Cuộc sống vẫn tiếp diễn (Life ing on)
(Sóng Trẻ) - Đó là tên của cuộc triển lãm giới thiệu 49 bức ảnh kể về 19 cuộc đời, 19 số phận đang từng ngày chống chọi với căn bệnh HIV/AIDS của tác giả Phạm Hoài Thanh. Buổi triển lãm được khai mạc vào ngày 27/11 tại Gallery số 29 phố Hàng Bài – Hà Nội đã thu hút được lượng người xem lớn bởi ý nghĩa nhân văn mà nó đem lại…
Không đưa ống kính máy ảnh vào những góc khuất tăm tối, Hoài Thanh đã ghi lại những nụ cười rạng rỡ trên môi những nhân vật của mình. Nếu chỉ tình cờ nhìn thấy những bức ảnh này ở đâu đó hẳn chúng ta sẽ nghĩ rằng họ là những con người bình thường đang sống hạnh phúc. Nhưng sự thật thì họ lại đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS.
Mỗi bức ảnh là sự phác hoạ rõ nét về số phận, cuộc đời của những con người bất hạnh nhưng đầy nghị lực và niềm khát khao sống mãnh liệt. Họ đến từ mọi miền khác nhau của đất nước: Từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh đến TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Cà Mau… . Họ thuộc mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội từ nông dân, lái xe, bán hàng rong đến hoạ sĩ, bác sĩ…, từ những em bé chỉ 3 tháng tuổi cho đến người phụ nữ 55 tuổi…Họ chưa may mắn trong cuộc mưu sinh, còn những âu lo về sự kỳ thị nhưng nhiều người đang vươn lên để khẳng định mình với xã hội và tìm thấy sự bình an trong đời sống.
Đó là ông chủ trại vui tính Nguyễn Xuân Cường (1972-Thái Nguyên), vừa làm nông vừa giúp người khác cai nghiện hay khuôn mặt phong trần luôn mỉm cười của Trần Minh Khải (1957-Trà Vinh, Cà Mau) vượt lên trên điều tiếng của thiên hạ, kiếm sống bằng nghề trở xe ba gác. Đó còn là chàng hoạ sĩ "vẽ mãi suốt đời" Nguyễn Trọng Kiên (Hà Nội), người mẹ Dương Thị Lương, “người con của biển” Phạm Thị Thương (Quảng Ninh), Chị Phạm Thị Huệ (Hải Phòng), chị Đỗ Thị Thuỳ Mị (Tiền Giang), anh Nguyễn Thành Đương (Vũng Tàu)… đều là những tình nguyện viên tích cực của các câu lạc bộ người có HIV/AIDS của địa phương mình. Nhiều người trong số họ đã đạt được những thành công nhất định trong cuộc sống.
Tuy nhiên còn có những người mang lại cho tác giả niềm vui không trọn vẹn như Nguyễn Thành Lộc(1966-Nha trang) với "Trở về sau một thời ngang dọc", nhưng cái chất trắng ấy vẫn đeo bám anh và rồi để lại mẹ già còm cõi cùng căn nhà hoang anh tìm đến trại cai nghiện lần thứ hai. Hay đó còn là "Chuyện về những đứa trẻ" bị cha mẹ bỏ rơi khi biết chúng mang trong mình căn bệnh chết người. Những câu chuyện ấy, những con người ấy mang đến cho người xem thật nhiều suy ngẫm.
Tác giả đã đem đến những câu chuyện vô cùng cảm động và đáng khâm phục. Mỗi mảnh đời là một hoàn cảnh, nỗi đau riêng, nhưng tất cả họ đều có chung niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống và vào chính bản thân mình để có thể hoà nhập với cộng đồng. Họ đã tự vực dậy, dũng cảm đối diện với số phận, với dư luận xã hội. Với những con người này “Cuộc sống vẫn tiếp diễn”.
“Cuộc sống là nhìn thẳng vào hiện tại để hướng tới ngày mai” đó là lời kết và cũng chính là bức thông điệp mà Hoài Thanh không chỉ dành cho những người mắc phải căn bệnh thế kỉ mà còn dành cho tất cả chúng ta. Bởi khi chúng ta còn giữ được niềm tin vào cuộc đời thì chẳng có gì là không thể.
Thanh Hà, Thanh Loan, Tuấn Đạt
Lớp Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Không đưa ống kính máy ảnh vào những góc khuất tăm tối, Hoài Thanh đã ghi lại những nụ cười rạng rỡ trên môi những nhân vật của mình. Nếu chỉ tình cờ nhìn thấy những bức ảnh này ở đâu đó hẳn chúng ta sẽ nghĩ rằng họ là những con người bình thường đang sống hạnh phúc. Nhưng sự thật thì họ lại đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ - HIV/AIDS.
Mỗi bức ảnh là sự phác hoạ rõ nét về số phận, cuộc đời của những con người bất hạnh nhưng đầy nghị lực và niềm khát khao sống mãnh liệt. Họ đến từ mọi miền khác nhau của đất nước: Từ Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh đến TP. Hồ Chí Minh, An Giang, Cà Mau… . Họ thuộc mọi tầng lớp khác nhau trong xã hội từ nông dân, lái xe, bán hàng rong đến hoạ sĩ, bác sĩ…, từ những em bé chỉ 3 tháng tuổi cho đến người phụ nữ 55 tuổi…Họ chưa may mắn trong cuộc mưu sinh, còn những âu lo về sự kỳ thị nhưng nhiều người đang vươn lên để khẳng định mình với xã hội và tìm thấy sự bình an trong đời sống.
Đó là ông chủ trại vui tính Nguyễn Xuân Cường (1972-Thái Nguyên), vừa làm nông vừa giúp người khác cai nghiện hay khuôn mặt phong trần luôn mỉm cười của Trần Minh Khải (1957-Trà Vinh, Cà Mau) vượt lên trên điều tiếng của thiên hạ, kiếm sống bằng nghề trở xe ba gác. Đó còn là chàng hoạ sĩ "vẽ mãi suốt đời" Nguyễn Trọng Kiên (Hà Nội), người mẹ Dương Thị Lương, “người con của biển” Phạm Thị Thương (Quảng Ninh), Chị Phạm Thị Huệ (Hải Phòng), chị Đỗ Thị Thuỳ Mị (Tiền Giang), anh Nguyễn Thành Đương (Vũng Tàu)… đều là những tình nguyện viên tích cực của các câu lạc bộ người có HIV/AIDS của địa phương mình. Nhiều người trong số họ đã đạt được những thành công nhất định trong cuộc sống.
Tuy nhiên còn có những người mang lại cho tác giả niềm vui không trọn vẹn như Nguyễn Thành Lộc(1966-Nha trang) với "Trở về sau một thời ngang dọc", nhưng cái chất trắng ấy vẫn đeo bám anh và rồi để lại mẹ già còm cõi cùng căn nhà hoang anh tìm đến trại cai nghiện lần thứ hai. Hay đó còn là "Chuyện về những đứa trẻ" bị cha mẹ bỏ rơi khi biết chúng mang trong mình căn bệnh chết người. Những câu chuyện ấy, những con người ấy mang đến cho người xem thật nhiều suy ngẫm.
Tác giả đã đem đến những câu chuyện vô cùng cảm động và đáng khâm phục. Mỗi mảnh đời là một hoàn cảnh, nỗi đau riêng, nhưng tất cả họ đều có chung niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống và vào chính bản thân mình để có thể hoà nhập với cộng đồng. Họ đã tự vực dậy, dũng cảm đối diện với số phận, với dư luận xã hội. Với những con người này “Cuộc sống vẫn tiếp diễn”.
“Cuộc sống là nhìn thẳng vào hiện tại để hướng tới ngày mai” đó là lời kết và cũng chính là bức thông điệp mà Hoài Thanh không chỉ dành cho những người mắc phải căn bệnh thế kỉ mà còn dành cho tất cả chúng ta. Bởi khi chúng ta còn giữ được niềm tin vào cuộc đời thì chẳng có gì là không thể.
Thanh Hà, Thanh Loan, Tuấn Đạt
Lớp Báo mạng điện tử K.28
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận