Khám phá sự đa dạng của đồ thủ công truyền thống Nhật Bả
(Sóng Trẻ) - Nhật Bản là một trong những nước có bề dày làm đồ thủ công lâu đời với nhiều nghệ nhân tài giỏi. Buổi thuyết trình tại Đại học Mỹ thuật Công Nghiệp Hà Nội đã đem đến cho hàng trăm người yêu thích và quan tâm đến lĩnh vực đồ thủ công cái nhìn toàn diện về ngành nghề thủ công truyền thống tại đất nước này.
Buổi thuyết trình và hướng dẫn thực hành về đồ thủ công Nhật Bản nằm trong khuôn khổ triển lãm “Đồ thủ công Nhật Bản: những mẫu thiết kế từ Kyoto” do Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức. Đây là một trong nhiều hoạt động hướng đến kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ nại giao giữa hai nước Việt - Nhật. Sự kiện chính là cơ hội để những người quan tâm đến lĩnh vực đồ thủ công có thêm cơ hội tìm hiểu về nghề thủ công Nhật Bản cũng như tìm ra cách thức mới cho con đường phát triển các làng nghề, các thương hiệu thủ công trong nước.
Buổi thuyết trình có sự tham dự của hai khách mời đến từ Nhật Bản, đó là bà Noriko Kawakami (Nhà báo về lĩnh vực thiết kế) và anh Masataka Hosoo (Giám đốc thương hiệu, HOOSOO Co., Ltd).
Nhật Bản là một trơng những nước có bề dày làm đồ thủ công lâu đời với nhiều nghệ nhân tài giỏi. Tuy nhiên, để có được một nền thủ công nghiệp phát triển như Nhật Bản hiện nay không phải là một vấn đề dễ dàng. Bởi cuộc sống càng hiện đại thì những thiết kế truyền thống càng bị lãng quên.
Những nghệ nhân Nhật Bản đã tìm ra lối đi riêng trên con đường đưa nghề thủ công phát triển đến một tầm cao mới. Đó là việc kết hợp thủ công truyền thống với thiết kế đương đại.
Thuyết trình về chủ đề “Thủ công truyền thống và thiết kế đương đại tại Nhật Bản”, bà Noriko Kawakami cho biết: “Tinh thần của những sản phẩm thủ công truyền thống được phản ánh rất rõ nét trong các thiết kế đương đại. Những sản phẩm thủ công được làm bằng tay (handmade) kết hợp với những thứ được sản xuất từ máy móc song chịu ảnh hưởng rất lớn từ bàn tay con người (machine-made) tạo ra những sản phẩm mang đậm dấu ấn của người thiết kế ra chúng, những sản phẩm được tạo thành từ chính trái tim của người sáng chế (heart-made).”
Sản phẩm thủ công truyền thống là những thứ hữu dụng cho cuộc sống, có thêm những yếu tố cảm thụ về vẻ đẹp qua trái tim của những người nghệ nhân. Mà những cảm nhận ấy lại bắt nguồn từ chính cuộc sống rất đời thường.
Bà Noriko Kawakami cũng chia sẻ: “Trong khoảng 10 năm trở lại đây, giới trẻ Nhật Bản rất quan tâm đến lĩnh vực thiết kế truyền thống. Bởi, đó chính là cảm hứng giúp họ tạo ra những thiết kế hiện đại đặc sắc. Chúng tôi mạnh về đồ thủ công là vì bên cạnh công tác bảo tồn nghề thủ công, chúng tôi còn làm công tác phát triển nghề thủ công ấy, đem nó gắn với ngành công nghiệp và những thiết kế hiện đại nhất”.
Một ví dụ điển hình là hướng đi đầy táo bạo của công ty Hosoo. Ngành nghề sản xuất chính của công ty Hosoo là sản xuất dây đai Kimono bằng vải Nissin, sản phẩm của công ty được nhiều tầng lớp quý tộc nhưng hoàng gia Nhật Bản và Thái Lan ưa chuộng. Tuy nhiên có một thực tế hiện nay tại Nhật Bản những dịp để mặc trang phục truyền thống này không còn nhiều. Trong nhiều năm trở lại đây, quy mô thị trường sản xuất Kimono ở Nhật đang bị thu hẹp. Bằng chứng là có rất nhiều xưởng làm Kimono truyền thống và có uy tín đã bị đóng cửa, thị trường ngày càng gặp khó khăn khi giảm từ 20 tỷ yên xuống còn 200 tỷ yên.
Anh Masatake Hosoo (Giám đốc thương hiệu, HOOSOO Co., Ltd)
Chia sẻ về vấn đề này, anh Masatake Hosoo cho biết: “Đứng trước tình hình đó, bản thân chúng tôi vẫn cố gắng lưu giữ và bảo tồn những kĩ thuật làm Kimono truyền thống bởi lẽ đó chính là hồn cốt của dân tộc. Tuy nhiên, chúng tôi đã nghĩ ra hướng đi mới khi kết hợp nó với các sản phẩm thủ công khác, không đơn thuần chỉ là vải may mặc nữa. Từ đó, chúng tôi đã sáng tạo ra rất nhiều sản phẩm thủ công sáng tạo mới và giới thiệu sản phẩm ra thị trường nước nài để quảng bá, tạo ra hy vọng cho ngành sản xuất trong nước.”
Hiện nay công ty của anh hoạt động với nỗ lực làm đồ thủ công theo những mong mỏi từ chính phía người tiêu dùng, để đồ thủ công không chỉ là những sản phẩm mang tính nghệ thuật mà đó sẽ là những sản phẩm có tính ứng dụng cao.
Đây là hướng đi cần thiết và kịp thời mà các làng nghề thủ công Việt Nam nên phấn đấu và đi theo nếu muốn bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, tinh hoa dân tộc.
Buổi thuyết trình và hướng dẫn thực hành về đồ thủ công Nhật Bản nằm trong khuôn khổ triển lãm “Đồ thủ công Nhật Bản: những mẫu thiết kế từ Kyoto” do Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức. Đây là một trong nhiều hoạt động hướng đến kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ nại giao giữa hai nước Việt - Nhật. Sự kiện chính là cơ hội để những người quan tâm đến lĩnh vực đồ thủ công có thêm cơ hội tìm hiểu về nghề thủ công Nhật Bản cũng như tìm ra cách thức mới cho con đường phát triển các làng nghề, các thương hiệu thủ công trong nước.
Buổi thuyết trình có sự tham dự của hai khách mời đến từ Nhật Bản, đó là bà Noriko Kawakami (Nhà báo về lĩnh vực thiết kế) và anh Masataka Hosoo (Giám đốc thương hiệu, HOOSOO Co., Ltd).
Quang cảnh buổi hội thảo về Đồ thủ công Nhật Bản
Nhật Bản là một trơng những nước có bề dày làm đồ thủ công lâu đời với nhiều nghệ nhân tài giỏi. Tuy nhiên, để có được một nền thủ công nghiệp phát triển như Nhật Bản hiện nay không phải là một vấn đề dễ dàng. Bởi cuộc sống càng hiện đại thì những thiết kế truyền thống càng bị lãng quên.
Những nghệ nhân Nhật Bản đã tìm ra lối đi riêng trên con đường đưa nghề thủ công phát triển đến một tầm cao mới. Đó là việc kết hợp thủ công truyền thống với thiết kế đương đại.
Thuyết trình về chủ đề “Thủ công truyền thống và thiết kế đương đại tại Nhật Bản”, bà Noriko Kawakami cho biết: “Tinh thần của những sản phẩm thủ công truyền thống được phản ánh rất rõ nét trong các thiết kế đương đại. Những sản phẩm thủ công được làm bằng tay (handmade) kết hợp với những thứ được sản xuất từ máy móc song chịu ảnh hưởng rất lớn từ bàn tay con người (machine-made) tạo ra những sản phẩm mang đậm dấu ấn của người thiết kế ra chúng, những sản phẩm được tạo thành từ chính trái tim của người sáng chế (heart-made).”
Sản phẩm thủ công truyền thống là những thứ hữu dụng cho cuộc sống, có thêm những yếu tố cảm thụ về vẻ đẹp qua trái tim của những người nghệ nhân. Mà những cảm nhận ấy lại bắt nguồn từ chính cuộc sống rất đời thường.
Chiếc loa được làm thủ công bằng gỗ sơn đỏ. Bên trái là hình dạng loa
khi tắt, bên phải là trạng thái loa hoạt động. Chất liệu gỗ cho âm thanh
trong và đem đến cảm giác mát lạnh khi chạm tay vào. Sản phẩm do ba
nghệ nhân sinh năm 1978 – 1979 làm việc cho hãng Sony thiết kế
Bà Noriko Kawakami cũng chia sẻ: “Trong khoảng 10 năm trở lại đây, giới trẻ Nhật Bản rất quan tâm đến lĩnh vực thiết kế truyền thống. Bởi, đó chính là cảm hứng giúp họ tạo ra những thiết kế hiện đại đặc sắc. Chúng tôi mạnh về đồ thủ công là vì bên cạnh công tác bảo tồn nghề thủ công, chúng tôi còn làm công tác phát triển nghề thủ công ấy, đem nó gắn với ngành công nghiệp và những thiết kế hiện đại nhất”.
Một ví dụ điển hình là hướng đi đầy táo bạo của công ty Hosoo. Ngành nghề sản xuất chính của công ty Hosoo là sản xuất dây đai Kimono bằng vải Nissin, sản phẩm của công ty được nhiều tầng lớp quý tộc nhưng hoàng gia Nhật Bản và Thái Lan ưa chuộng. Tuy nhiên có một thực tế hiện nay tại Nhật Bản những dịp để mặc trang phục truyền thống này không còn nhiều. Trong nhiều năm trở lại đây, quy mô thị trường sản xuất Kimono ở Nhật đang bị thu hẹp. Bằng chứng là có rất nhiều xưởng làm Kimono truyền thống và có uy tín đã bị đóng cửa, thị trường ngày càng gặp khó khăn khi giảm từ 20 tỷ yên xuống còn 200 tỷ yên.
Anh Masatake Hosoo (Giám đốc thương hiệu, HOOSOO Co., Ltd)
Chia sẻ về vấn đề này, anh Masatake Hosoo cho biết: “Đứng trước tình hình đó, bản thân chúng tôi vẫn cố gắng lưu giữ và bảo tồn những kĩ thuật làm Kimono truyền thống bởi lẽ đó chính là hồn cốt của dân tộc. Tuy nhiên, chúng tôi đã nghĩ ra hướng đi mới khi kết hợp nó với các sản phẩm thủ công khác, không đơn thuần chỉ là vải may mặc nữa. Từ đó, chúng tôi đã sáng tạo ra rất nhiều sản phẩm thủ công sáng tạo mới và giới thiệu sản phẩm ra thị trường nước nài để quảng bá, tạo ra hy vọng cho ngành sản xuất trong nước.”
Chiếc ghế lấy cảm hứng và nguyên liệu từ vải làm đai áo kimono do các nghệ nhân của hãng đồ thủ cống Hosoo nghiên cứu và sản xuất trong một năm. Sản phẩm dù rất tinh xảo nhưng khi mang ra thị trường đã không bán được vì giá quá đắt và chưa đáp ứng đúng thị hiếu khách hàng.
Hiện nay công ty của anh hoạt động với nỗ lực làm đồ thủ công theo những mong mỏi từ chính phía người tiêu dùng, để đồ thủ công không chỉ là những sản phẩm mang tính nghệ thuật mà đó sẽ là những sản phẩm có tính ứng dụng cao.
Tấm bình phong làm thủ công tinh xảo, xưa kia chỉ dành cho tầng lớp quý tộc. Hiện nay áp dụng công nghệ máy móc hiện đại kết hợp với gia công truyền thống đã đưa sản phẩm đến gần hơn với những người có thu nhập trung bình
Đây là hướng đi cần thiết và kịp thời mà các làng nghề thủ công Việt Nam nên phấn đấu và đi theo nếu muốn bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, tinh hoa dân tộc.
Khánh Linh – Thu Hường
Báo mạng điện tử K.31
Báo mạng điện tử K.31
Cùng chuyên mục
Bình luận