Quảng Ninh: Độc đáo nghi lễ truy ơn Tiên Công
(Sóng trẻ) - Sáng ngày 22/2 (mồng 7 Tết), tại di tích miếu Tiên Công, xã Cẩm La, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh diễn ra Lễ hội Tiên Công với các nghi lễ uống nước nhớ nguồn, tri ân Tiên Công đã được vinh danh là Di sản văn hóa Phi vật thể quốc gia.
Toàn cảnh dòng người tham gia đoàn rước cụ Thượng về miếu Tiên Công
Lễ hội Tiên Công là một lễ hội lớn của cả người dân vùng đất Hà Nam. Khoảng 600 năm trước, các vị Tiên Công đã từ kinh thành Thăng Long về vùng cửa sông Bạch Đằng khai hoang, mở đất, canh tác và lập nên vùng đất Hà Nam ngày nay.Lễ hội được duy trì và tổ chức cách đây khoảng 300 năm sau khi con cháu các đời sau này muốn giữ gìn truyền thống “uống nước nhớ nguồn” đã lập từ đường thờ thủy tổ Tiên Công và lập miếu thờ.
Lễ hội Tiên Công
Lễ hội được tổ chức với chuỗi hoạt động được diễn ra trong 4 ngày từ 19 đến 22/2 (tức ngày mùng 4 đến ngày mùng 7 tháng riêng âm lich). Mở đầu là chương trình khai hội 2018 và Đón bằng di sản văn hóa Phi vật thể Quốc gia (20/2) với sự tham gia của các lãnh đạo, ban ngành đoàn thể của Tỉnh và nhân dân địa phương. Có rất nhiều hoạt động văn hóa làm phong phú, sống động lễ hội được diễn ra như các hoạt động thể thao: Giải bóng chuyền các xã nông nghiệp, giải vật truyền thống thị xã...; Nài ra có các trò chơi dân gian: Lễ động thổ, Đánh vật, Cờ người, Tổ tôm, Hát giao duyên, Xin chữ thư pháp,...
Trò đánh tổ tôm trong phần hội
Đặc sắc nhất trong mùa lễ hội đó chính là các đoàn rước cụ Thượng bằng kiệu, võng từ các đình lên miếu Tiên Công mang đậm nét văn hóa thờ thủy tổ. Năm 2018 với số lượng thống kê khoảng 200 cụ Thượng với tuổi thượng thọ đạt 80, 90 và 100 tuổi đến từ các xã Phong Cốc, Cẩm La,...
Đoàn rước cụ Bùi Viết Hạt thượng thọ 80 tuổi
Các cụ đang làm nghi lễ “lễ sống" cụ Thượng
Lễ hội Tiên Công được tổ chức có vai trò giáo dục mọi người truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “chim có tổ, người có tông”, hướng về cội nguồn, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ... Đối với thế hệ trẻ, cần giúp họ có ý thức bảo vệ, giữ gìn, phát huy những nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.
Bên cạnh không gian lễ hội đặc sắc, gần đây có rất nhiều những hạn chế và bất cập cần được khắc phục kịp thời. Đầu tiên đó chính là việc tổ chức các lễ thượng thọ của các gia đình ngày càng có quy mô lớn, đầu tư công phu, lượng du khách, dân cư đến trảy hội ngày càng nhiều. Điều đó kéo theo việc đường xá dễ bị tắc nghẽn, giao thông đi lại khó khăn, những bãi gửi xe tự phát xuất hiện ngày một nhiều, công tác an ninh khó khăn hơn. Bên cạnh đó, diện tích miếu Tiên Công và sân chơi bị thu hẹp do các hàng quán mọc lên như nấm gây ách tắc cho các đoàn rước kiệu và gây mất mỹ quan khu di tích.
Chính vì vậy, công tác tổ chức bà quản lý lễ hội cần hướng tới giúp nhân dân tổ chức tốt hơn. Đây là trách nhiệm không chỉ củ những người làm công tác quản lý di sản và chính quyền các cấp mà còn là trách nhiệm của toàn thể cộng đồng dân cư trong vùng, để di sản văn hóa vùng đất Tiên Công sẽ còn mãi với thời gian.
Huyền Chi
Cùng chuyên mục
Bình luận