Hội chứng sợ về quê

(Sóng Trẻ) - Dịp nghỉ hè là thời gian để những sinh viên tỉnh lẻ đi học xa về thăm quê, nhưng thời điểm đó cũng đúng vào dịp mùa. Có rất nhiều sinh viên “quen ăn lạ làm”, động tới việc đồng áng là ngại, đi gặt thì say nắng, đi cấy thì dị ứng nước…  và dần dần gây ra “hội chứng sợ về quê”.

17007e52d_792011223542231.jpeg

(Ảnh minh họa - nguồn: internet)

Sinh viên ngày xưa

Sinh viên thế hệ trước có biết bao chuyện để kể cho sinh viên thế hệ nay. Trong những câu chuyện ấy bao giờ cũng xuất hiện những cảnh bôn ba của thời buổi đói kém, nghèo nàn. “Anh chị không đủ cơm ăn, không có xe đạp, không có điện thoại, không có thời gian rảnh rỗi… như các em bây giờ”. Và hơn thế nữa là cánh cánh một nỗi nhớ quê. Hầu hết mọi người đều xuất thân từ một vùng quê nông nghiệp một nắng hai sương. Vì thế, trước ngày nghỉ hay dịp hè là náo nức chuẩn bị về quê với ý nghĩ vừa được quây quần bên cha mẹ, vừa đỡ đần việc đồng áng cho gia đình.

Sinh viên ngày nay

Sinh viên ngày nay sướng hơn sinh viên ngày xưa rất nhiều. Có xe đạp, xe máy đi học, có điện thoại liên lạc, có nhiều thời gian rảnh rỗi… Không phải làm việc nặng như ngày còn ở quê. Sáng, trưa, chiều, tối chỉ tới trường, ăn và học, thời gian rảnh rỗi thì chọn việc làm thêm nhẹ nhàng hay giải trí bằng những trò chơi hiện đại. Những dịp nghỉ hè, gần nửa hoặc nhiều hơn các phòng ở lại, không đi làm thêm thì lại học thêm.

Hội chứng sợ về quê


Tình trạng sinh viên có tâm lí ngại về quê diễn ra khá phổ biến. Quen với việc lao động trí óc hay những việc làm thêm nhẹ nhàng trên thành phố, nhiều sinh viên rất ngại về quê. Được nghỉ hè là tìm ngay cho mình một công việc làm thêm trên thành phố hay tìm một khóa học ở các trung tâm. Đa số sinh viên ở lại thành phố hay cũng chỉ “tranh thủ” về thăm quê một hai ngày rồi lại lên trường. Nhiều bạn sinh viên nghĩ rằng “giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố”, làm nhân viên chạy bàn hay phục vụ trong tiệm ăn, hay quán café trên thành phố còn hơn về quê đi cấy, đi gặt - “tắm nắng” nài đồng, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”.

Nhớ nhà thì về quê, nhưng về được một hai ngày là quyết lên thành phố bằng được. Hương - sinh viên  năm 3, Đại học Luật than thở: “Không về quê thì nhớ thật, mà về vào đúng dịp mùa, ra đồng được mấy buổi là không thể chịu nổi”.

Không chỉ phải làm những việc lao động nặng nhọc, mà ở quê  hay đi ngủ sớm, ít đèn điện, ít trò vui chơi giải trí, lại không có công viên tập thể dục buổi sáng, không có quán trà sữa lúc 12h đêm, hay 9h tối đã không còn bóng người nào qua lại trên đường. Sống với cảnh phồn hoa đô hội, ngày cũng như đêm, sáng trưng đèn điện, tấp nập xe cộ… sao chẳng chán cảnh buồn tẻ ở quê.

Bùi Thị Nhung

Lớp Báo mạng điện tử K.30

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Khóa II Khoa Báo chí: Hành trình 50 năm hội ngộ và tri ân

Tin nổi bật2 tuần trước

(Sóng trẻ) - Nhân kỷ niệm 50 năm ngày tựu trường của cựu sinh viên báo chí (1975 - 2025), ngày 15/3, Ban liên lạc khóa II khoa Báo chí tổ chức buổi gặp mặt thân mật tại tầng 10, tòa nhà A1, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Người dân cả nước hân hoan đón Giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Tin nổi bật2 tháng trước

(Sóng trẻ) - Thời khắc chuyển giao sang năm mới Ất Tỵ 2025, không khí hân hoan bao trùm nhiều tỉnh thành trên cả nước. Hàng triệu người dân từ Bắc vào Nam hòa mình vào màn pháo hoa rực rỡ, các chương trình nghệ thuật đặc sắc cùng nhiều hoạt động văn hóa.

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Mời độc giả tham dự Tọa đàm trực tuyến "Đi và viết khi ta còn trẻ"

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - 14h30 ngày 05/12/2024, Trang tin điện tử Sóng trẻ sẽ tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Đi và viết khi ta còn trẻ”.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN