Hầu đồng có đơn giản là diễn xướng hay không?

(Sóng trẻ) - Hầu đồng, hay còn gọi là hầu bóng, đồng bóng, là một nghi lễ trong hoạt động tín ngưỡng dân gian và là phương thức tu tập của đệ tử đạo Thánh. Đạo Hầu đồng không chỉ là tôn giáo mà còn là biểu hiện văn hóa, phản ánh giá trị và truyền thống của người Việt.

Hầu đồng, tồn tại từ thời Bách Việt, là nghi lễ tâm linh do những người chuyên trách (đồng) thực hiện, thờ cúng tổ tiên và thần linh. Họ thường đội khăn đỏ và bôi mặt đỏ.

Lịch sử Việt Nam ghi nhận Vua Lý Anh Tông nhờ đồng thỉnh Hai Vị Cổ Thánh Họ Trưng làm mưa, cùng với các tài liệu về lên đồng ở làng Đào Xá, Phú Thọ. Hầu đồng đã có từ hơn 4000 năm, gắn liền với màu đỏ. Sau khi Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh phi thăng, dân chúng bắt đầu thờ phụng bà.

Bản chất của hầu đồng là nghi thức giao tiếp với thần linh thông qua các vị đồng nam, nữ. Khi các thánh thần “nhập” vào người hầu đồng, họ sẽ thực hiện các nghi thức như múa hát, chầu văn và phán truyền. Nghi lễ này không chỉ thể hiện sự kết nối tâm linh mà còn mang tính nghệ thuật, góp phần làm phong phú thêm văn hóa dân gian.

anh-1.jpg
Thanh đồng Hoàng Anh (Phúc Huyền Thanh) trong một nghi thức hầu đồng. (Ảnh:NVCC)

Hầu đồng có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam, qua hàng trăm năm việc tín ngưỡng thờ Mẫu hình thành để đáp ứng nhu cầu tâm linh sống dựa nhiều vào thiên nhiên đã trở dần thành nét đẹp văn hoá của dân tộc. Tín ngưỡng thờ Mẫu mang nhiều giá trị nhân văn sâu sắc, phản ánh hiện thực khách quan về đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc: lấy chữ “hiếu” và “kính” làm đầu, điển hình như “Tháng Tám giỗ cha, Tháng Ba giỗ mẹ”, “uống nước nhớ nguồn”,...

Chính vì những giá trị nhân văn sâu sắc, cùng giá trị văn hoá cao đẹp của Tín ngưỡng thờ Mẫu. Tại phiên họp Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 11 của UNESCO, tại thành phố Addis Ababa, Ethiopia, ngày 1 tháng 12 năm 2016 đã chính thức công nhận “Những thực hành liên quan đến tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” là Di sản Văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, hình ảnh người mẹ được tôn vinh ở vị trí trung tâm. Tín ngưỡng này còn kết hợp nhiều nét đẹp văn hóa dân gian như âm nhạc, ngôn ngữ, kiến thức và trang phục. Tiêu biểu là nghi lễ hát Chầu văn và Hầu đồng, hai hình thức biểu diễn sân khấu huyền ảo, mang đậm tính linh thiêng và thể hiện sự kết nối giữa con người với thế giới tâm linh.

Chia sẻ với PV, Thanh đồng Hoàng Anh (tự là Phúc Huyền Thanh) chia sẻ: “Để chuẩn bị cho một khoá hầu, chúng tôi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chỉn chu mọi thứ".

Thanh đồng nhấn mạnh rằng khi thực hiện lễ, việc chuẩn bị là rất quan trọng. Từ trang phục đến diện mạo và khí chất cần phải chỉnh chu. Mỗi hành động phải hướng về chữ “Tâm”. Khi vào các giá đồng, thanh đồng cần thể hiện một cách ấn tượng, mang đến hình ảnh đẹp nhất, vừa chân thực vừa tâm linh. Điều này giúp người xem nhận ra rằng hầu đồng không chỉ là một tín ngưỡng, mà còn là một nét văn hóa đặc sắc, phản ánh bản sắc dân tộc, chứ không phải là một nghi thức mê tín dị đoan.

anh-2.jpg
Canh Hầu độc đáo thu hút nhiều sự quan tâm của người dân đến dự tại Đền. (Ảnh: NVCC)

Khi được hỏi: “Hầu đồng có đơn giản là diễn xướng hay không?”. Thanh đồng họ Trần trả lời: “Hầu đồng không chỉ là diễn xướng. Nó là quá trình chuyển hóa tâm hồn từ vô minh thành trí tuệ và thánh đức. Qua đó, ta học hỏi từ chư Thánh để biến đổi cuộc sống, mang lại hạnh phúc cho bản thân và người xung quanh, đồng thời giữ cho tâm an lạc. Để hoàn thiện, cần một tấm gương soi và nơi nương tựa tâm linh, mà tôn giáo chính là tấm gương đó".

Đồng thời, cô đồng Minh Hà nhấn mạnh rõ sự khác biệt khi đặt hầu đồng và diễn xướng trong mối quan hệ tương quan với nhau, cô chia sẻ: “Hầu đồng cần có được diễn ra trong một không gian linh thiêng, tại các nơi thờ tự các vị tiên cung tiên thánh. Ví dụ như ở các đền, phủ, diện,.. còn diễn xướng đơn thuần có thể được diễn ra trên sân khấu biểu diễn ở bất kỳ nơi nào, trong và ngoài nước".

Đặc biệt trong quá trình diễn ra, hầu đồng có những quy tắc nhất định mà mỗi thanh đồng cần lưu tâm thực hiện đầy đủ có quy củ, khoa cúng,...theo lề lối phép tắc cúng phật thánh, hầu đồng, hóa mã, lên khăn, đối với mở phủ thì tiến hành thêm khai hồ, kéo cầu, tán lộc,.... và có văn đàn tiếng hát, làn điệu là hát chầu văn loại hình có trong chuyên mục diễn xướng, cô đồng Minh Hà nói.

anh-3.png
Cô đồng Minh Hà nhấn mạnh về sự khác nhau của hầu đồng và diễn xướng đơn thuần. (Ảnh NVCC)

Trong quá trình biểu diễn, người hầu khi trên sập hầu thánh có một điều cấm kỵ là không được phép quay hông về ban công đồng, không tung khăn giá mẫu, hầu từ trên xuống dưới. “ Còn với diễn xướng đơn thuần, họ sẽ cắt lược một số quy tắc ở lối hầu, để phù hợp hơn với việc trình diễn trên sân khấu. Đa phần họ sẽ chọn các giá sơn Trang như Chầu, Cô. Tạo không khí vui tươi để biểu diễn".

Trải qua hàng nghìn năm, Đạo mẫu vẫn luôn song hành trong lòng của dân tộc Việt Nam bởi tính Thượng tôn anh hùng Dân tộc, tính nhân văn cao cả cùng ước mong hướng tới việc Dân tộc Việt Nam ngày càng lớn mạnh, hạnh phúc và an lạc. 

anh-4.jpg
Các lễ vật được chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng cho một canh hầu uy nghiêm. (Ảnh: NVCC)

Thanh đồng nhấn mạnh: “Trước khi hầu Thánh Thần các bạn phải trọn bổn phận của mình là "Trăm Đạo chữ hiếu làm đầu", trong cuộc đời này bố mẹ là người phải Hầu đầu tiên. Đồng thời, để không sa đà mê tín dị đoan, mỗi con nhan đệ tử cần có kiến thức đúng và sâu sắc về lịch sử hình thành, bản chất để thực hành và lan tỏa nét đẹp đặc trưng của đặc trưng văn hoá người Việt".

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật3 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN