Sinh viên ngày nay dành quá ít thời gian cho việc học
(Sóng Trẻ) - Trong xã hội ngày nay, có quá nhiều nguyên nhân giải thích cho việc tại sao sinh viên lại dành quá ít thời gian cho việc học. Dưới đây là những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới vấn đề học tập của sinh viên.
Sử dụng Internet quá nhiều
Trong khuôn viên trường đại học, học viện, ngay trong giờ học, có thể bắt gặp rất nhiều cảnh sinh viên không nghe giảng, chép bài mà thay vào đó là sử dụng di động để gọi điện, nhắn tin. Thậm chí, nhiều bạn còn ngang nhiên dùng laptop để giải trí hay thực hiện một công việc khác không hề liên quan tới nội dung bài giảng.
Không chỉ sử dụng laptop truy cập Internet trong giờ học chính trên trường, nhiều bạn sinh viên còn “hi sinh” thời gian học ở nhà để dành nó cho việc lên mạng và lướt web. Để có cái nhìn tổng quát và khách quan hơn về thực trạng đó, nhóm chúng tôi đã thực hiện một cuộc nghiên cứu khảo sát về thời gian biểu của 100 bạn sinh viên ở các trường đại học khác nhau tại Hà Nội. Kết quả đã cho thấy, nài thời gian học chính trên trường, thì việc tự học của các bạn chỉ chiếm 9% lượng thời gian trong một ngày. Trong khi đó, việc sử dụng Internet lại “ngốn” của các bạn tới hơn 21%, tương đương với việc thời gian trung bình cho việc truy cập mạng là 5 giờ một ngày.
Sử dụng máy tính trong giờ học
(ảnh minh họa. Nguồn: Lớp báo in K.29)
(ảnh minh họa. Nguồn: Lớp báo in K.29)
Không chỉ vậy, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, thời gian dành cho việc học của các sinh viên ngày nay là ít hơn rất nhiều so với việc sử dụng Internet. Các bạn có thể bỏ ra hơn 4 – 5 tiếng đồng để “ôm” laptop, máy tính thay vì ngồi bên bàn học, nghiên cứu giáo trình, sách vở.
Việc sử dụng Internet là không xấu, thậm chí nó hoàn toàn có lợi cho sinh viên nếu như được sử dụng đúng cách. Bạn Bảo - sinh viên lớp Quan hệ quốc tế (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) chia sẻ: “Nài việc sử dụng Internet làm công cụ kết nối với bạn bè thì mình thường lên web, đọc các tin tức từ các trang báo lớn, trang web của Bộ Nại giao hay các trang của Đảng và Nhà nước. Ví dụ như bọn mình có môn học là Thông tin đối nại đại cương, khi làm tiểu luận tìm hiểu về cuốn sách hay đề tài nào đó không thể thiếu thông tin trên mạng. Tất nhiên khi tham khảo thông tin trên mạng thì cần có kĩ năng chọn lọc. Cá nhân mình luôn đánh giá cao sự trợ giúp của Internet trong việc học tập”.
Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng Internet để phục vụ cho công việc học tập. Đối với nhiều bạn sinh viên, lên mạng đọc tin tức hay hỗ trợ cho việc học là không nhiều, mà thay vào đó là tán gẫu với bạn bè, nghe nhạc, chơi games,… Những điều đó hoàn toàn không phải là xấu nếu như các bạn biết sử dụng một cách thích hợp, phục vụ cho việc giải trí sau những giờ học căng thẳng. Thế nhưng, một bộ phận không nhỏ các sinh viên lại quá sa đà vào Internet. Họ có thể bỏ ăn, bỏ ngủ, bỏ cả học để dành thời gian bên máy tính.
Thời gian làm thêm còn nhiều hơn đi học
Rất nhiều bạn sinh viên bên cạnh việc học hay các hoạt động giải trí cũng đã tìm cho mình những công việc làm thêm. Đây là một việc làm rất tốt. Làm thêm giúp các bạn có thêm thu nhập để chi tiêu hằng ngày, đặc biệt đối với các bạn có hoàn cảnh khó khăn, trong cơn bão giá như hiện nay thì số tiền của gia đình gửi lên ngày càng không đủ để các bạn có thể chi tiêu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày chứ chưa nói gì đến việc phải đóng các khoản trên trường như mua giáo trình, sách tham khảo, đóng quỹ này quỹ kia. Không chỉ vậy, làm thêm còn giúp các bạn sinh viên trau dồi kĩ năng sống, tăng cường cho bản thân khả năng giao tiếp và nếu như công việc đó liên quan tới ngành nghề mà bạn đang theo học sẽ góp phần không nhỏ giúp bạn phát triển kĩ năng nghề của bản thân.
RIO 20
Tuy vậy, nếu như không có sự cân đối giữa việc đi làm và việc đi học thì rất có thể đi làm thêm sẽ trở thành con dao hai lưỡi. Nhiều bạn sinh viên, vì quá mải mê đi làm, mà đã phải nghỉ học, bỏ học, bỏ tiết, thậm chí còn nhờ người học hộ. Kết quả là kiến thức thu được với các bạn là con số 0 tròn trĩnh, và dẫn tới việc thi lại, học lại rất nhiều. Hãy biết xác định việc gì là quan trọng nhất trong từng quãng thời gian nhất đinh.
Quy chế giảng dạy vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế
Nhiều bạn sinh viên cho rằng: “Việc không ít sinh viên chán học, bỏ học, ít học” cũng một phần bắt nguồn từ quy chế giảng dạy ở các trường đại học. Nhiều bạn sinh viên trả lời phỏng vấn đã cho rằng, hiện nay, các trường đại học vẫn còn quá nặng lí thuyết, nhiều giờ học vẫn theo hình thức “thầy giảng trò chép”, ít thực tế.
Hơn nữa, nhiều trường đại học vẫn theo quy chế chỉ xét điểm tổng kết của sinh viên trong kì thi cuối kì (thi học phần), những điểm trong kì (thi học trình) chỉ là điều kiện để đánh giá sinh viên có được tham gia kì thi cuối kì không mà thôi. Quy chế đó đã dẫn đến tư tưởng xấu ở không ít các bạn sinh viên là: trong năm chỉ cần thi sao cho “vừa khung” (đạt điểm 5 ở mỗi học trình) còn lúc thi thì ôn cũng chưa muộn. Tư tưởng đó dẫn đến tình trạng sinh viên không tự giác học, lười học, lười chuẩn bị bài trước khi đến lớp, bài thi học trình thì làm qua loa, miễn là đủ điều kiện. Lúc thi thì ngày đêm miệt mài ôn nhưng bản chất chỉ là học vẹt, thi xong là quên hết, chẳng thu nhận được kiến thức gì cả.
Biểu đồ thời gian học tập và sử dụng Internet của sinh viên
Do vậy, đã đến lúc Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các trường đại học cần xem lại quy chế giảng dạy – học tập và cách quản lý học tập của sinh viên nhằm nâng cao chất lượng học tập cũng như tính tự giác, sáng tạo trong học tập của sinh viên.
Tính tự giác của sinh viên ngày càng thấp
Trong buổi giao lưu với sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nhà báo Đỗ Doãn Hoàng chia sẻ rằng: sinh viên ngày nay có quá nhiều thứ say mê nên không còn tập trung nhiều cho việc học như thời trước.
Thầy Đan Tâm, Nguyên hiệu trưởng trường Đại học Công Đoàn cũng nhận xét: “Trong thực tế và theo thống kê xác suất, chỉ có khoảng 20%, tức là 1/5 số sinh viên có bản lĩnh và ý thức tự giác học tập, còn nữa thì không chăm học và lười học. Mà đã lười học thì làm sao có được say mê tự học, tự rèn luyện. Đã học kém thì lại càng chán học, lười học. Trong thực tế, sinh viên nước ta hiện nay còn quá nhiều thời gian nhàn rỗi, không đầu tư tối đa cho học tập và nghiên cứu khoa học thì làm sao trở thành sinh viên giỏi, thành người lao động có tài năng sau khi ra trường, chứ chưa nói là nhà khoa học tài năng cho đất nước”.
Việc có ý thức học hay không xuất phát từ chính bản thân mỗi người. Nếu không có ý thức, không có sự tự giác, không có sự cân đối giữa việc học và các hoạt động khác thì không bao giờ chúng ta trở thành sinh viên giỏi, trờ thành những người lao động tài năng, chủ nhân tương lai của đất nước. Đừng quá đổ lỗi hay ỷ lại việc sử dụng Internet, đi làm thêm, hoạt động tình nguyện, cách thức giáo dục ảnh hưởng đến việc học tập mà trước tiên hãy nhìn vào ý thức, trách nhiệm học tập của mỗi sinh viên mỗi chúng ta. Nếu như có nghị lực, có quyết tâm thì mọi việc đều có thể làm được.
Trí Công - Tạ Hà - Lâm Linh
Nguyễn Phương – Thanh Nhàn
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Nguyễn Phương – Thanh Nhàn
Lớp Báo mạng điện tử K.30
Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Cùng chuyên mục
Bình luận