Loạn biển cấm giao thông trên phố cổ

(Sóng trẻ) - Không khó để thấy một biển cấm được đặt trên vỉa hè dọc các tuyến đường  trên phố cổ. Những biển cấm đỗ xe, cấm buôn bán được đặt dày chi chít, tuy nhiên nhiều người thường hắt hủi và đa số đều vô cảm trước những biển cấm như thế này.

Cấm càng nhiều, lấn chiếm càng nhiều

Đi dọc Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Đào, Phố Đồng Xuân….các biển cấm buôn bán, đậu xe ở lòng lề đường được đặt khắp nơi và đặt chỉ cách nhau khoảng 50m - 100 m  thậm chí đặt ở cả hai bên đường, chữ in đậm rất rõ ràng. 

Thế nhưng, lờ đi sự hiện diện ấy, những gánh hàng, những khách mua vẫn tấp nập mua bán trao đổi, coi như không thấy gì.  Những người bán hàng  vẫn thản nhiên mời chào khách với những mặt hàng khá phong phú, họ coi vỉa hè là những địa điểm buôn bán lí tưởng: đông người mua, lại “free” chỗ ngồi. 

Đối với những cửa hàng phải đóng thuế, họ vẫn muốn mở rộng diện tích buôn bán của mình bằng việc lấn chiếm vỉa hè, họ mở thêm các sạp hàng ngay trước cửa hiệu để bán được nhiều mặt hàng hơn và lôi kéo khách nhiều hơn. Họ coi phần vỉa hè ấy là địa điểm bán “độc quyền” của cửa hàng mình đang có, có những chủ cửa hàng còn xếp gọn biển cấm sang chỗ khác để buôn bán dễ hơn và để cho khách có lối đi vào.

f3fa4c7f7_wp_20141124_006.jpg
Những biển cấm liên quan đến an toàn giao thông và vệ sinh môi trường được dựng lên khắp mọi nơi

Vỉa hè không chỉ dành cho quán xá, cửa hiệu, những ghánh hàng rong mà còn dành cho những bãi để xe mini. Ngay cạnh một biển cấm đỗ xe, là la liệt nững chiếc xe máy dựng trên vỉa hè, nhiều đến nỗi người đi bộ phải cố chen mình lách qua, nếu không chỉ còn nước đi xuống lòng đường. Còn những thực khách mua hàng, ăn uống gần đó thì vô tình tiếp tay cho những người bán bằng hành động đậu xe ngay lòng đường hoặc dựng xe trước cửa hàng theo sự hướng dẫn của người trông xe.

  Bạn Keophoukham Saypaserd du học sinh gốc Lào đang là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Biển nhiều, xe không quá nhiều nhưng sao xe vẫn đậu không đúng quy định và lộn xộn quá, nhiều người đi bộ không có chỗ dành cho mình”.

Biển báo cấm không vứt rác xuống vỉa hè, lòng đường nhưng hầu hết lề đường sát vỉa hè đều ngập tràn rác thải . Rác vun thành đống chờ công nhân đi dọn vệ sinh quét, ruồi muỗi bâu xung quanh, mùi bốc lên rất khó chịu. Nhiều cửa hàng thực phẩm trong các khu ngõ nhỏ còn đổ nước thức ăn thừa, nước rửa bát tràn ra lề đường.

Rõ ràng nhiều vỉa hè phố cổ xây lên không dành cho người đi bộ, và những biển cấm đã không thực sự phát huy được chức năng của mình.

 Nhắc nhở, xử phạt  vẫn tái phạm như cơm bữa

Để  ổn định trật tự và hạn chế tình trạng này, những cán bộ quản lí mỗi sáng lại đặt những tấm biển đề dòng chữ tuyến phố văn minh đô thị, CẤM....đặt trên vỉa hè khắp các tuyến phố, nhất là những tuyến phố đông người qua lại như Hàng Đào, Hàng Mã. 

Đến cuối chiều thì thu lại những tấm biển này.Trong những giờ cao điểm, cán bộ quản lí còn  đi nhắc nhở, bắt giữ những trường hợp vi phạm. Thế nhưng khi họ chuyển sang địa điểm khác thì những người vi phạm lại tiếp tục tái phạm. Theo chị Gấm ( Hà Nam ) – một người bán hàng rong trên Hàng Đào chia sẻ: “Chị vừa bán vừa chạy, nhiều lúc cũng mệt nhưng biết làm sao”.

f3fa4c7f7_wp_20141124_004.jpg
Bất chấp những biển cấm, tình trạng dừng đỗ xe trái phép vẫn diễn ra hằng ngày

“Cứ 15 phút thì lại có quản lí đi dẹp, hàng nào dẹp nhiều lần mà vẫn bán thì bị phạt tầm 150 nghìn, coi như ngày đó bán chả có lãi, nhưng đấy là trường hợp khá hiếm vì quản lí người ta cũng ngại phạt, tịch thu hàng vì nhiều thủ tục lắm”- Ông Tâm - chủ cửa hàng quần áo July ở Hàng Ngang cho biết.

Là người sinh sống ở Hà Nội lâu năm và thường xuyên có mặt trên khu phố cổ, bác Sang – Đại diện ban quan lí chợ Long Biên, nói: “Họ bị phạt nhiều,  ban quản lí khu phố cũng chặt nhưng họ vẫn buôn bán vì miếng cơm manh áo cả, hễ quản lí đi khỏi lại bày ra bán như thường”.

Với tình trạng bắt thì trốn, phạt rồi vẫn bán, nhắc, nhắc tiếp, nhắc nữa, nhắc mãi nhưng “đâu lại vào đó”, thì dường như sự hiện diện của những tấm biển cấm mất đi ý nghĩa của nó. Đến bao giờ, phố cổ mới thực sự là khu phố văn minh  như trong tấm biển cấm đã đề: “Tuyến phố văn minh đô thị: Không để xe đạp, xe máy trên hè phố, dưới lòng đường. Không kinh doanh lấn chiếm vỉa hè, long đường, không vứt rác, phế thải ra vỉa hè, lòng đường” ?  


Bài và ảnh: MYNGAB2G 


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật3 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN