Nghệ nhân duy nhất còn giữ nghề làm con rối nước tại làng múa rối Đào Thục

(Sóng trẻ) - Giữa cuộc sống hiện đại bộn bề, người ta thường lãng quên đi những giá trị truyền thống tốt đẹp. Nhưng có những con người thầm lặng vẫn hàng ngày gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống ấy…

Múa rối nước là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo, thân thuộc đối với mỗi người dân vùng châu thổ sông Hồng. Đâu đó ở những hội làng, những dịp lễ tết, người ta vẫn thấy những con rối được điều khiển nhịp nhàng trên mặt nước.

 4007e137a_m1.jpg

 Nghề múa rối nước tại làng Đào Thục.

 Làng Đào Thục huyện Đông Anh chính là cái nôi của nghệ thuật múa rối nước đất Kinh Kỳ. Ở đây vẫn còn nguyên vẹn những hình ảnh cổ kình của làng quê xưa và nghệ thuật múa rối nước vẫn được truyền từ đời này qua đời khác.

Đến với Đào Thục, không ai là không biết tới ông Nguyễn Văn Phi, người duy nhất còn giữ nghề làm con rối nước “Thứ nhất là mình cảm thấy mình yêu nghề, hai nữa là mình cũng là cái người sinh ra ở đất này. Mặc dù làm cái nghề này thì chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng mình thích và mình cảm thấy vui. Nhiều khi buồn mình lấy con rối này ra làm bầu bạn, chẳng nghĩ gì thời gian.” - Ông Phi chia sẻ.

 4007e137a_m2.jpg

Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi.


Để làm được một con rối nước quả là kì công, gỗ làm rối phải là gỗ sung, gỗ sữa, đẽo gọt tỉ mỉ để mỗi con rối làm ra là một nhân vật đặc trưng. Con rối khi hình thành phải được phơi khô và sơn màu cẩn thận. Cuối cùng là công đoạn lắp đặt máy móc và dây kéo để nghệ nhân có thể điều khiển dễ dàng trên mặt nước.

Là người duy nhất còn giữ nghề tại Đào Thục, ông Phi luôn trăn trở việc truyền nghề cho thế hệ sau này để bản sắc quê hương còn lưu giữ muôn đời. “ Chú luôn mong muốn nhà mình có đào tạo trẻ, tự nguyện đến học. Học làm rối phải cần đam mê chứ không bắt buộc được, bởi mỗi chú rối làm ra bằng tình yêu và tâm huyết.”

 4007e137a_m3.jpg

Thần thái của từng con rối được tạo ra.

Qua bàn tay khéo léo của người nghệ nhân những con rối mộc mạc nhưng mang hồn cốt dân tộc vẫn ngày ngày ra đời làm đẹp thêm cho văn hóa truyền thống. Và những con rối ấy cùng với người dân Đào Thục vẫn đi đây đó, mang nét đẹp cổ truyền đi đến từng ngôi làng, từng cụ già, em nhỏ. 

4007e137a_m4.jpg

Ông Phi chia sẻ thêm. “Mong sao được nhà nước và nhân dân quan tâm đến nghệ thuật múa rối nước, đến cổ vũ cho thôn cho xóm để nghệ thuật dân gian này ngày càng phát triển chứ không bị mai một đi”. 

4007e137a_m5.jpg

Những gì mà ông Phi cùng với nghệ thuật múa rối nước đem lại là một nét văn hóa độc đáo, cần được lưu lại cho thế hệ sau.

Mỹ Linh


Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật4 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật7 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN