Khán giả Hà Thành thích thú với người máy đóng kịch nói

(Sóng Trẻ) - Đây không phải là lần đầu tiên khán giả Việt Nam được tận mắt chứng kiến những người máy đến từ xứ sở hoa anh đào. Thế nhưng, đây là lần đầu tiên, khán giả được theo dõi một vở kịch nói đặc biệt với sự xuất hiện của người máy.

Vào tối ngày 31/8, tại Rạp công nhân Hà Nội (24 Tràng Tiền) đã diễn ra buổi biển diễn kịch nói với người máy – một hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện kỉ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ nại giao Việt Nam – Nhật Bản. 

Vở kịch có sự tham gia của người máy Android tên là Geminoid F. Người máy này khác với người máy Asimo mà khán giả Việt Nam đã từng tiếp xúc ở chỗ: hình dạng của người máy trông giống hệt như một người bình thường. Tuy vậy, người máy Android chỉ có thể cử động từ trên cổ trở lên mà hoàn toàn không thể cử động chân tay. Chính vì thế, để có thể diễn được vở kịch này, các diễn viên đóng cùng với người máy đã phải tập luyện rất vất vả mới có thể tương tác với người máy trong toàn bộ vở kịch

“Sayonara” (tên của vở kịch - nghĩa là “Tạm biệt”) là một vở kịch ngắn đầy cảm động do diễn viên người thật đóng cùng với người máy Geminoid F. Vở kịch kể về một cô gái trẻ đang lâm bệnh hiểm nghèo được bố mua cho một con người máy để làm bạn với cô trong khoảng thời gian còn lại của cuộc đời. Để an ủi cô chủ trước khi ra đi, người máy đã đọc thơ bằng tiếng Nhật, tiếng Pháp và tiếng Đức cho cô chủ nghe. Sau khi cô chủ ra đi, người máy được trao nhiệm vụ mới, đó là vẫn tiếp tục đọc thơ nhằm an ủi linh hồn, buồn thương cho những người chết ở một nơi mà con người không thể tiếp cận được.

4de75f530_androidhumantheatresayonara1.jpg
Người máy Android có vẻ nài rất giống người thật. (Nguồn: Hanoi Grapevine)

Mặc dù chỉ diễn ra vỏn vẹn trong 30 phút nhưng vở kịch đã để lại trong lòng người xem nhiều cảm xúc phức tạp, đan xen. Chia sẻ về vở kịch, đạo diễn Oriza Hirata (tác giả của vở kịch) cho biết: “Vở kịch chỉ gợi mở những yếu tố, những chi tiết chính để mỗi người xem tự biến nó thành vở kịch riêng của mình. Nghĩa là sau khi xem xong vở kịch, người xem sẽ ấn tượng với câu hỏi “sự sống và cái chết có ý nghĩa gì với con người và rô-bốt?”. Và mỗi người ngay sau khi xem xong vở kịch này đều đã tự tìm thấy câu trả lời cho riêng mình”.

Vở kịch lấy ý tưởng từ trận động đất sóng thần dẫn đến nổ hàng loạt các nhà máy hạt nhân diễn ra Nhật Bản xảy ra vào năm 2011. Thảm họa kép ấy đã cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người dân Nhật Bản. Có nhiều vùng trong vòng bán kính 20km, con người không thể can thiệp được do ảnh hưởng của rò rỉ hạt nhân, ở đó còn có rất nhiều thi thể mãi mãi không được tìm thấy. Chính vì thế, đạo diễn Oriza Hirata đã nghĩ ra việc chế tạo một con rô-bốt chuyên đọc thơ để an ủi những linh hồn, những người chết ở những nơi như vậy. 

Vở kịch là sự kết hợp giữa yếu tố truyền thống thông qua những bài thơ mà cô người máy đọc, với yếu tố hiện đại của khoa học công nghệ tiên tiến. Nài ra, vở kịch còn chứa đựng nhiều yếu tố triết lý, nhiều giá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc. Khán giả đã thật sự xúc động trước vở kịch, nhiều người đã bật khóc khi theo dõi cảnh người máy đọc thơ cho cô chủ trong lúc cô ra đi.

Nguyễn Việt Nam
Lớp Truyền Hình K31 A1

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN