Lương y già hai mươi năm khám bệnh không lấy tiề

(Sóng trẻ) -  Hơn 20 năm khám bệnh miễn phí cho hàng nghìn người dân. Với những hoàn cảnh khó khăn ông còn cho thuốc, chữa bệnh. Người dân ở phố Thụy Khuê gọi ông với cái tên thân mật: “bác sĩ của lòng nhân ái”.

Ở cái tuổi “thất thập cổ lai hi” nhưng bác sĩ Nguyễn Văn Chương vẫn cần mẫn khám, chữa bệnh miễn phí cho người nghèo tại phòng khám nhỏ số 7, ngõ 424 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội.

Bác sĩ của người nghèo

Đã hơn hai mươi năm nay, bất kể ngày mưa ngày nắng, căn gác nhỏ tại nhà riêng của Tiến sĩ y học Nguyễn Văn Chương vẫn luôn sáng đèn rộng cửa để đón tiếp hàng nghìn bệnh nhân đến khám chữa bệnh. Vị bác sĩ già khuôn mặt vuông vức, mái tóc trắng lưa thưa, tay thoăn thoắt với những cây kim, dò từng huyệt đạo châm cứu cho bệnh nhân tại phòng khám chữa bệnh vật lý trị liệu, phục hồi chức năng Đông Hồ (Hà Nội).

9c77f3f95_i_2696.jpg
Bác sĩ Nguyễn Văn Chương là một người giàu lòng nhân ái, cả đời chữa bệnh cho công nhân, nông dân

Gắn bó với nhiều cảnh đời khó khăn, cơ cực nhưng bệnh tật không buông tha, chứng kiến cảnh họ lao động quá sức, tai nạn rủi ro, ông không đành lòng. “Tai nạn lao động không thể chữa ngày một ngày hai được. Người ta nghèo, người ta không có điều kiện để chụp, xét nghiệm các lớp, không có điều kiện khám Giáo sư, Tiến sĩ hay Bác sĩ chuyên khoa, thế nên bác về mở phòng khám. Hai mươi năm nay bác không lấy tiền khám bệnh cho bệnh nhân nghèo, chi phí chữa bệnh cho công nhân và nông dân bác chỉ lấy 60.000 đồng trong khoảng 1-2 giờ”, Bác sĩ Chương chia sẻ.

Với đồng lương ít ỏi, kinh tế lại không dư dả, bác sĩ Chương đã tận dụng chính ngôi nhà của mình để làm nơi khám chữa bệnh cho người nghèo.  Phòng khám tuy nhỏ, thiếu nhiều thiết bị hiện đại nhưng vẫn tấp nập người đến, trong đó có cả những người miền Trung, miền Nam.

Ông Nguyễn Hữu Liên (Yên Hòa, Cầu Giấy) – một bệnh nhân đang phục hồi chức năng chia sẻ: “Tôi gần tám mươi tuổi rồi nhưng chưa gặp một ai tốt như bác sĩ Chương. Tôi chữa ở đây là 5 ngày, cường độ của cụ để giúp tôi lớn lắm. Chưa bao giờ thấy một bác sĩ mà nhiệt tình và tận tâm như vậy. Vì mắc bệnh co thắt mạch vành cho nên bác sĩ Chương luôn miệng dặn dò tôi không được gắng sức hay hoạt động mạnh”.

Nài phòng khám ở Hà Nội, bác sĩ Chương đã cùng chung tay xây dựng “Phòng điều trị nghĩa tình” tại xã Thụy Hưng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Ông ủng hộ nhiều máy móc thiết bị phục vụ bệnh nhân cho các trạm y tế xã với mong muốn hệ thống trạm xá khu vực này sẽ có những bước cải tiến. Bên cạnh đó, ông thường xuyên đưa nhiều bác sĩ về đây tư vấn, khám chữa bệnh miễn phí cho bà con nghèo. Những năm qua, bác Chương nhận được nhiều bằng bằng khen của Trung ương Hội Đông y Thành phố Hà Nội và Liên hiệp các hội khoa học – kỹ thuật Hà Nội về những đóng góp của mình đối với cộng đồng.

Phòng khám “không” làm giàu

Ngay từ khi còn là sinh viên trường Đại Học Y Hà Nội, bác sĩ Nguyễn Văn Chương đã ấp ủ ước mơ mở một phòng khám bệnh cho những người dân nghèo trên khắp mọi miền đất nước. Sau khi nghỉ hưu, thay vì cộng tác với một số phòng khám tư nhân, ông đã quyết định mở phòng khám cho riêng mình để thỏa ước mơ chữa bệnh cho dân nghèo.

Tại phòng khám Đông Hồ, bác sĩ Chương đã kết hợp nhiều phương pháp điều trị cho các trường hợp bị đau, liệt bằng các máy vật lý trị liệu, rung lắc cơ, tác động cột sống chứ không tiêm thuốc chống đau vào khớp, không kéo dãn cột sống bằng máy gây đau đớn cho bệnh nhân.

Ông cho biết: “Chữa bệnh phải tìm nguồn gốc thì mới khỏi được bệnh, còn chữa triệu chứng thì  không hay.  Chữa triệu chứng là chữa của những người y tá, bác sĩ thông thường, còn những anh giỏi hơn thì phải chữa được căn nguyên để cho bệnh nhân khỏi hẳn hoặc bệnh không thể tiến triển lên. Bác rất ít dùng thuốc và không bao giờ dùng thuốc độc hại”.

9c77f3f95_i_2701.jpg
Khi được hỏi về tên phòng khám Chữa bệnh vật lý trị liệu phục hồi chức năng, bác sĩ Chương giải thích: “Đó là sử dụng phương pháp đông tây y kết hợp để khôi phục lại sức đã có nhưng vì tai nạn nên đã mất đi của người lao động”.

Hơn hai mươi năm khám bệnh miễn phí cho người nghèo, thế nhưng người thầy thuốc ấy vẫn luôn tận tụy, ân cần chữa bệnh cho dân nghèo, không một lời than vãn hay kể khổ. Đối với ông, còn sức khỏe, còn được làm việc đã là một may mắn. Chính vì thế, nhiều bệnh nhân có bảo hiểm y tế nhưng thường xuyên đến chỗ ông khám bệnh vì đơn giản ở đây người bệnh được coi như người nhà, mọi thắc mắc của người bệnh sẽ được tư vấn và giải đáp rất tận tình, thậm chí còn được chia sẻ những câu chuyện phòng bệnh, tự cấp cứu cho bản thân.

Không chỉ là thầy thuốc giỏi, hết lòng vì bệnh nhân nghèo mà bác sĩ Nguyễn Văn Chương còn là một công dân tốt, sống mẫu mực, miệng nói tay làm. Theo cảm nhận của bà Hiền (tổ phó ở khu dân cư) thì “Bác Chương sống rất vui vẻ và nhiệt tình. Người dân ở tổ dân phố ai cần cấp cứu gọi bác Chương, bác ấy không quản ngại gì cả. Tôi thấy, tại phòng khám của bác, bệnh nhân xa gần đến đông lắm, phải có tín nhiệm thì người ta mới đến”.

Đã ở tuổi “thất thập cổ lai hi” nhưng tiến sĩ Y học Nguyễn Văn Chương vẫn tràn đầy nhiệt huyết khi nói về ước mơ thời trẻ của mình đã thực hiện: “Đem lại sự sống cho những người dân nghèo, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đó là ước mơ từ thời còn trai trẻ khi tôi theo học trường Y. Giờ đây nhìn lại chặng đường tôi đã đi, đóng góp cho những người bệnh… tôi cảm thấy tâm hồn thật thư thái. Hạnh phúc của tôi đó chính là đem lại hạnh phúc cho những người”.

Bài và ảnh
Cường Ngô

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật4 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN