hình ảnh, chúng mình đã ́p phần truyền đạt tâm tư tình cảm cũng như tinh thần vừng vàng trước mọi hoàn cảnh của các chiến sĩ nài đảo xa. Một tác phẩm chứa đựng tình yêu với quê hương đất nước, đặc biệt trong khoảng thời gian rất nhạy cảm với những vấn đề xảy ra ở biển Đông.
* Theo chị Bích Ngọc, một giảng viên báo chí cần có những tố chất gì đặc biệt so với giảng viên các chuyên ngành khác? (Hà Thư)
- Chị Bích Ngọc: Mình nghĩ là báo chí là một ngành chuyển động nhanh, khi chúng ta ngồi ở đây nói về multimedia journalism (báo chí đa phương tiện) thì trên thế giới họ đang bàn về data journalism và social journalism rồi. Và ngay cả những gì đang diễn ra ở thực tế báo chí trong nước cũng biến đổi không ngừng.
Nói thế để thấy việc một giảng viên báo chí nắm bắt được vấn đề thực tế và học thuật một cách cập nhật ở trong và nài nước là một yếu tố rất quan trọng. Điều đó đòi hỏi tư duy nhanh nhạy, không cục bộ và trải nghiệm thực tiễn thực sự. Bên cạnh đó, chúng ta đều biết báo chí có vai trò phản biện xã hội, và trong bối cảnh hiện nay, vai trò mũi nhọn ấy so với các ngành khác càng cần phát huy nhiều hơn. Khả năng truyền đạt các vấn đề về pháp luật, đạo đức báo chí, truyền cảm hứng, tình yêu với nghề báo chân chính theo mình cũng là những tố chất rất quan trọng.
* Để đạt tới thành công ở một lĩnh vực nào đó luôn đòi hỏi hai yếu tố: niềm đam mê và năng lực chuyên môn. Theo chị thì để đạt được thành công trong nghề báo, yếu tố nào là quan trọng hơn? (Huy An)
- Chị Ngọc Thúy: Với mình thì điều gì cũng quan trọng nhưng nên có trước và quan trọng hơn là niềm đam mê. Nếu không có đam mê, dù bạn có giỏi thì tác phẩm của bạn, hay quá trình làm việc của bạn cũng chỉ có giới hạn. Giới hạn về thời gian, về công sức bỏ ra, những nỗ lực để có thể làm những tác phẩm thực sự có tâm. Còn có niềm đam mê, chính điều đó là động lực để bạn trau dồi và nâng cao năng lực chuyên môn của mình. Anh rất yêu bộ phim ấy, trước hết anh phải chấp nhận dấn thân vì nó bời niềm đam mê, sau đó mới đến cách làm thế nào cho hay, cho có cảm xúc… Bởi vậy, trước hết hãy tìm cho mình một con đường mà mình đam mê, rồi hãy tìm cách làm thế nào để đến đích nhanh nhất.
- Chị Nguyễn Thu: Đúng như bạn Huy An nói, “đam mê” và “năng lực” là hai yếu tố cơ bản để quyết định thành công. Tôi nghĩ rằng, đam mê là yếu tố quyết định, đặc biệt là đối với nghề báo. Bởi có đam mê các bạn sẽ luôn tìm tòi, sáng tạo, học hỏi và rèn luyện, từ đó sẽ tạo nên năng lực. Các bạn đều biết rằng nghề báo luôn có rất nhiều thử thách, thậm chí là sự nguy hiểm, đòi hỏi ở người làm báo lòng yêu nghề, say mê gắn bó với nghề nghiệp.
Tôi rất thích câu nói “Hãy theo đuổi niềm đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn”.
- Chị Bích Ngọc: Thực ra là để thành công ở một lĩnh vực nào đó cần rất nhiều yếu tố bạn ạ, không phải chỉ hai yếu tố đó đâu. Tôi đã từng biết những nhà báo viết điều tra nổi tiếng có xuất thân từ một người lính chuyên nghiệp; tôi cũng đã từng đọc những bài báo hay tuyệt vời của một người bây giờ là một giảng viên về văn hóa; cũng có những nhà báo tài năng đi trước mà tôi biết bây giờ họ đã chuyển sang làm những nghề khác, có hoặc không liên quan gì đến báo chí cả. Tôi cũng luôn tự hỏi điều gì đã dẫn đến quyết định ấy của họ. Đối với nghề báo, nài hai yếu tố (niềm đam mê và năng lực chuyên môn) cần luôn song hành đó, thì tôi nghĩ một chữ "Duyên" là rất quan trọng.
Toàn cảnh hội trường buổi giao lưu trực tuyến
* Chị Ngọc thân mến, em được biết chị đã từng tham gia rất nhiều các dự án quốc tế như Chương trình trao đổi nhà báo/lãnh đạo trẻ ASEAN, Mạng lưới nhà báo trẻ Á Âu, Tổ chức Nhà báo trẻ Châu Âu... Chị có thể chia sẻ cho bọn em những trải nghiệm chị có được sau mỗi chuyến đi đó và kinh nghiệm làm thế nào để tham gia vào những tổ chức và dự án nước nài được không ạ? Em cảm ơn. (Nguyễn Khánh)
- Chị Bích Ngọc: Đi ra nước nài là cách để chúng ta mở rộng thế giới quan của mình, để mình tiếp nhận những kiến thức mới, tư duy mới, phương pháp mới, nhân sinh quan mới. Đó là những thay đổi rõ rệt trong mình mà mỗi lần đi về mình cảm nhận thấy. Mình có những người thầy mới, những đồng nghiệp, bạn bè mới và mình học được những bài học từ họ mỗi ngày. Chị vẫn nhớ có lần chị xúc động quá mà post lên FB là: “Thật tuyệt khi mình biết cậu bạn Bjorn đang ngắm sư tử ở Boswana thế nào, cùng lúc mình biết Alessia đang phản đối ông Belussconi ở Ý ra sao, và gửi tin nhắn hỏi thăm nhà hai cô bạn Alitta và Kid ở Thái Lan xem tình hình lụt lội thế nào…”. Cảm giác thế giới thật phẳng và có nhiều điều thú vị em ạ. Trải nghiệm đó thật Yo!most ý!
Bây giờ trên mạng có rất nhiều website và trang Facebook cung cấp thông tin học bổng ngắn hạn và cao học, em cứ tìm kiếm trên ogle sẽ có vô vàn thông tin. Nếu em thực sự quyết tâm tìm kiếm, và cần tư vấn thêm, hãy email cho chị [email protected], nếu giúp được chị sẽ giúp nhé. Chúc em thành công!
* Em rất muốn hỏi cô Thu điều này ạ, sở hữu một nại hình ưa nhìn và chất giọng hay như thế, tại sao cô không làm MC hay theo đuổi ngành truyền hình? Mà em tin chắc cô sẽ là một MC tài năng đó ạ. (Phan Hoàng)
- Chị Nguyễn Thu: Trước hết, cảm ơn em đã dành tặng cho mình những lời khen. Thực tế là mình đã có một thời gian thử sức làm MC truyền hình. Có thể với nhiều người thì công việc này rất hấp dẫn, hào nhoáng với sự nổi tiếng. Nhưng sau đó, mình thấy, thứ nhất mình không thực sự phù hợp với công việc này. Thứ hai, mình nhận ra niềm đam mê lớn nhất của mình vẫn là phát thanh và mình muốn dành toàn bộ thời gian cho niềm đam mê này. Mình yêu thích được ngồi hàng giờ trong studio phát thanh, sản xuất những chương trình với lời nói, tiếng động và âm nhạc… Và giờ đây mình muốn dành thời gian để dần dần có thể làm tốt công tác giảng dạy, hy vọng là có thể truyền được niềm đam mê của mình tới các thế hệ sinh viên tiếp theo.
Với lợi thế nại hình, chị Thu từng thử sức ở lĩnh vực MC, nhưng đối với chị niềm đam mê lớn nhất vẫn là phát thanh và chị sẽ dành toàn bộ thời gian cho niềm đam mê này
* Duyên cớ nào đưa chị đến với phim tài liệu? Tại sao chị chọn gắn bó với thể loại hết sức khó khăn và đầy thử thách này? Đứng trước 1 đề tài, để biến nó thành 1 bộ phim tài liệu có chất lượng, chị thường làm như thế nào ạ? (Kiều Nga)
- Chị Ngọc Thúy: Như đã nói ở trên về cái duyên đến với phim tài liệu là bắt đầu từ bộ phim tốt nghiệp, bộ phim ấy là khởi đầu cho tất cả những hoạt động sau này của mình.
Còn việc để làm sao biến một đề tài thành một bộ phim tài liệu có chất lượng, theo mình các bạn chắc chắn sẽ phải trải qua những công đoạn sau: đề tài -> thu thập tài liệu dưới nhiều hình thức (Internet, tài liệu, ý kiến chia sẻ của chuyên gia…) -> khảo sát đề tài -> xây dựng khung kịch bản, tuyến nhân vật dựa trên thông tin về đề tài qua tài liệu và khảo sát -> khảo sát lần 2 (trao đổi với nhân vật, xây dựng bối cảnh) -> viết kịch bản chi tiết -> khâu sản xuất -> viết lời bình -> hậu kì -> ra sản phẩm cuối cùng.
Để có một bộ phim chất lượng, khâu tìm kiếm thông tin qua tài liệu và khảo sát là vô cùng quan trọng vì nó định hướng cũng như hình thành nên câu chuyện một cách rõ rệt để ê-kíp sản xuất có thể hình dung ra bộ phim của mình, tức là xem phim qua kịch bản. Những ý tưởng, lời ́p ý, chia sẻ của chuyên gia và các đồng nghiệp chính là những gợi ý quý báu mà người làm phim cần phải tiếp thu. Đó có thể là gợi ý sáng tạo, cũng có thể là những lời khuyên về hạn chế và những rủi ro khi sản xuất. Nếu nắm được chắc chắn những điều này, việc làm phim sẽ trở nên dễ dàng và chuyên nghiệp hơn, tạo điều kiện để các nhà làm phim sáng tạo nghệ thuật và đầu tư cho nội dung.
* Là một giảng viên trẻ và chưa có nhiều kinh nghiệm, chị có gặp khó khăn gì trong giảng dạy và xử lý các tình huống khi đứng lớp? Chị đã bao giờ gặp phải tình huống "dở khóc dở cười" chưa? (Mai Anh)
- Chị Nguyễn Thu: Đúng là mình chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc đứng lớp. Trước khi giảng dạy, mình luôn cố gắng học hỏi và trau dồi kinh nghiệm từ các thầy cô, đồng nghiệp cũng như từ khóa học nghiệp vụ sư phạm. Rất may cho mình là chưa có tình huống nào “dở khóc dở cười” bởi các sinh viên của mình rất nan và ủng hộ mình rất nhiệt tình. Mình luôn quan niệm rằng: “Không phải cứ là giảng viên trẻ còn ít kinh nghiệm là phải cố tỏ ra thật nghiêm khắc. Mình luôn cố gắng gần gũi và chia sẻ những kinh nghiệm của mình tới các sinh viên và là một “người bạn” của các em trước khi là một người thầy”.
* Có một thực tế là hiện nay rất nhiều sinh viên Báo mạng sau khi ra trường không làm ở các cơ quan báo chí chính thống mà "nhảy" sang làm các ở các trang tin điện tử. Có nhiều nguyên nhân, ví dụ như: chế độ đãi ngộ tốt hơn, công việc thoải mái hơn, các báo chính thống khó vào hơn... Chị nghĩ như thế nào về vấn đề này? Liệu sinh viên sắp ra trường như chúng em có nên làm ở trang tin hay không? (Thùy Chi)
- Chị Bích Ngọc: Thực ra chị nghĩ là để đi đến đích chúng ta phải đi qua nhiều con đường khác nhau. Tất cả đều cho ta những trải nghiệm tốt em ạ. Thực tế là có rất nhiều anh chị tốt nghiệp báo chí ra làm việc ở các trang tin điện tử mà. Vấn đề là các em nên “chọn mặt gửi vàng” thôi, đừng chọn bừa nhé.
* Là cựu sinh viên của lớp Phát thanh, được thầy cô của mình trang bị về kiến thức, cũng như tiếp xúc với cách truyền đạt của họ, cô đã học hỏi được những kĩ năng sư phạm gì? Cô có áp dụng lại phương pháp được học hay tự xác định cho mình một phong cách giảng dạy riêng? (Trương Nam Thành)
- Chị Nguyễn Thu: Phải nói rằng, tôi thấy tất cả các thầy cô trong khoa PTTH đều giảng rất là hay, tôi rất thích được ngồi học các giờ giảng của các thầy cô. Mỗi người có một phương pháp, phong cách riêng. Tôi thích giọng nói truyền cảm, sự say sưa trong giờ giảng của cô Đinh Thu Hằng, tôi thích những yếu tố hài hước trong giờ thầy Đinh Ngọc Sơn, tôi thích sự nghiêm túc và chững chạc trong các tiết học của cô Nguyễn Thị Trường Giang… Tôi luôn cố gắng học tập theo các thầy cô nhưng tôi vẫn thường nói rằng để được như các thầy cô thì tôi còn cần phấn đấu rất nhiều.
* Chị Thúy ơi em rất ấn tượng với loạt ký sự "Từ Trường Sa hướng về Hoàng Sa" do chị thực hiện, chị có thể chia sẻ kỷ niệm sâu sắc nhất của chị trong chuyến đi tới quần đảo Trường Sa được không ạ? (Phương Minh)
- Chị Ngọc Thúy: Đây là loạt ký sự đã để lại cho mình rất nhiều cảm xúc, những kỉ niệm rất đẹp về tình người, tình quân dân, về những hy sinh và cống hiến thầm lặng của những người lính ở Trường Sa.
Kỷ niệm không thể kể hết, nhưng để lại trong mình nhiều dư âm nhất, đó là khoảng thời gian mình cùng cả đoàn vẫy chào tạm biệt Trường Sa lớn để về đất liền. Không thể tưởng tượng được người và cảnh lại có một sự hòa hợp trọn vẹn đến như vậy. Gần 200 người ở trên tàu hướng xuống đảo, gần 200 người ở trên đảo đứng xếp hàng hướng lên tàu, cả lính, cả bác sĩ, những người thầy, nhân dân, trẻ con, người lớn đủ cả… Dưới là biển cả bao la, trên là ánh sáng của trăng rằm. Không ai bảo ai, không có một khẩu lệnh nào được cất lên, cứ đều đặn như vậy, tiếng tàu đồng thanh: “Chào biển đảo nhé, đất liền về đây”… Tiếng đảo đáp lại: “Biển đảo bình an, đất liền về mạnh giỏi…” rồi "Quốc ca", rồi “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”… cứ từng hồi, từng hồi một như tiếng của quê hương, của Tổ quốc đang vang lên giữa biển trời bao la… Ánh sáng của đèn, của điện thoại le lói trong đêm như hàng ngàn ngôi sao vẫy chào nhau cho đến lúc không nhìn thấy gì cả…
Đó thực sự là những khoảnh khắc không thể nào quên của những người tham gia hành trình nói chung và đoàn làm phim nói riêng. Lần đầu tiên trong đời mình cảm nhận được hai tiếng Tổ quốc lại rõ ràng và thiêng liêng đến vậy.
* Việc giảng dạy tại tổ Báo chí Đa phương tiện là do chị lựa chọn hay do sự phân công của khoa? Nếu là do chị lựa chọn thì chị có thể cho biết vì sao chị lại chọn chuyên ngành Báo chí Đa phương tiện mà không phải chuyên ngành mà chị từng học và biết rất rõ - Báo mạng điện tử? (Minh Hạnh)
- Chị Bích Ngọc: Đây là sự phân công của Ban chủ nhiệm khoa, đồng thời cũng hợp với mong muốn của mình. Báo chí Đa phương tiện và Báo mạng điện tử là hai chuyên ngành có nhiều điểm giao thoa và tương đồng với nhau. Những kiến thức chuyên ngành về báo mạng điện tử mà mình có được trong quá trình học tập và thực tiễn đi làm đều có thể sử dụng và áp dụng tốt trong quá trình giảng dạy chuyên ngành báo chí Đa phương tiện. Trong quá trình làm việc mình cũng luôn cố gắng không ngừng bồi dưỡng thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế để phục vụ tốt công việc giảng dạy.
Chị Bích Ngọc suy tư trước một câu hỏi khó
* Chỉ có đam mê thì có thật sự đủ để thành công không ạ? Em rất băn khoăn về vấn đề này - bởi luôn có nhiều yếu tố khách quan làm giảm sút nhiệt tình của chúng ta (không nhắc tới vấn đề chủ quan là do bản thân không cố gắng). Trong thực tế, đã bao giờ chị thấy mệt mỏi vì những áp lực công việc chưa? Chị đã khơi gợi lại nhiệt tình, đam mê của mình như thế nào? (Hạnh Dung)
Chị Ngọc Thúy: Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: “Cần phải có tâm và có tài, phải vừa hồng và vừa chuyên”. Chữ “tâm” và chữ “hồng” luôn luôn đứng trước. Việc các bạn có năng lực là điều cần thiết đối với xã hội bây giờ, thế nhưng xuất phát bao giờ cũng phải từ đam mê. Nếu như bạn không đủ giỏi để thực hiện một điều gì đó, bạn vẫn có thể học để có thể làm cho giỏi.
Những yếu tố khách quan mà bạn gặp phải là điều tất yếu để trưởng thành trong một quá trình làm nghề. Tại sao lại không nhìn nhận nó là thách thức phải vượt qua mà lại coi nó là áp lực để làm nản chí mình. Trong thực tế đã có rất nhiều lần mình thất vọng về bản thân, về gánh nặng cơm áo, gia đình, những yếu tố khách quan khác…
Nhưng điều giúp mình có thể vượt qua được những điều đó chính là tác phẩm báo chí, mỗi lần xem lại các tác phẩm mình đã làm, hay đơn giản là một lời chúc mừng của các đồng nghiệp, một niềm vui được các nhân vật chia sẻ… những điều đó đã tiếp thêm cho mình sức mạnh để có thể tiếp tục thực hiện đam mê của mình. Mình không biết bạn đã thực sự làm ra một tác phẩm trọn vẹn và có ý nghĩa thực sự chưa, hãy làm đi, một cách giản dị, gần gũi trong khả năng của bạn, bạn sẽ tự biết được câu trả lời cho mình.
* Em thường nghe mọi người nói rằng "Con gái làm báo thì khó lấy chồng", các chị nghĩ gì về ý kiến này? (Thu Nga)
- Chị Nguyễn Thu: Mặc dù mình cũng chưa lập gia đình nhưng mình có thể tự tin nói với em rằng: ‘Thật may mắn cho người đàn ông nào lấy được một nữ nhà báo hoặc công tác trong ngành báo chí.” Em có thể thấy, các nữ nhà báo thường là những người năng động, giỏi giang, hiểu biết rộng… đúng kiểu mẫu của thế kỷ XXI. Mình không biết ai đã nói với em rằng “Con gái làm báo chí thì khó lấy chồng”. Có thể đó chỉ là một ý kiến chủ quan, cái nhìn chưa toàn diện. Em có thể thấy trên thực tế rất nhiều nữ nhà báo và ngay gần em là các cô giáo trong khoa PTTH nói riêng và Học viện nói chung chính là những tấm gương “giỏi việc nước đảm việc nhà” đấy thôi.
* Chị từng có nhiều cơ hội tiếp xúc và làm việc với các chuyên gia nước nài, chị nhận thấy phương pháp giáo dục báo chí ở nước nài có điểm gì đáng học hỏi? Chị có định áp dụng điều đó trong những bài giảng của mình không và áp dụng như thế nào? (Hoài Thu)
- Chị Bích Ngọc: Đúng là điều mình học được nhiều nhất từ những giảng viên nước nài là phương pháp làm việc và tư duy của họ. Nền giáo dục nước nài là nền giáo dục bình đẳng, khích lệ sự dân chủ, độc lập, sáng tạo trong tư duy người học. Đối với họ, theo quan điểm cá nhân chị nhận thấy, tư duy của họ mở đến nỗi những gì viết trong sách với họ cũng chỉ là tương đối.
Nếu các bạn đã từng tham gia học với một chuyên gia nước nài chắc các bạn cũng thấy các thầy cô thuyết trình rất ít và chủ yếu dành thời gian để người học đặt câu hỏi, chia sẻ quan điểm. Tuy nhiên, khi áp dụng cách này vào môi trường lớp học ở nước ta, một số thầy cô hơi thất vọng vì sự chủ động và chuẩn bị kỹ lưỡng của sinh viên ta còn nhiều hạn chế. Những kinh nghiệm này chị sẽ cố gắng áp dụng một cách linh hoạt khi giảng dạy ở trong trường.
Bên cạnh đó, chị cũng sẽ cố gắng khích lệ các bạn phải thực hành càng nhiều càng tốt. Chị được các thầy cô dạy là: giáo dục đại học là giáo dục con người, nài cung cấp kiến thức, kĩ năng còn là hình thành thái độ tốt (với nghề) nữa. Đấy, “kim chỉ nam hành động” đấy, có bấy nhiêu thôi em.
* Là một sinh viên năm cuối, em rất lo lắng về vấn đề việc làm sau khi ra trường. Chị đã gặp những khó khăn gì khi tìm việc sau khi ra trường? Em rất muốn nghe chia sẻ của các chị. (Ngọc Mai)
- Chị Ngọc Thúy: Thực ra vấn đề nghề nghiệp không chỉ là nỗi lo của các bạn mà nó đã trở thành nỗi lo của phần đông các sinh viên ra trường bây giờ, thậm chí có những người đã ra trường hàng chục năm.
Công tác ở VTV3 được gần 2 năm, nhưng cảm thấy đam mê với nghề nghiệp, với những tác phẩm báo chí thực sự lớn hơn so với việc làm giải trí. Vì vậy, mình đã quyết định không tiếp tục con đường này. Cùng thời điểm đó, bộ phim tốt nghiệp của mình được phát sóng trên VTV6 trong chương trình “Phim trẻ”, sau đó nó được một đạo diễn trong đơn vị công tác hiện tại của mình xem được và chính đạo diễn ấy đã tạo điều kiện để mình thử sức với công việc làm phim chuyên nghiệp.
Mình cảm thấy khá may mắn vì có những đồng nghiệp rất tốt đã chỉ bảo và hướng dẫn rất tận tình, họ đã dành sự tin tưởng của thể hệ trước vào những người trẻ như chúng mình. Vì vậy, cơ hội ấy cũng chính là thách thức mà chúng mình phải vượt qua. Các bạn đừng bao giờ bi quan về công việc của mình hay làm thế nào để có thể có được một công việc tốt, quan trọng là phải chủ động và chấp nhận dấn thân. Chủ động trong tìm kiếm cơ hội cho mình, chủ động học nghề và chủ động làm nghề.
Chị Ngọc Thúy rất vui vì nhận được nhiều câu hỏi thú vị từ các bạn độc giả
Những bài học kinh nghiệm quý giá
Trong hơn hai tiếng của buổi giao lưu, các bạn sinh viên khoa PT-TH đã gửi gắm rất nhiều thắc mắc, băn khoăn liên quan đến thực tế nghiệp vụ, nghề n
Cùng chuyên mục
Bình luận
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Tin nổi bật5 ngày trước
(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.
Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam
Tin nổi bật6 ngày trước
(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
Tin nổi bật6 ngày trước
(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.