Học nghề với học sinh THPT: Có thực sự cần thiết?
(Sóng trẻ)- Tỉ lệ học nghề ở bậc THPT hiện nay là 100%. Như vậy, tất cả học sinh cấp 3 đều phải học nghề, bất kể là xếp loại trung bình, khá hay giỏi. Điều này liệu có còn cần thiết với quy chế thi cử, xét tốt nghiệp hiện nay?
Học nghề là khóa học bổ sung để học sinh THPT lấy điểm thưởng dùng trong quá trình xét tốt nghiệp. Vì thế, để tạo cơ hội đỗ tốt nghiệp cho học sinh, đa số các trường THPT đều mở các lớp dạy nghề tại trường hoặc tại các trung tâm dạy nghề địa phương.
Một lớp học nghề dạy thêu thùa cho học sinh nữ
Có nên xóa sổ chuyện dạy và học nghề?
Từ năm học 2015-2016, Bộ GD&ĐT đã có sự thay đổi về việc xét tốt nghiệp THPT. Đó là, học sinh lớp 12 muốn được xét tốt nghiệp phải tham gia kì thi THPT quốc gia với 3 môn bắt buộc và 1 môn tự chọn. Cách tính điểm như sau: học sinh tính điểm trung bình cộng của 4 môn đã đăng ký tham gia kì thi THPT Quốc gia, sau đó, lấy kết quả này cộng với điểm trung bình ở lớp 12 và chia đôi, rồi cộng điểm ưu tiên, kể cả điểm nghề (nếu có).
Với cách tính điểm như trên thì cơ hội được tốt nghiệp là rất cao. Không cần phải cộng với điểm nghề cũng có thể đỗ tốt nghiệp. Việc bắt tất cả học sinh lớp 11 bậc THPT phải học nghề trong một vài năm trở lại đây có nhiều bất cập, nhiều ý kiến trái chiều.
Khi được hỏi, đại đa số học sinh THPT nhanh chóng đưa ra câu trả lời rằng không thích học nghề vì nó “không quan trọng”, rất “chán” hay “học vì sẽ được điểm cộng ưu tiên khi tốt nghiệp”.
Hà Ngọc Anh, học sinh lớp 12 THPT Kim Liên - Hà Nội kể: “Ngày nào cô giáo ở trung tâm học nghề cũng điểm danh nên bọn em đi học đầy đủ, nhưng trên lớp bạn thì lướt facebook, bạn thì ngủ. Đến kỳ thi, lớp em mua sản phẩm về tháo rời ra rồi chỉ việc cuốn lại theo nếp gấp cũ là vẫn được cô cho điểm khá giỏi”.
Trao đổi về vấn đề này, Cô Thu Hiền - giáo viên một trung tâm dạy nghề ở Hà Nội cho biết:
Học nghề đang ngày càng bất hợp lý trong quy chế xét tốt nghiệp THPT
Học thì không bao giờ là thừa, đặc biệt học nghề là phương pháp hướng học sinh đến gần hơn với thực tế cuộc sống sau này. Thậm chí, học nghề rèn luyện tính khéo léo, óc sáng tạo và tự định hướng nghề nghiệp cho mỗi học sinh.
Nhưng học nghề ở Việt Nam hiện nay không được học sinh thích thú vì không được tự chọn lựa đa dạng nghề học và học khi không biết mục đích để làm gì.
Bạn Tạ Ngọc Quỳnh (23 tuổi, sinh viên ĐH Luật) trước đây là học sinh THPT Việt Đức – Hà Nội cho biết lớp 11 đã học nghề may vá và đạt loại khá, Quỳnh chia sẻ:
Nam sinh trong lớp học điện
Các nghề mà học sinh được học thường rất nghèo nàn, chủ yếu là điện, tin học, thêu thùa, may vá. Qua nhiều năm, các trường THPT cũng không thay đổi gì về việc dạy nghề, vẫn dạy những nghề cũ ấy từ thế hệ học sinh này sang thế hệ học sinh khác.
Nhiều trường THPT chỉ tổ chức dạy một nghề là tin học hoặc nam học điện, nữ học thêu thùa. Các trường chỉ tổ chức dạy những nghề mà trường có điều kiện chứ không có khả năng tổ chức dạy nhiều nghề cho học sinh có lẽ bởi những khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, ngân sách cấp cho trường chỉ đủ cho các hoạt động dạy học chứ không có khả năng đầu tư.
Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Cơ Điện Hà Nội cho rằng: “Việc học nghề là cần thiết nhưng cần xuất phát từ nhu cầu, năng khiếu của học sinh. Không cần 100% học sinh phải được học nghề mà chỉ khoảng 30-40% học sinh được định hướng, học nghề nhưng phải đầu tư cơ sở vật chất, học nghề bài bản trong các cơ sở đào tạo nghề chuyên nghiệp. Chính sách tốt nhưng phương pháp triển khai không trúng dẫn đến lãng phí cả tiền bạc lẫn sức lực của người học”.
Bên cạnh việc học văn hóa, công tác dạy và học nghề ở các trường THPT đến nay được ngành Giáo dục coi trọng với mong muốn bổ sung các kỹ năng thực tế cho học sinh. Thế nhưng thực tế, ý nghĩa mang lại cho các em lại không như kỳ vọng. Chế độ cộng điểm khuyến khích cho học sinh không còn cần thiết trong khi chứng chỉ thi nghề không phản ánh đúng chất lượng học tập của học sinh là một bài toán khó cho ngành giáo dục.
Thùy Linh
ĐPT K34.A1
Cùng chuyên mục
Bình luận