Hạnh phúc “hồi sinh” ở trại phong Quả Cảm

(Sóng trẻ) - Mỗi con người ở đây là một mảnh đời, một số phận riêng chứa đầy những tủi hờn và nước mắt bởi sự tàn phá của căn bệnh quái ác, sự hắt hủi của xã hội. Tuy vậy, không phải vì thế mà hạnh phúc mãi xa rời họ. Giờ đây niềm vui, nụ cười hi vọng sống đang từng ngày được thắp lên ở trại phong Quả Cảm.

Những mảnh đời bất hạnh

Nằm cách trung tâm thành phố Bắc Ninh chì chừng 5km, có một ngôi làng nằm ẩn mình như một “ốc đảo” nhỏ. Nơi đây chính là nơi sinh sống của những bệnh nhân và gia đình bệnh nhân thuộc trại phong Quả Cảm. Đến trại phong một ngày mùa đông cái rét cắt da cắt thịt, tôi không khỏi xót xa trước cảnh ngộ của những con người nơi đây.

Đường vào trại phong là con đường bê tông, hai bên là những tán cây lâu năm. Con đường tuy đã cũ nhưng được quét dọn sạch sẽ, không khí nơi đây cũng vô cùng trong lành. Nhưng ẩn trong đó là sự cô tịch, chất chứa một nỗi buồn man mác không nói thành lời. Nơi đây, chính là ngôi nhà chung của 96 bệnh nhân cao tuổi và các gia đình bệnh nhân. Bao quanh như một ngôi làng nhỏ, các gia đình sống nương tựa nhau bên những căn nhà cấp 4 đơn sơ, giản dị.

e00a211ce_anh_1_3.jpg

Mỗi con người, mỗi hoàn cảnh và số phận riêng, song điểm chung giữa họ là những con người cùng một cảnh ngộ - bị bệnh tật dày vò, cùng chung nỗi đau thể xác khi trái gió trở trời và cùng chịu những khiếm khuyết về cơ thể. Không khỏi xót xa khi chứng kiến những đôi bàn tay, bàn chân ngày nào giờ đã không còn lành lặn, những khuôn mặt khắc khổ hằn sâu dấu vết của thời gian và cả những đôi mắt chất chứa sự cô quạnh, nỗi buồn man mác. 

Chúng tôi được lắng nghe tâm sự của chú Chất, người “phó thôn” của trại phong Quả Cảm. Chú cũng giống như các bệnh nhân ở đây, vào trại phong khi mới là chàng thanh niên 21 tuổi; tuy cũng là người địa phương nhưng vì mắc căn bệnh này chú cũng phải bỏ làng mà đi. Đến nay, đã hơn 20 năm trôi qua, chú cũng ổn định cuộc sống, với tổ ấm đơn sơ của mình. 

Không may mắn như chú Chất, ở đây còn rất nhiều hoàn cảnh đau xót. Chú kể cho chúng tôi nghe về hoàn cảnh của một cụ ông từng sống ở đây. Ông cụ cũng mắc căn bệnh này từ còn trẻ, khi mà xã hội còn nhìn nó với ánh mắt hắt hủi, xa lánh ông cụ cũng phải bỏ làng ra đi. Bao nhiêu năm trời, ông vò võ sống nơi đây, chưa một lần dám quay lại và cũng chẳng có người thân nào đến thăm. Ông cụ tưởng chừng sẽ chẳng bao giờ bước ra nài cổng trại phong. Chỉ đến khi nghe tin ông cụ thân sinh ra mình qua đời, ông mới quay lại quê cũ, nhưng cũng chỉ dám đừng bên kia sông nhìn đoàn người đưa ma đi lặng lẽ, đến khi màn đêm buông xuống mới dám ra mộ thắp hương cho bố.

e00a211ce_anh_2_4.jpg

Câu chuyện của ông cụ cũng chỉ là một trong hàng chục câu chuyện cuộc đời của những bệnh nhân nơi này. Hai cụ Lương đã sống ở đây hơn 60 năm nay. Hai cụ không có con nên chỉ biết nương tựa nhau mà sống. Ông cụ đã nài 85 tuổi, tai đã nặng mắt đã mờ, không còn minh mẫn như xưa nữa. Nhưng điều mà ông cụ vẫn đau đáu là “giá mà ngày đó có nổi một mụn con để mà yêu thương, chia sẻ”.

Mỗi người có một nỗi niềm; với hai cụ Lương tuy không có con nhưng hai cụ vẫn còn có nhau để làm chỗ dựa tinh thần, để chia sẻ ngọt bùi, đau đớn. Có những bệnh nhân ở đây, tuy có gia đình con cái nhưng quanh năm vẫn phải sống trong cô đơn. Đó là tâm sự của ông Kỳ (76 tuôi). Ở cái tuổi "thất thập cổ lai hi", trong khi người ta vui vầy bên con cháu còn cụ sống một mình buồn tẻ. Giơ bàn tay không lành lặn, cụ rơm rớm: “Cuộc đới nó tàn nhẫn lắm cháu ạ, nhiều người giờ vẫn nhìn những người bệnh phong với ánh mắt ái ngại, dè bỉu. Mình cũng muốn sống với con với cháu nhưng không muốn chúng nó vướng bận nên chọn ở lại đây. Thỉnh thoảng chúng nó cũng lên thăm, nhớ con nhớ cháu lắm nhưng cũng đành chịu chứ biết làm sao”.

Câu chuyện về cuộc đời bệnh nhân nơi trại phong Quả Cảm chẳng bao giờ khiến chúng ta thôi suy ngẫm, mỗi mảnh đời là một tá bi kịch viết lên bằng nước mắt và định kiến xã hội. Dường như cuộc đời họ chưa bao giờ biết đến hai tiếng “hạnh phúc”. Ước mơ của các cụ cũng rất giản dị, đơn giản; dăm ba lời hỏi thăm, động viên của người xa lạ, hay là bát cháo nóng hổi của đoàn tình nguyện nào đấy quay lại cũng đủ làm xoa dịu vết thương thể xác.

Hạnh phúc "hồi sinh"

Dịp Tết nguyên đán vừa rồi, những đoàn tình nguyện khắp nơi về đây chúc Tết các bệnh nhân. Nụ cười dường như đã quay trở lại với con người nơi đây. Hình như đã từ lâu lắm rồi mới có ngày các cụ được cười, được vui vẻ và nói chuyện nhiều như thế này.

e00a211ce_anh_3_1.jpg

Gạt đi những đau thương do bệnh tật dày vò, những bàn tay bàn chân khiếm khuyết, giờ đây cuộc sống nơi trại phong Quả Cảm đang từng ngày tìm về với hạnh phúc. Đó là sự quan tâm, chăm sóc của nữ y tá Nguyễn Thị Xuân – người phụ nữ dung cảm đã tử bỏ tuổi xuân của mình để gắn bó với bệnh nhân nơi đây, là sự động viên thăm hỏi của những đoàn tình nguyện khắp nơi.

Hạnh phúc dường như đang được nhen nhóm từng ngày ở nơi đây. Hình ảnh những đứa trẻ nô đùa trong sân, tiếng cười đùa trong trẻo, ngọn đèn ấm áp của từ căn nhà những bệnh nhân nơi đây đã xóa đi phần nào vẻ tịch mịch vốn có của nó. 

e00a211ce_anh_4.jpg

Cuộc sống hạnh phúc của vợ chồng cô Vị, chú Vì – cặp vợ chồng hạnh phúc của trại phong Quả Cảm là một minh chứng cho điều đó. Họ tìm đến nhau trong những ngày đen tối nhất của cuộc đời khi căn bệnh dày vò về thể xác và tinh thần. Để rồi, họ cùng nhau hướng đến một tương lai tốt đẹp. 

Sẽ chẳng ai có thể tin được rằng, bằng đôi bàn tay thiếu hụt, đôi chân đã không còn lành lặn của mình, những cọn người ấy đã vượt lên hoàn cảnh tự tạo lập một cuộc sống riêng. Nhìn đàn gà trong sân, rổ trứng đầy ắp, và luống rau xanh tốt trong vườn niềm vui như được lan tỏa, hi vọng về một cuộc đời mới lại nhen nhóm lên ấm áp.

Trở về từ trại phong Quả cảm, trong tôi vẫn còn đâu đó hình ảnh của hàng cây cổ thụ rợp bóng mát rượi, của những luống rau xanh mượt trong vườn, những tiếng cười trẻ thơ và cả những ánh mắt có chút tia hi vọng từ các bệnh nhân nơi đây chắc không còn xa nữa đâu; hạnh phúc, niềm vui sẽ tìm về với họ, sưởi ấm trái tim và những mảnh đời bất hạnh, xua tan đi cái cô quạnh, hoang sơ, nỗi buồn của trại phong nơi đây.

Hoàng Thu Hà
Truyền hình K32A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Triển lãm “Cây Quân tử”: Khi tranh phác họa từ văn chương

Tin nổi bật14 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm ”Cây Quân Tử” là triển lãm cá nhân thứ hai của họa sĩ trẻ Hoàng Thiện Phúc lấy cảm hứng từ những nét đẹp cảnh quan tự nhiên và văn hóa đang thay đổi tại quê hương - làng chài ven biển thuộc tỉnh Bình Thuận.

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Triển lãm “Ngày rộng” – Khoảng lặng giữa nhịp sống hiện đại

Tin nổi bật14 giờ trước

(Sóng trẻ) - Triển lãm “Ngày rộng” không đơn thuần là nơi trưng bày về nghệ thuật mà là không gian để giới trẻ tìm về những khoảnh khắc yên bình, thoát khỏi cuộc sống hối hả và suy ngẫm về chính mình.

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trước thềm đón khách tham quan

Tin nổi bật18 giờ trước

(Sóng trẻ) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tại địa chỉ mới ở quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 1/11/2024 và miễn phí tham quan đến hết tháng 12/2024.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN