Khi mạng xã hội là "con dao hai lưỡi"

(Sóng Trẻ) - Để đạt tới con số 50 triệu người dùng, nếu phát thanh mất 38 năm, truyền hình cần 13 năm, thì internet chỉ cần 4 năm và mạng xã hội chỉ cần…2 năm. Nhưng song hành cùng sự phát triển như vũ bão đó, mạng xã hội lại bộc lộ nhiều mặt hạn chế.


Mạng xã hội có những tính năng như chat, email, phim ảnh, chia sẻ file, blog và xã luận. Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng xã hội khác nhau như: Facebook, Twitter, Youtube, MySpace, CyWorld,…Ở Việt Nam, mạng xã hội được biết đến và sử dụng phổ biến nhất hiện nay là Facebook với khoảng 12 triệu người sử dụng.


Đốt thời gian vào mạng xã hội


Những tiện ích không thể phủ nhận của mạng xã hội như dễ sử dụng, dễ kết bạn, tìm kiếm, quản lý nhóm, xây dựng mối quan hệ, sự tin tưởng từ cộng đồng… là “mật ngọt” dẫn dụ người trẻ dễ sa vào cơn nghiện khó dứt.


17b77fcee_nh_1.jpg

 

Chỉ cần có một chiếc laptop kết nối Internet, bạn có thể dễ dàng truy cập mạng xã hội (ảnh: Kênh 14)


Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, chúng ta có thể sử dụng mạng xã hội qua rất nhiều công cụ khác nhau: máy tính bàn, điện thoại có kết nối 3G, máy tính bảng… mọi lúc mọi nơi. Và từ nguyên do đó, một bộ phận giới trẻ hình thành một thói quen: bất kể khi nào rảnh tay, chỉ cần cầm trên tay một thiết bị có kết nối Internet nhanh chóng đăng nhập tài khoản mạng xã hội. 


Bạn Linh, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền tiết lộ: “Mình truy cập Facebook ít nhất khoảng 3 tiếng một ngày”. Còn cô Mẫu, có con đang là học sinh THPT, phàn nàn: “Từ ngày có máy mới, nó cứ kè kè cái điện thoại, chốc chốc lại giở Facebook ra xem có gì mới không, ngốn rất nhiều thời gian”.


Nhiều nhân viên văn phòng cũng có thói quen thường xuyên vào các trang mạng xã hội tại nơi làm việc. Do đó, một số công ty đã thực hiện việc chặn truy cập vào các website mạng xã hội vì lo ngại nhân viên của mình đang dành nhiều thời gian “dạo chơi” trên các mạng xã hội hơn là chú tâm vào công việc của họ. Nhưng điều đó dường như là vô ích vì mọi người vẫn có thể sử dụng mạng xã hội qua điện thoại cá nhân.


Mang bệnh vì mạng xã hội


Về việc lạm dụng mạng xã hội, bạn Khải, sinh viên Đại học Mở chia sẻ: “Nhiều người do bị cuốn quá sâu vào các mạng xã hội đã đó là cuộc sống thật của mình, tìm thấy thú vui từ những dòng bình luận, thích thú khi được nhiều người “like”. Mặt khác, sự phát triển quá nhanh của Internet, cũng như giới trẻ có ít nơi vui chơi, nên họ chỉ có thể tìm niềm vui tại game online hoặc các trang mạng xã hội”.


Những người nghiện mạng xã hội thường có xu hướng ở lì trong phòng, bật máy tính và ít giao tiếp với mọi người xung quanh. Dần dần sau một thời gian, việc thiếu vận động có thể dẫn tới hàng loạt bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng,… dẫn đến sức khỏe suy giảm, hay bị stress, tinh thần căng thẳng, ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống. Hoạt động thể lực ngày càng ít đi, con người càng trở nên lười nhác hơn.


17b77fcee_nh_2.jpg

Nghiện mạng xã hội khiến cho sự giao tiếp của con người bị hạn chế (ảnh minh họa)


Có thể bạn hoàn toàn tự do khi tham gia mạng xã hội, nhưng khi mất kiểm soát về lời nói, hành động trong một bức ảnh, một dòng tâm trạng hay một đoạn phim…bạn có thể đủ trở thành tâm điểm cho những lời nói vô cảm, phán xét một cách thiếu văn hóa của cộng đồng mạng.


Bạn Khánh, sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền chia sẻ: “Sự vô cảm của một số lượng lớn người sử dụng mạng xã hội hiện nay có thể bắt nguồn từ hội chứng “bầy đàn”, hùa theo số đông để đùa cợt; rồi có những bạn biết được thông tin mặc dù chưa qua kiểm chứng nhưng đã vội vã quy chụp, có những suy nghĩ tiêu cực, bình luận bằng những lời lẽ vô cảm, thiếu văn hóa. Còn bạn Linh cho biết: “Những hành động như câu like, câu share.. đã làm giới trẻ mất đi lòng tin vào các hình ảnh, sự việc đó, dần dần tạo thành một phản xạ khi có bất kì cái gì xuất hiện trên mạng xã hội họ đều nghi ngờ, không tin tưởng vào nó và đưa ra những suy nghĩ, bình luận tiêu cực”.


Lên mạng tỏ thái độ vô lễ với cha mẹ, lập hội kỳ thị vùng miền, chê người yêu nghèo với những lời lẽ thô tục… là những thực trạng đáng buồn xuất hiện gần đây trên cộng đồng mạng. 


Cảnh giác và cẩn trọng với “con dao hai lưỡi” 


Tùy theo cách sử dụng của mỗi người mà mạng xã hội thể hiện những mặt tích cực hay tiêu cực. Nhưng cuộc sống ảo hiếm khi mang lại hạnh phúc đích thực. Do vậy bản thân mỗi người cần nhận thức rõ về việc sử dụng “con dao hai lưỡi” này. Điều cần thiết là gia đình, nhà trường hãy định hướng chứ không nên cấm đoán, áp đặt cách tiếp nhận văn hóa đối với giới trẻ. Gia đình cần là cầu nối cho con giữa hai thế giới ảo- thực đó bằng chính sự quan tâm, sẻ chia, cung cấp cho con những kiến thức cơ bản nhất và cũng nên gợi mở để trẻ có thể nắm bắt được từ kho tàng kiến thức khổng lồ trên Internet.


Phương Ly

Báo in K31A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN