Nam sinh nhập ngũ: Quân đội là một trường học tổng hợp!

(Sóng Trẻ) - Thông tư Liên tịch (TTLT) 13/2013/TTLT-BQP-BGDĐT vừa được ban hành sẽ có hiệu lực vào 7/3/2013, theo đó nam SV độ tuổi 18-25 và HS đỗ đại học vẫn sẽ tham gia nhập ngũ trong 2 năm. Sóng Trẻ đã có cuộc trao đổi với thầy Lê Khánh Lộc - Phó chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự HVBCTT để nghe quan điểm của ông về vấn đề này.

509c3f3b8_4.jpg

PV: Thưa thầy, việc áp dụng TTLT với nam SV và HS đậu đại học đóng góp như thế nào  trong công cuộc xây dựng, bảo vệ tự chủ dân tộc trong bối cảnh hiện nay?

Có thể nói TTLT này là nội dung sửa đổi chủ yếu bổ sung về đối tượng được tạm miễn, tạm hoãn và đối tượng phải tham gia. Cụ thể là nam học sinh 18-25, HS phải tham gia nhập ngũ khi có giấy báo ĐH cùng thời điểm.

Trước đây khi có giấy báo đối với ĐH trước 10 ngày và Trung cấp trước 3 ngày thì được hoãn nhưng bây giờ cùng thời điểm đấy, nếu có giấy báo thì ưu tiên cho giấy nhập ngũ. Thực chất sửa đổi này, theo tôi nhằm đảm bảo tính công bằng, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS) của công dân để bảo vệ Tổ quốc.

Điều này có tác dụng tạo điều kiện về thực lực và nhân lực trong quá trình gọi công dân nhập ngũ. Thông qua đó, quân đội có thể tuyển thêm những nhân tài bổ sung thêm nhân lực cho quân đội. Trong bối cảnh ngày nay, chiến tranh không chỉ bằng "gậy tầm vông" như xưa mà còn bằng chất xám, bằng công nghệ hiện đại đòi hỏi có những người có trình độ, phần lớn những người này là những người đã trúng tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Theo tôi, cần có những ưu tiên hơn nữa với những đối tượng này trong phát triển quân đội chính quy hiện đại.

PV: "Quân đội là trường học danh tiếng nhất", qua 32 năm công tác trong ngành quân đội và tham gia giảng dạy bộ môn quân sự trong nhà trường, thầy đánh giá câu nói trên thế nào?

Nếu như nói quân đội là trường hoc danh tiếng nhất, tôi không phủ nhận nhưng nó chưa thực sự đúng nghĩa. Theo tôi nên gọi quân đội là một trường học tổng hợp, nơi rèn luyện cho con người có thể lực hơn, bản lĩnh hơn trong một môi trường đầy tính kỉ luật.

Người lính trong quân đội nài được rèn luyện về tính tổ chức, kỉ luật còn được học thêm về kĩ thuật khoa học và kiến thức xã hội. Không chỉ đơn thuần là cầm súng, nài học tập, rèn luyện người lính còn phải có chính trị vững vàng. Khi về các địa phương, tôi nhận thấy họ có những khác biệt như thế.

PV: Thưa thầy, với những bạn SV đang học, học xong có phải nhập ngũ không?

Đối tượng này còn phụ thuộc vào độ tuổi của sinh viên sau khi học xong. Theo tôi nếu nam sinh viên học xong ĐH, CĐ. trung cấp vẫn nằm trong độ tuổi 18 - 25 tuổi thì bắt buộc phải gia nhập NVQS theo thời gian 2 năm đúng như luật định.

PV: Vậy song song với việc siết chặt quy định về NVQS, việc học quân sự trong trường ĐH, CĐ cần có những đổi mới gì, thưa thầy?

Có thể nói bên cạnh với việc thắt chặt NVQS, việc thực hiện NVQS trong nhà trường cần có những đổi mới về nội dung và hình thức. Các giảng viên phải có những kiến thức nhât định, nội dung, phương pháp học phải đa dạng. Phương thức học không nên dàn trải, cứng nhắc.

Theo tôi nên tăng cường tham quan ở các bảo tàng, thực tế ở các đơn vị, mời các cựu chiến binh đến nói chuyện... để sinh viên gắn liền được lí thuyết với thực tế hơn. Hiện nay, việc giảng dạy bộ môn GDQP đã có nhiều chuyển biến tốt nhưng bên cạnh đó còn nhiều trường học đào tạo một cách dập khuôn và máy móc, tôi nghĩ đây là những hạn chế chúng ta nên chú ý.

PV: Có ý kiến cho rằng nên ưu tiên hơn cho những SV, HS hoàn thành nhập ngũ trước?

Những sinh viên khi đã vào ĐH, CĐ thuộc đối tượng nhập ngũ, HS nhận giấy báo nhập ngũ trước giấy báo đậu ĐH phải tham gia, theo tôi vẫn phải hoàn thành 24 tháng nhập ngũ theo luật định. Trong thời gian tại ngũ, Nhà nước ta vẫn thực hiện ưu tiên cho các quân nhân có nguyện vọng tiếp tục học tập, rèn luyện được phát triển trong quân đội.

Hiện nay, việc đào tạo các sĩ quan quân đội chủ yếu lấy từ các lực lượng này, đặc biệt những SV đậu ĐH, CĐ đang học thì có thể nói rất thuận lợi cho việc xây dựng quân đội. Nhà nước luôn mở rộng cửa với họ, nếu tham gia NVQS tốt đây vừa là nơi thi tuyển và xét tuyển để họ có cơ hội phát triển mình, sẽ có những vị trí tốt dành cho họ.

Việc ưu tiên cho những HS, SV đã hoàn thành NVQS trước ở trong Nhà trường là hoàn toàn phù hợp. Họ đã có thời gian học tập, rèn luyện nhiều hơn những sinh viên khác. Và hiện nay, trong các văn bản quy định về việc giáo dục QPAN và công tác QP trong ngành GD cũng được Bộ Giáo dục quy định: Những HS, SV đã được tham gia nhập ngũ quân sự sẽ được miễn 1 học phần về kĩ năng QS thực hành trong tổng 4 học phần ở ĐH, 3 học phần ở CĐ và trung cấp.

PV: Thầy có thể chia sẻ một ít kỉ niệm, cảm xúc của thầy ngày mới nhập ngũ? Nếu muốn gửi gắm một câu với các bạn sắp đi nhập ngũ, thầy muốn nói gì?

Ngày mới nhập ngũ, tôi có 2 giấy báo một giấy đi học trường nghề ở Tiệp Khắc, một giấy trúng tuyển NVQS. Tại thời điểm đó, trúng tuyển NVQS là sự ưu tiên số 1, do đó khi nhận giấy báo đi học một ngành kĩ thuật nước nài và một giấy nhập ngũ QS mà đến giờ các bạn của tôi nhắc lại: "Cũng vừa vui, vừa mừng nhưng cũng vừa có những trăn trở lỡ nhịp" đặc biệt với gia đình tôi, tôi tham gia ngay vào quân ngũ.

Thời ấy gia nhập nghĩa vụ không ngắn như bây giờ, đối với lính kĩ thuật là 5 năm, bộ binh là 3 năm, trong bối cảnh chiến tranh, cả nước đang phải gồng mình với chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc. Nhưng chúng tôi đã xác định nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc phải là nghĩa vụ hàng đầu, chúng tôi lên đường để bảo vệ Tổ quốc! 

Tôi muốn mượn câu nói nổi tiếng của anh hùng lực lượng vũ trang Lê Mã Lương: "Cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến!". Với tuổi trẻ hôm nay, trước khi  nhập ngũ tôi xin chúc cho các bạn: Hãy sống và cống hiến thật nhiều, dành tuổi thanh xuân của mình cho đât nước, đó chính là niềm vinh hạnh của tuổi trẻ!

Chân thành cảm ơn thầy!

Sĩ Quan cao cấp: Lê Khánh Lộc (SN: 1963, quê Hà Tĩnh) hiện đang là Phó chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự Học viện Báo chí và Tuyên truyền. 18 tuổi ông đã tham gia chiến tranh biên giới Tây Nam và chiến tranh biên giới phía Bắc, sau đó tham gia học tập và chiến đấu trên quần đảo Trường Sa trong 5 năm với cương vị là cán bộ chỉ huy đảo, tham gia 2 tăng là chỉ huy đảo Sinh Tồn và đảo Song Tử. Sau đó, ông chuyển công tác về Học viện Chính trị Quân sự, biệt phái về Bộ giáo dục.


Nguyễn Dung, Ngọc Bích

PV Sóng Trẻ

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sôi nổi các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tạo không khí thi đua phấn khởi cho học sinh, sinh viên và đội ngũ nhà giáo.

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - 94 năm qua, Mặt trận Thống nhất Việt Nam đã trở thành biểu tượng của sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

[Infographic] Lịch sử ngày Ngày truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam

Tin nổi bật6 ngày trước

(Sóng trẻ) - Ra đời vào năm 1950, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (Vietnam Union of Friendship Organizations - VUFO) đã góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN