Giếng cổ Đường Lâm: Nét độc đáo xứ Đoài "mây trắng"

(Sóng trẻ) - Có tuổi đời gần 4 thế kỉ, những chiếc giếng cổ là một phần không thể thiếu trong văn hóa di sản của làng Đường Lâm (Sơn Tây – Hà Nội), góp phần tạo nên những đường nét độc đáo rất riêng cho văn hóa Đoài.

Ngày nay, làng cổ Đường Lâm nổi tiếng khắp cả nước như một ngôi làng Việt còn giữ được “nguyên bản” với đầy đủ các yếu từ cổng làng, cây đa, bến nước, nhà cổ và những chiếc giếng làng.

Trải qua 4000 năm lịch sử, những chiếc giếng cổ ở làng Đường Lâm dường như còn nguyên vẹn, không phải kè thành như giếng ở các vùng đất khác do loại đá dưới lòng đất rất cứng. Miệng giếng được ghép bằng những tảng đá ong sần sùi, màu nâu trầm, rất đẹp và vững trãi. Giếng thường rộng từ 3 – 5m và sâu trên 10m. Do đào ở mạch đất đá ong nên nước giếng rất trong và mát.

b619b2290_hinh_anh_3.jpg
Những chiếc giếng cổ gần như còn nguyên vẹn

Hiếm có ngôi làng nào ở Việt Nam còn lưu giữ lại được nhiều giếng cổ như làng Đường Lâm. Mỗi thôn đều có một cái giếng như: giếng xóm Sải, xóm Giang, xóm Hè,…. Bên cạnh giá trị sử dụng, mỗi cái giếng đều nổi tiếng và được định vị bởi những giai thoại thú vị. Đến nay, làng Mông Phụ vẫn giữ được cái giếng độc đáo đó là Giếng Sui. Nước giếng trong, có bảng đề chữ Nho “Nhất phiến băng tâm” (lấy chữ từ Đường thi) nhắc người đời giữ giếng sạch trong như giữ lòng trong sáng.

Dân gian có câu:

“Dưa hấu, dưa gang là làng Mông Phụ
Nước giếng Giang, khoai lang Đồng Bường”

Tương truyền, hai giếng ở hai bên làng Mông Phụ là hai con mắt của rồng chột, một giếng nước trong, một giếng nước hơi đục. Chính vì thế đã tạo nên địa thế đắc địa cho ngôi đình Mông Phụ - nằm giữ ngã ba trung tâm của làng nhưng ở vị trí này người đi ngược về xuôi không ai quay lưng vào đình cả.

2db4f5711_hinh_anh_2.jpg
Nét nguyên sơ của giếng cổ Đường Lâm

Nhìn một cách tổng quát, những chiếc giếng ở làng Đường Lâm tương đối bề thể, cổ kính và đẹp. Thế nhưng theo năm tháng, đời sống vật chất của con người được nâng cao, sự xuất hiện của những giếng khoan, nước máy dần thay thế giếng đào. Nhiều giếng cổ nay không còn được sử dụng và bị cỏ cây bao phủ.

Những chiếc giếng cổ là bộ phận không thể thiếu của di sản văn hóa vật thể của làng cổ Đường Lâm, tạo nên nét đặc sắc rất riêng trong đời sống người dân và văn hóa xứ Đoài “mây trắng”. Thiết nghĩ, cần lắm một hành động thiết thực và toàn diện của người dân và chính quyền địa phương trong việc gìn giữ và bảo tồn hình ảnh những chiếc giếng cổ.

                                                                     Phạm Thị Hạnh
                                                               Báo mạng điện tử K32

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN