Khám phá "Kho tàng ẩn giấu" của cố họa sĩ Phan Kế An

(Sóng trẻ) - Những tác phẩm hội họa vẫn còn dang dở nhưng ẩn chứa nhiều câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của cố nghệ sĩ Phan Kế An, lần đầu tiên được giới thiệu tới công chúng tại triển lãm “Phan Kế An - Kho tàng ẩn giấu”.

Triển lãm "Phan Kế An - Kho tàng ẩn giấu" lần đầu tiên giới thiệu tới công chúng yêu nghệ thuật loạt tác phẩm chưa từng được công bố của cố họa sĩ Phan Kế An - cây đại thụ của làng hội họa Việt Nam.

41.jpg
Tác phẩm  ''Nhớ một chiều Tây Bắc'' của cố họa sĩ  Phan Kế An. Ảnh: Vy Anh.

Triển lãm “Phan Kế An - Kho tàng ẩn giấu” sẽ giới thiệu một chuỗi các tác phẩm hội họa đa chất liệu, các tác phẩm học tập và nghiên cứu tại Viện Hàn lâm Mỹ thuật Repin (Liên Xô cũ) và những ký họa văn nghệ sĩ, danh nhân nửa cuối thế kỷ 20.

Cụ thể, có 3 bức tranh sơn mài, 1 bức tranh sơn dầu, 1 bức tranh lụa và một loạt tranh ký họa đặc sắc của nghệ sĩ. Tất cả đều được gia đình bảo quản, lưu giữ cẩn trọng qua nhiều năm tháng tới tận ngày nay. Những bức tranh được ví như “kho tàng ẩn giấu” này sẽ hé lộ nhiều điều bất ngờ về hành trình sáng tác và cuộc sống nghệ thuật những năm 1945-1960. 

42.jpg
Ở cuộc triển lãm này,  những câu chuyện về một họa sỹ giản dị cả đời chỉ tập trung cầm cọ một lần nữa mở ra, đồng thời gợi nhớ về buổi triển lãm đầu tiên mà Phan Kế An vinh dự được Bác Hồ tổ chức cho trên chiến khu Việt Bắc. - Ảnh: Vy Anh.

Thuộc thế hệ các họa sĩ thời kỳ Mỹ thuật Đông Dương, cố họa sĩ Phan Kế An còn được biết đến với bút danh Phan Kích- được đánh giá là một họa sĩ đa tài, một trong những cây đại thụ của nền hội họa Việt Nam thế kỷ 20.

Ông từng là sinh viên Trường Mỹ thuật Đông Dương- École des Beaux-Arts de l'Indochine (1944-1945) và là một trong những thành viên đầu tiên của Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Họa sĩ thành công ở thể loại tranh sơn mài, sơn dầu, nổi tiếng nhất là bức Nhớ một chiều Tây Bắc (1950). Ông cũng chính là họa sĩ đầu tiên được vẽ ký họa chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh vào năm 1948 ở chiến khu Việt Bắc với khoảng 20 tác phẩm.

44.jpg
Trong suốt hơn 70 năm sự nghiệp, bên cạnh bức sơn mài “Nhớ một chiều Tây Bắc”nổi tiếng, ông còn được ghi nhớ  bởi những tác phẩm “Những đồi cọ,” “Gác chuông,” "Bác Hồ làm việc ở lán Nà Lừa”... Ảnh: Vy Anh.
45.jpg
Từ trái qua, hàng trên: nhà văn Nguyễn Công Hoan (1948), nhà thơ Phan Khôi (1952), khuyết danh, nhà cách mạng Vũ Quốc Uy (1947). Hàng dưới: nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1947), khuyết danh, nhà cách mạng Trần Đăng Ninh (1949), nhà văn Nguyên Hồng (1948), nhạc sĩ Văn Cao (1947). Ảnh: Vy Anh.

Thời gian triển lãm: Từ nay đến 16/4

Địa điểm: Viện Pháp L’Espace, Hà Nội

 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN