Làng nghề Sơn Đồng: giữ gìn hồn cốt mỹ nghệ

(Sóng trẻ) - Làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng (Huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) là một trong số ít những làng nghề truyền thống may mắn giữ được hồn cốt qua bao biến động của lịch sử.

Tinh hoa mỹ nghệ ngàn năm

Theo người lớn tuổi trong làng, làng nghề Sơn Đồng hình thành và phát triển kể từ khi nền văn hoá Phật giáo được truyền bá vào Việt Nam, đến nay đã hơn 1000 năm. Thời kỳ phong kiến, làng nghề có hàng trăm người thợ được phong Tước bá hộ kỹ nghệ (nay gọi là nghệ nhân).

Từ những thân gỗ mít, qua bàn tay khéo léo, tài hoa của những nghệ nhân trở thành những pho tượng sống động có hồn. Những người thợ làng Sơn Đồng đã cho ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi độ tinh xảo cao như bức tượng Phật quan âm, tượng bà nghìn tay, nghìn mắt, tượng ông Thiện, ông Ác, tượng La Hán, kiệu bát cống... Đi đến đâu trong cả nước, đều có thể bắt gặp các pho tượng thờ do người thợ Sơn Đồng chế tác.

Làm 1 tác phẩm mỹ nghệ phải tốn rât nhiều thời gian, phải luân chuẩn qua 4 bước chính : Pha gỗ, phác thảo hình tượng, bào đục, sơn son thiếp vàng. Công đoạn nào cũng cần sự khéo léo, cần cù. 

278c8b694_n_tay_nghe_ky_thuat_cao_cua_nguoi_tho_son_dong.jpg
Nghệ nhân Nguyễn Đức Dần, chia sẻ: “Làm đồ gỗ khắc này vất vả lắm, không may sơ ý một chút là đứt tay ngay. Nhưng tình yêu với đồ mỹ nghệ ngấm vào máu từ bé rồi, chỉ mong sau này con cái thừa hưởng lại nghề “cha truyền con nối” này, cố gắng gìn giữ phát huy, chứ không thì mất hết nghề truyền thống của ông cha bao đời nay mất”.

278c8b694__dan_miet_mai_voi_cong_viec_cha_truyen_con_noi.png

Truyền thống “cha truyền con nối”

Có một quãng thời gian dài, làng nghề mỹ nghệ Sơn Đồng Bị chìm vào quên lãng. Đó là giai đoạn đen tối khi các đình, chùa, miếu mạo bị phá hủy bởi các cuộc chiến tranh. Về sau, một số nghệ nhân như Nguyễn Đức Dậu và Nguyễn Đức Tường… đã tiến hành khôi phục nhiều tác phẩm mỹ nghệ nổi tiếng. Những nghệ nhân của làng đầu những năm 80 của thế kỉ XX, đến nay chỉ còn cụ Nguyễn Trí Dậu còn sống và sinh hoạt tại xóm Trại Chiều, làng mỹ nghệ Sơn Đồng. 

Lo lắng nghề truyền thống dần mai một, cụ Dậu Pháp đã quyết định mở lớp học nghề chạm khắc gỗ và sơn mài, chủ yếu để truyền nghề cho con cháu. Dạy nhề chủ yếu qua truyền miệng, nhưng lớp của cụ thu hút nhiều thanh niên trong làng say mê tay bào, tay đục, tiếp tục tạo nên những tác phẩm nghệ thuật bằng gỗ. 

278c8b694_ng_la_bi_truyen_doc_dao_cua_lang_nghe_son_dong.jpg

Anh Nguyễn Thành Trung (1991), con trai nghệ nhân Nguyễn Đức Dậu, người tiếp nối truyền thống từ chính đôi tay của người cha, vẫn ngày ngày học tập và không ngừng sáng tạo. Anh tâm sự: “Lớp trẻ chúng tôi bắt đầu học nghề từ rất sớm. Công việc này phải thật sự yêu thích và có năng khiếu mới làm được, chứ không dễ dàng gì.” Những người trẻ như anh trong làng hầu như đều biết làm, song cũng có những người đi theo con người khác, rời làng đến một nơi mới."

Tiếp nối truyền thống cha ông, song các thợ trẻ cũng biết sáng tạo, đổi mới cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Những lớp thợ trẻ giờ đây không chỉ kế thừa những nét tài hoa về tay nghề, mà còn rất năng động trong cơ chế thị trường.

Anh Nguyễn Bá Vũ, 26 tuổi, thành viên trẻ của Hiệp hội làng nghề mỹ nghệ xã Sơn Đồng chia sẻ: “Chúng tôi làm vì tình yêu và vì sự tiếp nối truyền thống của cha ông đi trước. Niềm vui của chúng tôi là khi tạo được một sản phẩm cho khách mà khách hàng ưng ý.” 

278c8b694_ng_chuong_trinh_cafesang_ve_lang_nghe_son_dong.jpg

Việc giữ gìn “hồn cốt” làng nghề luôn được những người trẻ Sơn Đồng ý thức thực hiện.  Họ sẽ là những người kế tục cha ông “thổi hồn” vào những tác phẩm điêu khắc và chung tay viết nên những trang sử đẹp về “cái nôi” truyền thống của đồ gỗ mỹ nghệ. 

Hồ Thúy Vy
K33 – Đa phương tiện

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN