Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng rau an toàn đạt chuẩn VietGAP tại huyện Tam Dương
(Sóng trẻ) - Với tổng diện tích 5 ha đất trồng, ruộng, bãi cho sản lượng đạt 600 tấn rau củ sạch, an toàn đạt chất lượng tiêu chuẩn VietGAP (VietGAP - Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam), Hợp tác xã rau an toàn Vĩnh Phúc (Kim Long – Tam Dương – Vĩnh Phúc) đã và đang là một trong những cơ sở đi đầu trong việc phát triển vùng trồng rau an toàn bền vững tại Vĩnh Phúc. Để hiểu hơn về quy trình sản xuất cũng như chế biến các sản phẩm rau sạch, phóng viên Sóng trẻ đã có cuộc trò chuyện với bà Kiều Thị Huệ - Giám đốc HTX rau an toàn Vĩnh Phúc về vấn đề này.
PV: Chào bà, rất vui khi bà nhận lời tham gia cuộc trò chuyện ngày hôm nay với chúng tôi. Đầu tiên bà có thể giới thiệu đôi nét về HTX rau an toàn Vĩnh Phúc?
Bà Kiều Thị Huệ: Hợp tác xã thành lập từ 2014 đến nay đã được gần 4 năm, địa bàn hoạt động chính tại thôn số 8 – Kim Long – Tam Dương – Vĩnh Phúc. Nài ra HTX còn có hai vùng liên kết khác là xã Hồ Sơn – huyện Tam Đảo và xã Vân Hội của huyện Tam Dương. Ở đây, HTX tổ chức bà con sản xuất theo hướng tiêu chuẩn trồng trọt của VietGAP, tiến hành liên kết với VinEco và hệ thống siêu thị VinMart trên cả nước. Nài ra có một số công ty nài họ liên kết đưa sản phẩm vào bếp ăn trường học hay khu công nghiệp. Mỗi vùng có một giống cây chủ yếu riêng. Vùng Kim Long là su su quả và mướp hương . Vùng Hồ Sơn chủ yếu là su su ngọn trồng ở vùng chân núi Tam Đảo. Vân Hội thì chuyên rau cải ăn lá, cây ngắn ngày.
Bà Kiều Thị Huệ đang chăm sóc vườn cây của HTX (Ảnh: Công Bắc)
PV: Thời gian đầu khi tập hợp bà con vào HTX, chị đã gặp phải những khó khăn gì?
Bà Kiều Thị Huệ: Ở thời điểm đầu khi mà vận động các hộ vào hợp tác xã có rất nhiều khó khăn. Thứ nhất bản thân mình không phải người ở đây, người dân họ không biết mình là ai nên không thể đặt lòng tin vào mình. Thứ hai là họ cũng không tin vào quy trình kĩ thuật của mình. Thứ ba là vấn đề đầu ra, họ cũng băn khoăn. Nhưng sau một thời gian triển khai, đến nay là năm thứ 2 thì bà con đã khá yên tâm theo quy trình công nghệ. Và về vấn đề đầu ra, tất cả các sản xuất bà con làm ra đều được tiêu thụ hết.
PV: Thưa bà, quy trình sản xuất rau sạch ở đây được thực hiện như thế nào?
Bà Kiều Thị Huệ: Chúng tôi áp dụng sản xuất theo quy chuẩn của VietGAP. Trong quá trình sản xuất, đất ruộng vẫn là đất của bà con nông dân. Bà con bỏ công sức, ruộng đất còn quy trình sản xuất là quy trình của HTX, trong đó để HTX quản lí được quy trình đó, HTX sẽ hỗ trợ phân bón và thuốc để bà con và để đảm bảo rằng bà con không bổ sung thêm chất khác nài quy định của HTX.
Khu vực trồng rau được đánh bảng hiệu chi tiết, cụ thể, rõ ràng (Ảnh: Công Bắc)
PV: Hiện tại mô hình của mình có đang áp dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất?
Bà Kiều Thị Huệ: Về việc áp dụng công nghệ cao vào sản xuất thì chưa, sản xuất vẫn theo hướng truyền thống. Tuy nhiên về kĩ thuật thì có áp dụng những tiến bộ về kĩ thuật trong sản xuất gồm có: áp dụng có biện pháp đơn giản như che phủ vòm nilong để hạn chế lượng mưa trong mùa hè, che phủ nilong mặt luống để hạn chế cỏ dại, các biện pháp sinh học dùng lồng bẫy,…
Hệ thống cây ươm được che bảo vệ với nilong (Ảnh: Công Bắc)
Hệ thống giàn leo chắc chắc cho cây su su (Ảnh: Công Bắc)
Phân bón hữu cơ, vi sinh đảm bảo chất lượng dùng để bón cây (Ảnh: Công Bắc)
PV: Về quá trình chế biến, HTX có đang áp dụng theo quy chuẩn nào?
Bà Kiều Thị Huệ: Về quy chuẩn chế biến vẫn áp dụng quy chuẩn của VietGAP, đảm bảo cho các sản phẩm thu hoạch đảm bảo các chỉ tiêu về hóa học, các yếu tố về nitrat. Quá trình sơ chế diễn ra chủ yếu vào buổi sáng và rao hết hàng luôn trong buổi sáng. Ở thời điểm cao, có gần 20 công nhân sơ chế. Sáng thu hái, sau đó làm sạch, chế biến qua, đóng gói và xuất hàng đi ngay lập tức, không có hàng tồn.
Hệ thống nhà chế biến khang trang, sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh (Ảnh: Công Bắc)
PV: Hiện nay, nhiều HTX nông nghiệp gặp phải vấn đề cung vượt cầu trong quá trình sản xuất và tiêu thu sản phẩm vậy vấn đề này được HTX của mình giải quyết ra sao?
Bà Kiều Thị Huệ: Thực tế HTX tổ chức sản xuất theo nhu cầu của thị trường nên không gặp phải vấn đề quá áp lực về mặt sản lượng. Như năm nái, khách hàng của HTX chưa thường xuyên, họ không cam kết sản lượng nên sản xuất theo tập quán của bà con gặp phải nhiều áp lực về đầu ra thế nhưng năm nay sẽ tổ chức sản xuất lại theo nhu cầu của thị trường, gần như chúng tôi có đơn đặt hàng trước nên là sẽ không có những áp lực cao như năm nái. Trước thì vừa bán, vừa tìm khách hàng, nay thì khách hàng đã ổn định, khách hàng phải đặt hàng trước. Họ có kế hoạch sản lượng cho mình để mình sản xuất theo kế hoạch đó nên áp lực số lượng chính vụ sẽ được giảm tải.
Một số thương lái đến thu mua nông sản trực tiếp tại HTX (Ảnh: Công Bắc)
PV: Doanh thu HTX được phân chia ra sao khi ruộng đất là của bà con nông dân còn quy trình sản xuất lại thuộc về HTX?
Bà Kiều Thị Huệ: Thông thường ở đây doanh thu sẽ phân phối vào giá thành thu – mua sản phẩm. Vật tư, đầu vào sẽ được HTX hỗ trợ, đầu ra được bao tiêu toàn bộ. Lợi ích của họ sẽ tính trên giá thành sản phẩm mà họ cung cấp vào . Nài ra HTX còn có một thêm cơ chế để khuyến khích họ đó là việc nài giá thành thu mua cao hơn thì chúng tôi còn có cơ chế thưởng cho các hộ sản xuất. Nhiều tiêu chí được được ra: từ tiêu chí về tuân thủ quy trình chăm bón đến thời gian thu hái, chất lượng sản phẩm,…
Xin cảm ơn bà vì cuộc trò chuyện. Chúc bà sức khỏe, sự thành công và phát triển lớn mạnh của HTX trong tương lai!
Thực hiện: Công Bắc
Cùng chuyên mục
Bình luận