Kiếm tiền tỉ nhờ nghề nuôi hàu


(Sóng trẻ) - Quảng Yên là một thị xã ven biển, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh. Vốn nổi tiếng với nhiều loại thủy hải sản nn, thời gian gần đây, nghề nuôi hàu đại dương trên dây của người dân sống dọc vùng cửa sông, ven biển đạt hiệu quả cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định.  

Dọc theo triền đê khoảng hơn 50m, đoàn chúng tôi khoảng hơn 50 người lần đầu tiên được có dịp tận mắt chứng kiến những bè nổi nuôi hàu của người dân nơi đây. Cái ánh nắng cuối thu những ngày này cũng khá gay gắt, nhưng cũng chả thể cản bước chúng tôi đến và khám phá những điều mới lạ ở vùng sông nước nơi đây. 

10fe816de_1.jpg

Thuyền bè của nhiều ngư dân đậu tại cửa sông Chanh  

Đây là cửa sông Chanh, thuộc xã Liên Hòa, thị xã Quảng Yên. Gió trên sông lúc này khá lặng. Chúng tôi đợi thuyền tại một căn nhà nhỏ ở bờ đê, đây cũng đồng thời cũng là điểm vào ra cung cấp lương thực, nguyên – nhiên vật liệu cho những con thuyền đi qua. Xa xa phía giữa sông là những con thuyền chạy chậm rãi, có những chiếc rất to chở đất và cát, có những chiếc lại rất nhỏ, chỉ vừa cho 5 - 6 người ở chở trên đó những phận đang người ngày ngày lênh đênh nơi sông nước để kiếm kế sinh nhai. 

10fe816de_2.jpg 

Con thuyền đưa chúng tôi đến các bè hàu nài khơi của anh quý 

Và rồi thì con thuyền của chúng tôi cũng đã đến. Chúng tôi di chuyển nhanh trên sông. Gió nhẹ, sóng cũng lặng, khung cảnh hai bên sông thật rất đỗi yên bình, chỉ có những bụi cây nhỏ đung đưa theo những cơn gió thoảng. 

“Thuyền trưởng” của chúng tôi hôm nay, đồng thời cũng là người sẽ dẫn chúng tôi đến thăm quan những bè nuôi hàu hết sức sáng tạo của người dân nơi cửa sông, anh Vũ Đắc Quý. 

2be68b7dc_9.jpg

Anh Quý, thuyền trưởng - chủ nhiều bè hàu trên vùng cửa sông Chanh 

Gọi anh là một ngư dân cũng không phải, gọi anh là một doanh nhân cũng không đúng. Hôm nay anh dẫn đoàn chúng tôi đi trong một chiếc sơ mi trắng, một chiếc quần âu, một đôi giày tây, khá chỉn chu và gọn gàng. Nhưng những điều đó cũng không giấu đi được nước da đen khỏe khoắn của anh, chắc anh cũng đã đổ không ít mồ hôi, chịu mưa chịu nắng soát bao ngày mới gây dựng nên được sự nghiệp như hiện nay trên con sông này. 

Hai tay anh tập trung điều khiển con thuyền, nhưng vẫn luôn hào hứng chia sẻ với chúng tôi về những điều tuyệt vời mà anh nghĩ anh đã làm được trên con sông quê hương này. 

Anh bắt đầu nuôi hàu từ 6 năm về trước. Ban đầu, đương nhiên anh gặp không ít khó khăn, từ những việc tưởng như nhẹ nhàng, đơn giản như tìm vật liệu để làm bè cho đến bao nhiêu thứ phức tạp hơn như kĩ thuật nuôi hàu, tích lũy kinh nghiệm nuôi hàu, hay như tìm thị trường tiêu thụ. Anh kể về những khó khăn trong suốt bao nhiêu năm qua của bản thân mình, nhưng điều chúng tôi vẫn thấy khác biệt ở anh là ánh mắt. Dường như những khó khăn kia đối với anh đã lùi xa rồi, dường như trước mắt anh giờ đây là cả một tương lai rộng mở, những tiềm năng mới, những cơ hội mới bắt đầu từ thành công ban đầu này của anh. 

10fe816de_3.jpg

Những bè hàu khổng lồ của anh Quý  

Đi được khoảng 15 phút, trước mắt chúng tôi xuất hiện một chiếc bè khổng lồ, làm từ tre và gỗ, được đóng và buộc chặt với nhau và được hỗ trợ để nổi trên những thùng xốp cỡ lớn. Thuyền chúng tôi dừng ngay cạnh nó, anh Quý lúc này nở một nụ cười tươi, nói: “Đấy, các em xuống bè tham quan đi!”. Đối với một người  sống ở thành phố như tôi, lúc này cũng không kìm được lòng mình buột miệng hỏi: “Anh ơi có an toàn không đấy ạ?”. Anh Quý cười lớn: “Trời ạ, có gì đâu mà không an toàn, các em cứ tìm chỗ nào bước chắc và vững là được.” 

2be68b7dc_11.jpg

Những chiếc bè được làm kỹ thuật khéo léo bằng những cây tre dài và khỏe 

Chiếc bè này nổi giữa sông, rộng 15m và dài gần 100m. Cách đó không xa còn một chiếc bè nữa mà chúng tôi vẫn có thể trông thấy được. Anh Quý chia sẻ: “Đằng kia cũng vẫn là bè nhà anh, hiện tại thì anh có tổng cộng là 8 cái bè như thề này”. Lúc này thì 2 – 3 người trong đoàn chúng tôi, có thể là từ nhỏ đã sống ở vùng sông nước nên không mấy sợ hãi, bước những bước đầu tiên xuống bè. Những bước chân không mấy vững chắc, đung đưa lên xuống theo nhịp nổi của chiếc bè cùng những tiếng cười nói không ngớt của đám sinh viên chúng tôi, xô đẩy, trêu đùa và khích nhau lần đầu tiên bước xuống một chiếc bè nổi. 

 10fe816de_4.jpg

Anh quý nhấc sợi dây hàu được buộc vào thanh tre cho đoàn chúng tôi quan sát 

Tiếng động cơ thuyền lúc này cũng đã dừng hẳn, anh Quý cũng nhanh chân bước xuống bè. Những bước chân vững chắc của anh, đủ để thấy được sự quen thuộc, thấy được bao năm tháng anh đã trôi nổi cùng chiếc bè này. Thoạt nhìn cũng khó để có thể hiểu được chúng tôi đang tham quan điều gì trên chiếc bè gỗ này. Nó rộng và dài không khác mấy một cái sân đình nhỏ, Rồi anh Quý từ từ ngồi xuống, đưa tay xuống nước và kéo lên một sợi dây nhỏ mà bám trên đó là rất nhiều hàu. 

 10fe816de_8.jpg

Một dây hàu đang trong giai đoạn phát triển 

“Cứ một dây này là có khoảng 30 – 40 con hàu”, anh Quý chia sẻ. “Hàu này là hàu đại dương, khác với hàu sữa hay ăn thông thường, nó dai hơn, lớn hơn, ngọt hơn và cũng giàu dinh dưỡng hơn.” Khi được chúng tôi hỏi về việc tiêu thụ hàu, anh cũng không giấu được nụ cười, anh cho chúng tôi biết, mỗi năm gia đình anh xuất khẩu khoảng 60 tấn hàu sang Trung Quốc, đó là tương đương khoảng 5 – 7 bè. Lợi nhuận thu về cũng phải trên dưới nửa tỷ đồng. 

Rồi anh nói thêm về việc chăm sóc hàu. Anh bảo, hàu được nuôi với những kỹ thuật khá đơn giản, không biết những kỹ thuật đó, thật sự đơn giản hay là đơn giản với một người đã có nhiều năm kinh nghiệm nuôi hàu như anh. Anh bảo rằng, hàu nuôi tốn ít công chăm sóc, ít rủi ro. Vào mùa mưa, nguồn thức ăn từ thiên nhiên sẽ giảm nhiều, hàu thường gầy hơn. Thời tiết mưa nhiều sẽ gây ra những khó khăn lớn, ảnh hưởng đến sản lượng hàu trên diện tích lớn. Để khắc phục tình trạng đó, anh phải thay thế cho hàu bằng những nguồn thức ăn khác. 

Nghề nuôi hàu trên sông phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường nước. Từ kinh nghiệm nuôi hàu của mình, anh chia sẻ, đến khoảng tháng 2 - 4, hàu hay có dịch chết nhiều vì độ mặn của hồng tâm (độ mặn của nước biển) quá cao, con hàu không chịu được độ mặn. Để giảm độ mặn, mình sẽ dùng tàu di chuyển cả tấm bè ra khu vực khác.  Nếu mặt nước ô nhiễm, hàu sẽ chậm lớn và có thể chết đồng loạt. Đồng thời, đôi lúc anh cũng phải chú ý đến việc vệ sinh cho hàu, vì trong nước đôi lúc có các loài nhuyễn thể như sên biển thường xuyên chui vào vỏ hàu và ăn sạch chúng. Vào độ tháng 2 - 3, con hàu vào mùa sinh sản thường có trứng, điều này làm cho hàu yếu đi rất nhiều, nên anh cũng phải có những biện pháp khắc phục. 

Vừa hào hứng chia sẻ, nhưng anh cũng không quên nhắc chúng tôi: “các em chụp ảnh cẩn thận nhé”, rồi anh cười và nói tiếp: “anh đã rơi không biết mất bao nhiêu cái điện thoại rồi, nên giờ cũng chỉ dám dùng mấy chiếc điện thoại rẻ tiền thôi”. 

2be68b7dc_10.jpg

Cả đoàn được trực tiếp quan sát kỹ từng dây hàu một 

Nghe những câu chuyện của anh mà thời gian thấm thoát trôi qua thật nhanh khi chúng tôi đã ở trên chiếc bè này gần một tiếng đồng hồ. Anh đưa chúng tôi về đến bờ, tiễn chúng tôi ra tận xe. Nhìn anh, có mấy ai nghĩ rằng anh lại là một ngư dân. Phải chăng, chả phải tìm kiếm ở đâu xa, cũng không phải lặn lội lên tận thành phố, anh Quý vốn đã và đang làm giàu trên chính mảnh đất quê hương của mình. Anh chính là tấm gương, chính là bài học mà mỗi ngư dân nơi đây đều có thể học tập, là mô hình mới, đầy sáng tạo để họ có thể làm theo, để thực hiện ước mơ và xây dựng cho mình một tương lai mới. 

Huyền Chi -  Hoàng Long 

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN