Nghệ sĩ Bá Phổ và tâm huyết bảo tồn kho báu nhạc cụ truyền thống

(Sóng Trẻ)- “Nhạc đường Bá Phổ” là ngôi nhà âm nhạc của nghệ sĩ Bá Phổ - một người dành cả đời tâm huyết với nhạc cụ truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Nhạc đường bá phổ đang trở thành điểm đến thu hút nhiều khách tham quan khi lần đầu tiên xuất hiện tại Thanh Thủy  (Phú Thọ). Đến đây mọi người sẽ được gặp gỡ, trò chuyện và đặc biệt được nghe tiếng đàn do chính nghệ sĩ Bá Phổ trình bày. Hơn 70 tuổi nhưng ánh mắt vẫn tinh anh, giọng nói sang sảng và nếu không biết trước thì rất khó để đoán tuổi. Cả đời ông ấy đều dành hết cho tâm huyết bảo tồn kho nhạc cụ truyền thống, luôn say mê tìm tòi, khai thác và không ngừng sáng tạo, cải tiến. Sau đây là những chia sẻ của nhạc sĩ Bá Phổ về tình yêu nghề và cách giữ lửa cho tâm huyết của mình.

67e75df99_anh_1.jpg
Nghệ sĩ Bá Phổ đang say sưa bên các nhạc cụ truyền thống do ông sưu tầm và cải tiến. 

Pv: Chào ông, ông có thế chia sẻ một chút về tình yêu nhạc cụ truyền thống của ông có từ đâu và từ bao giờ không ạ ?

Ns. Bá Phổ: Tối có niềm đam mê với các loại nhạc cụ từ khi còn bé tí, từ thời kháng chiến chống pháp đến nay. Hồi đó tôi vô tình nghe được tiếng đàn của một anh thương binh mà tôi đã bị hớp hồn, tôi luôn ao ước có một cây đàn để học đánh. Trải qua bao nhiêu cố gắng và với niềm đam mê thực sự thì tôi cũng đã hoàn thành được mơ ước của mình. Hiện nay có rất nhiều du khách biết đến các loại nhạc cụ này. 

Pv: Thưa ông, ông có thể cho biết về mức độ quan tâm của giới trẻ hiện nay đối với các loại nhạc cụ truyền thống này không?

Ns.Bá Phổ: Do xã hội ngày càng phát triển nên thanh thiếu niên hiện nay không còn  để ý đến các nhạc cụ truyền thống nữa và tôi đang lo nó sẽ bị mai một đi và với tình trạng này có thể sẽ mất đi một tài sản rất quý của 54 dân tộc trong suốt 4000 năm là rất phí. Bởi vậy, nên tôi quyết định thực hiện việc sưu tầm và cải tiến để mọi người đặc biệt là giới trẻ thấy thích thú với cái mới trong cái cũ và đến giờ tôi đã có được một “giang sơn nhạc” như thế này. 

Pv: Việc bảo tồn các nhạc cụ truyền thống gồm những công đoạn cơ bản nào?

Ns.Bá Phổ: Chúng ta cần thực hiện qua các công đoạn cơ bản, trước hết phải sưu tầm đến khai thác; phục và tái chế; nghiên cứu khoa học và cuối cùng là cải tiến nhạc cụ, kĩ thuật diễn tấu.

67e75df99_anh_2.jpg
Hình ảnh những nhạc cụ truyền thống được trưng bày giống như một bảo tàng về các loại nhạc cụ

Pv: Ông thực hiện cải tiến nó để phù hợp hơn với thời đại hiện nay như thế nào?

Ns.Bá Phổ: Để phù hợp với xã hội hiện nay thì tôi đã biên soạn, tìm cách phát triển nó bằng cách sử dụng tính chất vật lý, hóa học khai thác từ những cái đơn giản rồi từ từ phát triển nó, tạo ra nhiều hơn nữa các loại nhạc cụ phù hợp với nhiều đối tượng từ già đến trẻ. Để dù sau này tôi không còn nữa, nhưng thế hệ sau vẫn tiếp nối được để phát huy, bảo tồn và phát triển nó theo thời đại.

Pv: Việc cải tiến các loại nhạc cụ truyền thống cho phù hợp với thời đại liệu có làm mất đi nét truyền thống của nó không? Thưa ông !

Ns.Bá Phổ: Nhạc cụ là một phần của văn hóa, văn hóa là những cái tốt đẹp cần được gìn giữ của đất nước. Đời sống của con người ngày càng phức tạp hơn chứ không như 1000 năm trước và đặc biệt là sự phát triển của quốc tế nữa nên phải phát triển sao cho hấp dẫn. Bơi vậy nhất định phải cải tiến nhạc cụ, cải tiến kĩ thuật diễn tấu làm sao vẫn giữ được bản sắc dân tộc, vẫn giữ được cái gốc vốn có của nó nhưng lại mang được hơi thở của thời đại, để tất cả mọi người ở bất cứ thời đại nào cũng đều thích ứng được. Cải tiến nhưng không làm mất bản chất vốn có của nó mà tìm cách phát huy hơn nữa những nét đẹp vốn có của nó. 

Pv: Ông thực hiện cải tiến những gì để nhạc cụ truyền thống trở nên mới mẻ nhưng không hề lạ lẫm ạ?

Ns.Bá Phổ: Cần phải cải tiến đa dạng về các mặt, từ cải tiến về nhạc cụ đến cải tiến về kỉ thuật diễn tấu với phương châm bảo tồn và phát huy giá trị của tổ tiên để lại, tôi phải sưu tầm, khai thác rồi mới sáng chế. Để những nhạc cụ truyền thống vốn được làm từ gỗ, từ đá trở nên “biết hát” như thế thì cùng với kiến thức về âm nhạc cần phải áp dụng kiến thức về vật lý hóa học để tạo ra được những âm thanh. Việc vận dụng các kiến thức đó để tôi biết và xem xét tại sao người ta lại làm như thế này? Như cái trống đồng kia làm thế nào để nó kêu vang, kêu rõ tất cả đều phải áp dụng công thức vật lý, hóa học.

Pv: Có ý kiến cho rằng, việc ông mong muốn biến nó thành di sản quốc gia là vì bản thân ông? Ông nghĩ thế nào ạ?

Ns.Bá Phổ: Điều này hoàn toàn không đúng. Nhân dân ta từ hàng ngàn đời đã sáng tạo ra nó thì đời sau phải sử dụng và bảo vệ nó. Bản thân tôi chỉ là vì tôi muốn níu giữ các giá trị tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, vì nó là một tài sản quốc gia đáng được gìn giữ và phát huy chứ nó cũng không phải là của riêng tôi bởi vậy tôi cần có sự chung tay của quốc gia để các giá trị truyền thống được đưa vào bảo tồn. Nếu trở thành di sản quốc gia thì xem như đất nước ta có thêm một nét đẹp trong văn hóa.

Pv: Theo ông có nên quảng bá kho nhạc truyền thống này rộng rãi để mọi người được biết đến không? 

Ns.Bá Phổ: Theo tôi thì nên quảng bá rộng rãi, càng rộng càng nhiều người biết đến càng tốt, người Việt Nam phải biết đến các nét văn hóa của mình. Nên quảng bá nhạc Đường tại một khu du lịch mới, đặc biệt Phú Thọ là nơi có đền hùng- nơi lưu giữ cội nguồn của dân tộc nên tôi lựa chọn nơi đây. Nó vừa là bảo tồn, phát triển lại vừa mang ý nghĩa xã hội lịch sử hình thành nên một nền văn hóa đa dạng và đặc sắc từ trong đời sống của con người khắp miền tổ quốc.

Pv: Đến thời điểm này thì ông đang lưu giữ bao nhiêu loại nhạc cụ và hiện vật rồi ạ?

Ns.Bá Phổ: Tính đến bây giờ tôi đang lưu giữ hơn 200 loại nhạc cụ dân tộc nhưng nó lại tạo ra hàng nghìn hiện vật trong quá trình phát triển nâng cao và cải tiến những loại nhạc cụ ấy.

Với số lượng nhạc cụ "khổng lồ" như vậy nhưng Nhạc đường Bá Phổ không đơn thuần là nơi trưng bày, lưu giữ để khách tới xem; mà tại đây, ông còn mở các buổi biểu diễn, giới thiệu, giảng dạy cho những ai có nhu cầu thưởng thức và tìm hiểu nhạc cụ dân tộc.

Trần Thị Hoa
Đa phương tiện K34A2

Cùng chuyên mục

Đừng bỏ lỡ
Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Bế mạc Hội báo toàn quốc năm 2024: Học viện Báo chí và Tuyên truyền đạt giải B Gian hàng trưng bày xuất sắc

Tin nổi bật1 tháng trước

(Sóng trẻ) - Sáng 17/3/2024, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Báo toàn quốc 2024 với chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, Đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân” đã bế mạc trọng thể.

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Thời tiết Noel 2023: Miền Bắc chìm trong rét đậm, Trung và Nam Bộ khả năng có mưa lớn

Tin nổi bật3 tháng trước

(Sóng trẻ) - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia dự báo thời tiết trong 10 ngày tới, từ đêm nay 17/12 đến ngày 27/12, cho các khu vực trên cả nước.

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Chấp nhận ngủ lề đường "chờ mua iPhone 15"

Tin nổi bật6 tháng trước

(Sóng trẻ) - Như thường lệ, thời điểm tháng 9 sẽ là lúc Apple - một tập đoàn công nghệ về ngành công nghệ thông tin lớn bậc nhất thế giới cho “trình làng” các sản phẩm mới nhất. Vào ngày 13/9, Apple đã cho ra mắt iPhone 15.

XEM THÊM TIN

SỰ KIỆN NỔI BẬT

TIN ẢNH

XEM NHIỀU NHẤT

TIN NỔI BẬT

DIỄN ĐÀN