Khi sách giáo khoa vẫn còn “sạn”
(Sóng Trẻ) - Sách giáo khoa (SGK) được xem là tài liệu chính thống cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh vì thế hiển nhiên nó phải cung cấp kiến thức chính xác. Thế nhưng, sau nhiều lần cải cách, biên soạn và sửa chữa, người ta vẫn “nhặt” được không ít “sạn” trong đó.
Bàn về những “hạt sạn” trong SGK, PV đã có cuộc trò chuyện ngắn với nhiều đối tượng liên quan để cùng nghe ý kiến của họ về vấn đề này.
Một vài “hạt sạn” tiểu biểu:
“SGK Hóa học lớp 8, trang 97 có bài “Sự cháy và sự oxi hóa chậm”. Trong bài có câu: “Trong nhà máy, người ta cấm không được chất giẻ lau máy có dính dầu mỡ thành đống để phòng sự tự bốc cháy”. Không biết là do hệ quả sai sót sách giáo khoa tiếng Việt từ thời của người biên soạn hay chỉ vì cẩu thả mà phần ghi chú trên viết thừa chữ “không đựơc”. Về nguyên tắc thì sách giáo khoa không thể mắc những sai sót dù là rất nhỏ như vậy.
Sách "Bài tập nâng cao từ và câu lớp 3" dạy rằng, “thủ đô của Hoa Kỳ là New York” trong khi đó thủ đô của Hoa Kỳ là Washington DC.
Ở trang 119 trong SGK tiếng Việt lớp 5, tập 1, vẽ anh Hạng A Cháng, một thanh niên người Mông khỏe mạnh, có tài cày ruộng. Nếu đọc bài và nhìn qua tranh, người đọc thường không nhận ra điều gì đặc biệt. Cho đến khi có một học sinh ở Lào Cai đã gửi thư phản ánh rằng “đây không phải là người Mông đang cày ruộng. Người Mông không quấn khăn mỏ rìu và dùng cày như trong sách vẽ”.
Những sai sót về hình ảnh trong sách giáo khoa nhiều vô kể: Họa sĩ vẽ em bé đeo cặp đi học chỉ có một bên quai (Khoa học lớp 5 trang 14), hình ảnh công nhân khoan đá trong hầm mỏ đội mũ không cài dây, không đeo kính bảo hộ lao động (Tiếng Việt lớp 5 trang 85), học sinh đến trường đi giày chiếc nọ chiếc kia (Tiếng Anh 8 trang 13)… Đó là những hình ảnh rất dễ thấy trong phần minh họa của sách.”
(Theo Linh Chi, Vân Anh, Trịnh Bồng, Phương Thảo, Quốc Dũng – Diễn đàn lớp Báo mạng điện tử K28)
1. Chị Ngô Hồng Hạnh – Giáo viên lớp 2A1, trường tiểu học Nghĩa Tân
PV: Sách giáo khoa được xem là tài liệu chính thống cung cấp kiến thức cơ bản dành cho học sinh bắt đầu từ bậc tiểu học. Chị có suy nghĩ như thế nào khi thấy không ít những “hạt sạn” trong sách giáo khoa? Nhiều “sạn” như vậy liệu có đảm bảo được chất lượng dạy và học?
Tôi nghĩ SGK được xem là tài liệu chính thức cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh, bởi vậy "hạt sạn" đôi khi ta gặp trong SGK cũng không ảnh hưởng nhiều đến quá trình dạy của GV cũng như sự lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Khi gặp những trường hợp trên, tôi cũng như tất cả các GV khác đều chủ động điều chỉnh và dẫn dắt học sinh, sao cho phù hợp với khả năng và sự nhận thức của các em. Để làm được việc đó tôi phải chuẩn bị bài rất kĩ để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất.
PV: Trong trường hợp học sinh không biết, không nhận ra được những lỗi sai, chị đã làm gì và có phương pháp như thế nào để giúp các em nhận ra được những điểm sai cơ bản đó?
Thực ra thì học sinh có biết hay không biết, có nhận ra hay không nhận ra thì khi soạn bài thì chúng tôi đều phải có những kiến thức cơ bản và phải chủ động trong vấn đề chỉnh sửa và giải thích lỗi sai đó cho học sinh hiểu.
PV: Trước những lỗi sai cơ bản của một cuốn sách giáo khoa chuẩn, chị lại là người trực tiếp truyền thụ cho các em học sinh, chị có báo lại lên ban giám hiệu hoặc nhóm tác giả biên soạn sách không?
Trước những lỗi sai cơ bản đó, thì trước hết tôi sẽ chính lý lại để cho h/s có thể hiểu và ngay sau đó báo lại Ban Giám Hiệu nhà trường để các tổ chuyên môn trường xem lại và báo cáo lên phòng Giáo dục cũng như nhắc nhở các GV khác.
PV: Đã qua nhiều lần sửa đổi nhưng "sạn" trong SGK vẫn còn không ít, theo chị khó khăn nào cần phải được khắc phục trước tiên để giải quyết tình trạng này?
Trước khi cho xuất bản một cuốn SGK thì Chủ biên phải xem xét thật kĩ lưỡng để những "hạt sạn" không còn xuất hiện trong SGK nữa. Nài ra, tôi nghĩ Bộ GD& ĐT cần phải thường xuyên theo dõi những ý kiến phản hồi từ các Trường học để khi tái bản sẽ khắc phục và bổ sung chỉnh sửa những chi tiết chưa đúng trong cuốn SGK đó.
2. Cô Lê Thị Hà – giáo viên trường Tiểu học Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
PV: Thưa cô hiện nay chương trình sách giáo khoa chuẩn, đặc biệt là sách của bậc tiểu học có thấy xuất hiện những lỗi sai cơ bản, bản thân cô có suy nghĩ gì về điều này?
Trong sách giáo khoa hiện nay có rất nhiều lỗi sai, tuy nhiên trong vòng hai năm trở lại đây thì Bộ giáo dục có phát hành quyển sách chuẩn kiến thức, vì vậy giáo viên cứ bám sát vào sách đó để dạy. Nài ra, hàng tuần các thầy cô trong khối với nhau đều tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn để thống nhất về chương trình dạy.
PV: Trong quá trình giảng dạy cô nhận thấy những lỗi sai thường tập trung nhiều nhất ở sách giáo khoa lớp mấy?
Những lỗi sai này thường có nhiều ở sách giáo khoa lớp 4, lớp 5. Còn ở chương trình lớp 1 thì chủ yếu là học về âm, vần cho nên ít lỗi sai hơn.
PV: Vậy trong trường hợp phát hiện ra những lỗi sai đó trong sách giáo khoa cô xử lý như thế nào?
Thực tế trước khi lên lớp dạy thì giáo viên bao giờ cũng phải soạn giáo án kỹ càng, hơn nữa các thầy cô cũng đã trao đổi, thống nhất với nhau trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Do đó trường hợp có những lỗi sai trong sách thì chúng tôi sẽ không giảng dạy theo sách.
PV: Cô đã gặp trường hợp thầy cô nào bị phản ánh là thờ ơ với những lỗi sai đó hay không, thưa cô?
Riêng ở trường chúng tôi thì không có những thầy cô như thế. Vì nguyên tắc là trước khi lên lớp giáo viên phải soạn bài cẩn thận, nghiên cứu thật kỹ nên không để xảy ra tình trạng trên. Nếu trong trường hợp có giáo viên nào chưa thong suốt vấn đề gì thì sẽ giải quyết trong buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần.
3. Chị Nguyễn Tường Lan (Phụ huynh em Diệu Quỳnh – Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội)
Mỗi khi cũng con làm bài tập ở nhà, tôi thường nhận ra những lỗi sai dù rất nhỏ nhưng vì rất cơ bản nên tôi thấy thực sự bức xúc. Nài việc nhiều kiến thức sai, tôi còn thấy tranh ảnh minh họa trong bài cũng rất cẩu thả. Thường thì con tôi đều mặc nhiên cho rằng cứ cái gì trong SGK là đúng hết và khi bố mẹ sửa sai thì không bao giờ tin bố mẹ ngay. Tôi hỏi con ở lớp có bao giờ sửa lỗi sai không, thì cháu bảo chỉ khi làm bài tập Toán nếu kết quả ra dư thì cô mới sửa. Có một lần cháu một mực cho rằng bố mẹ sai vì cô và SGK đều dạy thế, và cô cho diểm những bạn nào trả lời sai câu đấy. Tôi rất bực mình nên rất cố gắng tìm các tài liệu thường là trên mạng để giải thích cho con. Tôi cũng đã phản ánh lên GV và chỉ nhận được lời xin lỗi và cô bảo là cô không để ý. Vì vậy, hàng ngày tôi thường phải kiểm tra sách và những gì con học ở trường, để nếu sai còn uốn nắn ngay từ đầu. Không thì lớn lên, cứ ngô nghê trả lời sai những câu hỏi rất cơ bản.
4. Lê Thị Hải (40 tuổi, Tây Tựu – Hà Nội)
Khi thấy con mình phải thu nhận những kiến thức sai trong sách giáo khoa thì phản ứng của chị như thế nào?
Sách giáo khoa là sách chuẩn của bộ gíao dục mà vẫn còn tồn tại nhiều lỗi sai cơ bản khiến tôi rất bức xúc. Vì nó ảnh hưởng nhiều đến việc học tập của các con. Khi dạy on học ở nhà, tôi phát hiện một số lỗi ở các môn địa lý và văn học. Có nhiều lỗi đã tồn tại nhiều năm những chưa được chỉnh sửa.
Khi phát hiện những lỗi sai như vây, anh chị có báo lại với thầy cô tại trường không?
Tôi cũng đã có gọi điện phản ánh với cô giáo vì sợ nếu cô không chú ý thì sẽ truyền đạt sai kiến thức cho học sinh và cô bảo khi dạy thì sẽ điều chỉnh những kiến thức đó cho chính xác. Nhưng bình thường tôi thấy khi nào các cháu có thắc mắc thì các thầy cô giáo mới có sự điều chỉnh.
5. Em Nguyễn Diệu Quỳnh (Học sinh lớp 4 – Trường Tiểu học Chu Văn An)
Khi học ở lớp, em chưa bao giờ nhận ra lỗi sai trong SGK và cũng không để ý. Nhưng cũng có nhiều lần làm bài tập Toán, khi tìm một số x nào đó, thì kết quả ra bị dư. Cô giáo có sửa lại đề bài cho chúng em. Khi về nhà làm bài tập, có những lỗi sai trong SGK bố mẹ chỉ ra cho em, nhưng thường thì em không tin ngay. Em thường hỏi lại nhiều người khác nữa để biết được đáp án chính xác.
6. Em Nguyễn Xuân Quỳnh (học sinh lớp 9 trường THCS Tậy Tựu, Hà Nội)
Em đã 4, 5 lần thấy lỗi sai trong sách Sinh và Toán. Hỏi cô thì cô bảo là làm theo sách mới. Vì có nhiều bạn dung sách mới, nhiều bạn dung sách cũ nên có thể có khác nhau một chút. Nếu bố mẹ phát hiện ra lỗi sai trong sách mà cô giáo không nói em nghĩ thì em sẽ làm theo sách giáo khoa . Vì có thể ngày trước bố mẹ học là kiến thức cũ đến thời bọn em học sách đã có nhiều kiến thức mới nên có thể bố mẹ không hiểu lắm nhưng nói như vậy (?)
*** Theo PGS-TS Hoàng Dũng (ĐHSP TP.HCM), một trong những người tham gia biên soạn SGK thì: “Nguyên nhân sâu xa của tình trạng đó bắt nguồn từ khâu tổ chức biên soạn chương trình. Việc triển khai gần như cùng lúc ba hội đồng biên soạn chương trình cho ba cấp học đã làm phát sinh những khiếm khuyết về tính hệ thống. Khi việc biên soạn SGK gần hoàn tất, Bộ mới thành lập thêm một hội đồng để xem xét, xác định lại một chương trình… chuẩn. Vì vậy, những sai sót, dù đã được sửa chữa đôi chút nhưng cũng chỉ là vá víu”.
Bàn về những “hạt sạn” trong SGK, PV đã có cuộc trò chuyện ngắn với nhiều đối tượng liên quan để cùng nghe ý kiến của họ về vấn đề này.
Một vài “hạt sạn” tiểu biểu:
“SGK Hóa học lớp 8, trang 97 có bài “Sự cháy và sự oxi hóa chậm”. Trong bài có câu: “Trong nhà máy, người ta cấm không được chất giẻ lau máy có dính dầu mỡ thành đống để phòng sự tự bốc cháy”. Không biết là do hệ quả sai sót sách giáo khoa tiếng Việt từ thời của người biên soạn hay chỉ vì cẩu thả mà phần ghi chú trên viết thừa chữ “không đựơc”. Về nguyên tắc thì sách giáo khoa không thể mắc những sai sót dù là rất nhỏ như vậy.
Sách "Bài tập nâng cao từ và câu lớp 3" dạy rằng, “thủ đô của Hoa Kỳ là New York” trong khi đó thủ đô của Hoa Kỳ là Washington DC.
Ở trang 119 trong SGK tiếng Việt lớp 5, tập 1, vẽ anh Hạng A Cháng, một thanh niên người Mông khỏe mạnh, có tài cày ruộng. Nếu đọc bài và nhìn qua tranh, người đọc thường không nhận ra điều gì đặc biệt. Cho đến khi có một học sinh ở Lào Cai đã gửi thư phản ánh rằng “đây không phải là người Mông đang cày ruộng. Người Mông không quấn khăn mỏ rìu và dùng cày như trong sách vẽ”.
Những sai sót về hình ảnh trong sách giáo khoa nhiều vô kể: Họa sĩ vẽ em bé đeo cặp đi học chỉ có một bên quai (Khoa học lớp 5 trang 14), hình ảnh công nhân khoan đá trong hầm mỏ đội mũ không cài dây, không đeo kính bảo hộ lao động (Tiếng Việt lớp 5 trang 85), học sinh đến trường đi giày chiếc nọ chiếc kia (Tiếng Anh 8 trang 13)… Đó là những hình ảnh rất dễ thấy trong phần minh họa của sách.”
(Theo Linh Chi, Vân Anh, Trịnh Bồng, Phương Thảo, Quốc Dũng – Diễn đàn lớp Báo mạng điện tử K28)
1. Chị Ngô Hồng Hạnh – Giáo viên lớp 2A1, trường tiểu học Nghĩa Tân
PV: Sách giáo khoa được xem là tài liệu chính thống cung cấp kiến thức cơ bản dành cho học sinh bắt đầu từ bậc tiểu học. Chị có suy nghĩ như thế nào khi thấy không ít những “hạt sạn” trong sách giáo khoa? Nhiều “sạn” như vậy liệu có đảm bảo được chất lượng dạy và học?
Tôi nghĩ SGK được xem là tài liệu chính thức cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh, bởi vậy "hạt sạn" đôi khi ta gặp trong SGK cũng không ảnh hưởng nhiều đến quá trình dạy của GV cũng như sự lĩnh hội kiến thức của học sinh.
Khi gặp những trường hợp trên, tôi cũng như tất cả các GV khác đều chủ động điều chỉnh và dẫn dắt học sinh, sao cho phù hợp với khả năng và sự nhận thức của các em. Để làm được việc đó tôi phải chuẩn bị bài rất kĩ để tìm ra những biện pháp tối ưu nhất.
PV: Trong trường hợp học sinh không biết, không nhận ra được những lỗi sai, chị đã làm gì và có phương pháp như thế nào để giúp các em nhận ra được những điểm sai cơ bản đó?
Thực ra thì học sinh có biết hay không biết, có nhận ra hay không nhận ra thì khi soạn bài thì chúng tôi đều phải có những kiến thức cơ bản và phải chủ động trong vấn đề chỉnh sửa và giải thích lỗi sai đó cho học sinh hiểu.
PV: Trước những lỗi sai cơ bản của một cuốn sách giáo khoa chuẩn, chị lại là người trực tiếp truyền thụ cho các em học sinh, chị có báo lại lên ban giám hiệu hoặc nhóm tác giả biên soạn sách không?
Trước những lỗi sai cơ bản đó, thì trước hết tôi sẽ chính lý lại để cho h/s có thể hiểu và ngay sau đó báo lại Ban Giám Hiệu nhà trường để các tổ chuyên môn trường xem lại và báo cáo lên phòng Giáo dục cũng như nhắc nhở các GV khác.
PV: Đã qua nhiều lần sửa đổi nhưng "sạn" trong SGK vẫn còn không ít, theo chị khó khăn nào cần phải được khắc phục trước tiên để giải quyết tình trạng này?
Trước khi cho xuất bản một cuốn SGK thì Chủ biên phải xem xét thật kĩ lưỡng để những "hạt sạn" không còn xuất hiện trong SGK nữa. Nài ra, tôi nghĩ Bộ GD& ĐT cần phải thường xuyên theo dõi những ý kiến phản hồi từ các Trường học để khi tái bản sẽ khắc phục và bổ sung chỉnh sửa những chi tiết chưa đúng trong cuốn SGK đó.
2. Cô Lê Thị Hà – giáo viên trường Tiểu học Định Liên, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
PV: Thưa cô hiện nay chương trình sách giáo khoa chuẩn, đặc biệt là sách của bậc tiểu học có thấy xuất hiện những lỗi sai cơ bản, bản thân cô có suy nghĩ gì về điều này?
Trong sách giáo khoa hiện nay có rất nhiều lỗi sai, tuy nhiên trong vòng hai năm trở lại đây thì Bộ giáo dục có phát hành quyển sách chuẩn kiến thức, vì vậy giáo viên cứ bám sát vào sách đó để dạy. Nài ra, hàng tuần các thầy cô trong khối với nhau đều tổ chức một buổi sinh hoạt chuyên môn để thống nhất về chương trình dạy.
PV: Trong quá trình giảng dạy cô nhận thấy những lỗi sai thường tập trung nhiều nhất ở sách giáo khoa lớp mấy?
Những lỗi sai này thường có nhiều ở sách giáo khoa lớp 4, lớp 5. Còn ở chương trình lớp 1 thì chủ yếu là học về âm, vần cho nên ít lỗi sai hơn.
PV: Vậy trong trường hợp phát hiện ra những lỗi sai đó trong sách giáo khoa cô xử lý như thế nào?
Thực tế trước khi lên lớp dạy thì giáo viên bao giờ cũng phải soạn giáo án kỹ càng, hơn nữa các thầy cô cũng đã trao đổi, thống nhất với nhau trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Do đó trường hợp có những lỗi sai trong sách thì chúng tôi sẽ không giảng dạy theo sách.
PV: Cô đã gặp trường hợp thầy cô nào bị phản ánh là thờ ơ với những lỗi sai đó hay không, thưa cô?
Riêng ở trường chúng tôi thì không có những thầy cô như thế. Vì nguyên tắc là trước khi lên lớp giáo viên phải soạn bài cẩn thận, nghiên cứu thật kỹ nên không để xảy ra tình trạng trên. Nếu trong trường hợp có giáo viên nào chưa thong suốt vấn đề gì thì sẽ giải quyết trong buổi sinh hoạt chuyên môn hàng tuần.
3. Chị Nguyễn Tường Lan (Phụ huynh em Diệu Quỳnh – Hoàng Hoa Thám, Ba Đình, Hà Nội)
Mỗi khi cũng con làm bài tập ở nhà, tôi thường nhận ra những lỗi sai dù rất nhỏ nhưng vì rất cơ bản nên tôi thấy thực sự bức xúc. Nài việc nhiều kiến thức sai, tôi còn thấy tranh ảnh minh họa trong bài cũng rất cẩu thả. Thường thì con tôi đều mặc nhiên cho rằng cứ cái gì trong SGK là đúng hết và khi bố mẹ sửa sai thì không bao giờ tin bố mẹ ngay. Tôi hỏi con ở lớp có bao giờ sửa lỗi sai không, thì cháu bảo chỉ khi làm bài tập Toán nếu kết quả ra dư thì cô mới sửa. Có một lần cháu một mực cho rằng bố mẹ sai vì cô và SGK đều dạy thế, và cô cho diểm những bạn nào trả lời sai câu đấy. Tôi rất bực mình nên rất cố gắng tìm các tài liệu thường là trên mạng để giải thích cho con. Tôi cũng đã phản ánh lên GV và chỉ nhận được lời xin lỗi và cô bảo là cô không để ý. Vì vậy, hàng ngày tôi thường phải kiểm tra sách và những gì con học ở trường, để nếu sai còn uốn nắn ngay từ đầu. Không thì lớn lên, cứ ngô nghê trả lời sai những câu hỏi rất cơ bản.
4. Lê Thị Hải (40 tuổi, Tây Tựu – Hà Nội)
Khi thấy con mình phải thu nhận những kiến thức sai trong sách giáo khoa thì phản ứng của chị như thế nào?
Sách giáo khoa là sách chuẩn của bộ gíao dục mà vẫn còn tồn tại nhiều lỗi sai cơ bản khiến tôi rất bức xúc. Vì nó ảnh hưởng nhiều đến việc học tập của các con. Khi dạy on học ở nhà, tôi phát hiện một số lỗi ở các môn địa lý và văn học. Có nhiều lỗi đã tồn tại nhiều năm những chưa được chỉnh sửa.
Khi phát hiện những lỗi sai như vây, anh chị có báo lại với thầy cô tại trường không?
Tôi cũng đã có gọi điện phản ánh với cô giáo vì sợ nếu cô không chú ý thì sẽ truyền đạt sai kiến thức cho học sinh và cô bảo khi dạy thì sẽ điều chỉnh những kiến thức đó cho chính xác. Nhưng bình thường tôi thấy khi nào các cháu có thắc mắc thì các thầy cô giáo mới có sự điều chỉnh.
5. Em Nguyễn Diệu Quỳnh (Học sinh lớp 4 – Trường Tiểu học Chu Văn An)
Khi học ở lớp, em chưa bao giờ nhận ra lỗi sai trong SGK và cũng không để ý. Nhưng cũng có nhiều lần làm bài tập Toán, khi tìm một số x nào đó, thì kết quả ra bị dư. Cô giáo có sửa lại đề bài cho chúng em. Khi về nhà làm bài tập, có những lỗi sai trong SGK bố mẹ chỉ ra cho em, nhưng thường thì em không tin ngay. Em thường hỏi lại nhiều người khác nữa để biết được đáp án chính xác.
6. Em Nguyễn Xuân Quỳnh (học sinh lớp 9 trường THCS Tậy Tựu, Hà Nội)
Em đã 4, 5 lần thấy lỗi sai trong sách Sinh và Toán. Hỏi cô thì cô bảo là làm theo sách mới. Vì có nhiều bạn dung sách mới, nhiều bạn dung sách cũ nên có thể có khác nhau một chút. Nếu bố mẹ phát hiện ra lỗi sai trong sách mà cô giáo không nói em nghĩ thì em sẽ làm theo sách giáo khoa . Vì có thể ngày trước bố mẹ học là kiến thức cũ đến thời bọn em học sách đã có nhiều kiến thức mới nên có thể bố mẹ không hiểu lắm nhưng nói như vậy (?)
*** Theo PGS-TS Hoàng Dũng (ĐHSP TP.HCM), một trong những người tham gia biên soạn SGK thì: “Nguyên nhân sâu xa của tình trạng đó bắt nguồn từ khâu tổ chức biên soạn chương trình. Việc triển khai gần như cùng lúc ba hội đồng biên soạn chương trình cho ba cấp học đã làm phát sinh những khiếm khuyết về tính hệ thống. Khi việc biên soạn SGK gần hoàn tất, Bộ mới thành lập thêm một hội đồng để xem xét, xác định lại một chương trình… chuẩn. Vì vậy, những sai sót, dù đã được sửa chữa đôi chút nhưng cũng chỉ là vá víu”.
Vân Anh, Thùy Linh, Trịnh Bồng, Ngọc Ninh, Hồng Anh
Báo mạng điện tử K28
Báo mạng điện tử K28
Cùng chuyên mục
Bình luận